Hướng đến một tiểu vùng Mê Công an toàn và bền vững

Ngày 16/8, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mê Công - Lan Thương (MLC) lần thứ 9 đã diễn ra tại Chiềng Mai, Thái Lan với sự tham dự của các nước thành viên gồm Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam. Thừa uỷ quyền của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị.
Tạo động lực thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược ASEAN - Trung Quốc Phát huy tiềm năng của cộng đồng Mê Công - sông Hằng Hợp tác Mê Công - Nhật Bản: Chung sức chống dịch và phục hồi nền kinh tế

Tại Hội nghị, các nước đánh giá hợp tác Mê Công - Lan Thương thời gian qua đã đạt nhiều kết quả quan trọng, góp phần xây dựng khu vực Mê Công hoà bình, ổn định và phát triển bền vững. Các nước hoan nghênh Thái Lan và Trung Quốc, với vai trò đồng Chủ tịch cơ chế hợp tác Mê Công - Lan Thương, đã thúc đẩy tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao lần thứ 9 nhằm đánh giá việc triển khai những định hướng được các nhà lãnh đạo 6 nước thông qua tại Hội nghị Cấp cao Mê Công - Lan Thương tháng 12/2023, đồng thời thúc đẩy triển khai Kế hoạch hành động Mê Công - Lan Thương giai đoạn 2023 - 2027.

Hướng đến một tiểu vùng Mê Công an toàn và bền vững
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mê Công - Lan Thương (MLC) lần thứ 9 đã diễn ra tại Chiềng Mai, Thái Lan với sự tham dự của các nước thành viên gồm Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam.

Các nước hoan nghênh kết quả ấn tượng của hợp tác Mê Công - Lan Thương với gần 100 dự án do Quỹ Đặc biệt Mê Công - Lan Thương tài trợ, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, địa phương và doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực như thương mại, nông nghiệp, du lịch, quản lý nguồn nước, môi trường, phát triển xanh, y tế, xoá đói giảm nghèo, trao quyền cho phụ nữ.

Với chủ đề “Hướng tới tương lai an toàn và bền vững hơn cho khu vực Mê Công - Lan Thương”, các nước thành viên đề xuất nhiều ý tưởng mới nhằm nắm bắt các cơ hội mở ra từ những xu hướng phát triển mới về chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, các tiến bộ khoa học - công nghệ, ứng dụng trí tuệ nhân tạo phục vụ phát triển.

Các nước nhất trí đẩy mạnh kết nối thông qua phát triển hệ thống giao thông đường sắt, đường bộ, hàng không, bảo đảm chuỗi cung ứng ổn định, thúc đẩy nông nghiệp thông minh và bền vững, tăng cường khả năng ứng phó biến đổi khí hậu, giảm thiểu thiên tai, giảm ô nhiễm không khí và phòng chống tội phạm xuyên biên giới.

Đặc biệt, quản lý bền vững nguồn nước tiếp tục là nội dung được ưu tiên hàng đầu tại hội nghị; các nước khẳng định nỗ lực triển khai hiệu quả Kế hoạch hành động hợp tác tài nguyên nước Mê Công - Lan Thương giai đoạn 2023 - 2027 và ủng hộ Việt Nam tổ chức Hội nghị Bộ trưởng hợp tác nguồn nước Mê Công - Lan Thương lần thứ 2 trong năm 2025.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng khẳng định sự coi trọng và đóng góp hiệu quả của Việt Nam đối với hợp tác Mê Công - Lan Thương. Thứ trưởng cũng nhấn mạnh năm kết quả và đóng góp nổi bật của hợp tác Mê Công - Lan Thương trong thời gian qua, đó là cơ chế phối hợp chặt chẽ hơn, hợp tác hiệu quả và thực chất hơn, lĩnh vực hợp tác mở rộng hơn, sự tham gia sâu rộng hơn của các thành phần xã hội, và mang lại lợi ích thiết thực hơn cho người dân.

Để hiện thực hoá tầm nhìn phát triển đã được các nhà Lãnh đạo Mê Công - Lan Thương thông qua, Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng đã đưa ra một số đề xuất quan trọng:

Thứ nhất, một khu vực Mê Công - Lan Thương hiện đại và phát triển phải dựa trên cơ sở bảo đảm thương mại, đầu tư và kết nối thông suốt giữa các nước thành viên. Việt Nam đề xuất Mê Công - Lan Thương hợp tác mở rộng thị trường, củng cố chuỗi cung ứng bền vững, kết nối hạ tầng giao thông. Mê Công - Lan Thương cần ưu tiên nâng cao năng lực khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo thông qua triển khai hiệu quả Hành lang đổi mới sáng tạo Mê Công - Lan Thương.

Thứ hai, để xây dựng một , các nước Mê Công - Lan Thương cần phối hợp chặt chẽ trong quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên và ứng phó biến đổi khí hậu. Việt Nam ủng hộ Sáng kiến về đẩy mạnh hơn nữa hợp tác Mê Công - Lan Thương về nguồn nước và đề xuất các nước tăng cường hợp tác trong quản lý lũ lụt và hạn hán, chia sẻ dữ liệu thuỷ văn, tiến hành các nghiên cứu chung, đồng thời xem xét tổ chức Ngày nước Mê Công - Lan Thương nhằm nâng cao nhận thức về quản lý, sử dụng và bảo vệ bền vững nguồn nước sông Mê Công - Lan Thương.

Thứ ba, hợp tác Mê Công - Lan Thương cần tiếp tục đóng góp thúc đẩy quan hệ láng giềng hữu nghị, sự gắn bó sâu sắc giữa nhân dân sáu nước, đồng thời tiếp tục thúc đẩy cách tiếp cận lấy người dân làm trung tâm. Đây cần là nền tảng cho sự phát triển của Mê Công - Lan Thương giai đoạn tiếp theo. Theo đó, hướng tới kỷ niệm 10 năm thành lập cơ chế hợp tác Mê Công - Lan Thương vào năm 2025, Việt Nam đề xuất tăng cường và đa dạng hoá hơn nữa các hoạt động giao lưu nhân dân, giao lưu thanh niên, kết nối địa phương, doanh nghiệp, tìm kiếm những ý tưởng hợp tác mới từ thế hệ trẻ của sáu nước.

Các đề xuất và đóng góp của Việt Nam đã được các nước ghi nhận, đánh giá cao và đưa vào các văn kiện về định hướng hợp tác Mê Công - Lan Thương trong thời gian tới.

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mê Công - Lan Thương lần thứ 9 đã thành công tốt đẹp. Hội nghị đã ra Thông cáo báo chí chung và thông qua ba sáng kiến mới về tăng cường hợp tác quản lý tài nguyên nước, xây dựng môi trường không khí sạch và phòng chống tội phạm xuyên biên giới. Các nước nhất trí Hội nghị Bộ trưởng Mê Công - Lan Thương lần thứ 10 sẽ được tổ chức tại Trung Quốc trong năm 2025 nhằm tiếp tục đẩy mạnh hợp tác Mê Công - Lan Thương, đóng góp cho hoà bình, ổn định và sự phát triển thịnh vượng và bền vững của khu vực.

Mạnh Quân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Doanh nghiệp cần trợ lực, tiếp sức

Doanh nghiệp cần trợ lực, tiếp sức

(LĐTĐ) Thời điểm này, dưới sự tác động mạnh mẽ của khoa học công nghệ hiện đại, nhiều ngành công nghiệp mới ra đời; các nền kinh tế lớn liên tục điều chỉnh chính sách khiến các dòng vốn đầu tư dịch chuyển, cấu trúc đầu tư thương mại thay đổi. Thực tế này vừa đặt ra các nguy cơ, thách thức vừa mang đến thời cơ, vận hội mới cho các quốc gia, nền kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp, trong đó có Việt Nam.
Công đoàn huyện Đông Anh chung sức nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân

Công đoàn huyện Đông Anh chung sức nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đông Anh đã và đang triển khai hiệu quả các công trình, phần việc chào mừng chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp; chào mừng, kỷ niệm các ngày lễ lớn trên địa bàn huyện Đông Anh năm 2024 - 2025. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng đời sống nhân dân trên địa bàn huyện.
Ra mắt Quỹ Từ thiện kết nối những tấm lòng Gia Lâm

Ra mắt Quỹ Từ thiện kết nối những tấm lòng Gia Lâm

(LĐTĐ) Quỹ Từ thiện kết nối những tấm lòng Gia Lâm được thành lập để góp phần chuyên chở thông điệp yêu thương và kết nối trái tim, kêu gọi cộng đồng chung tay chia sẻ yêu thương với những mảnh đời khó khăn, bất hạnh.
Nam sinh Quốc Học Huế trở thành quán quân Đường lên đỉnh Olympia 2024

Nam sinh Quốc Học Huế trở thành quán quân Đường lên đỉnh Olympia 2024

(LĐTĐ) Sau 4 phần thi đầy gay cấn, vòng nguyệt quế cùng ngôi vô địch Đường lên đỉnh Olympia 2024 đã thuộc về Võ Quang Phú Đức (học sinh Trường THPT Chuyên Quốc Học Huế, Thừa Thiên - Huế).
Những điều cần biết khi giá điện tăng 4,8%

Những điều cần biết khi giá điện tăng 4,8%

(LĐTĐ) Kể từ 11/10/2024, giá điện bán lẻ chính thức được điều chỉnh tăng thêm 4,8% so với giá bán hiện hành, tương đương tăng bình quân từ 2.006,79 đồng/kWh lên 2.103,11 đồng/kWh.
Truyền thông pháp luật cho hơn 300 công nhân lao động huyện Yên Thành

Truyền thông pháp luật cho hơn 300 công nhân lao động huyện Yên Thành

(LĐTĐ) Sáng 13/10, Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Nghệ An phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Yên Thành tổ chức Chương trình truyền thông pháp luật và giao lưu văn hóa, văn nghệ trong công nhân lao động.
Những câu nói của bà Mai Kiều Liên làm nên "chất" Vinamilk

Những câu nói của bà Mai Kiều Liên làm nên "chất" Vinamilk

(LĐTĐ) Có thể nói, bà Mai Kiều Liên là một phần không thể tách rời của thương hiệu tỷ đô “Vinamilk”, khi mà nhiều triết lý của “nữ tướng” này đã trở thành “chất” của Vinamilk.

Tin khác

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội kiến Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội kiến Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường

Tối 12/10, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã hội kiến với Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường, nhân dịp Thủ tướng Lý Cường sang thăm chính thức Việt Nam.
Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường bắt đầu thăm chính thức Việt Nam

Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường bắt đầu thăm chính thức Việt Nam

Chiều tối 12/10, Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường đã tới Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam từ ngày 12 - 14/10 theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chuyển đổi số một cách sâu rộng, toàn diện, thực chất và hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chuyển đổi số một cách sâu rộng, toàn diện, thực chất và hiệu quả

Ngày 12/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số (Ủy ban), chủ trì sự kiện Chào mừng ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024 nhằm điểm lại thành tựu, nghi nhận kết quả hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số quốc gia, nâng cao chất lượng phục vụ cộng đồng, người dân, doanh nghiệp.
Hưng Yên chọn dự án đường Vành đai 4 là công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX

Hưng Yên chọn dự án đường Vành đai 4 là công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX

(LĐTĐ) Ngày 11/10, tại Hưng Yên đã diễn ra Hội nghị Ban Chỉ đạo các dự án trọng điểm tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021 - 2025 (Ban Chỉ đạo).
Quan hệ Đối tác Toàn diện ASEAN - Liên hợp quốc đang phát triển mạnh mẽ

Quan hệ Đối tác Toàn diện ASEAN - Liên hợp quốc đang phát triển mạnh mẽ

Ngày 11/10, trong chương trình Hội nghị Cấp cao ASEAN, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN - Liên hợp quốc lần thứ 14.
Doanh nhân, doanh nghiệp tiên phong trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Doanh nhân, doanh nghiệp tiên phong trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(LĐTĐ) Nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10), chiều nay (11/10), tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gặp mặt Đoàn đại biểu doanh nhân tiêu biểu của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Hội Doanh nhân Tư nhân Việt Nam.
Việt Nam đề xuất ASEAN - Hoa Kỳ tăng cường hợp tác cùng kiến tạo tương lai phát triển thịnh vượng, bền vững

Việt Nam đề xuất ASEAN - Hoa Kỳ tăng cường hợp tác cùng kiến tạo tương lai phát triển thịnh vượng, bền vững

Tiếp tục chương trình làm việc của các Hội nghị Cấp cao, ngày 11/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN - Hoa Kỳ lần thứ 12.
Sửa đổi 4 luật về quy hoạch, đấu thầu để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc

Sửa đổi 4 luật về quy hoạch, đấu thầu để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc

(LĐTĐ) Tiếp tục chương trình phiên họp thứ 38, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu.
Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên

Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên

Ngày 11/10/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Thủ tướng Nhật Bản

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Thủ tướng Nhật Bản

Ngày 11/10, nhân dịp dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị liên quan tại Viêng-chăn, Lào, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến với Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba. Đây là cuộc hội kiến đầu tiên của Thủ tướng hai nước kể từ khi ông Ishiba nhậm chức Thủ tướng Nhật Bản.
Xem thêm
Phiên bản di động