Hướng dẫn mô hình “tháp 3 tầng” chữa bệnh nhân Covid-19: Khoa học, thực tế và hiệu quả
Phân loại độ nặng của bệnh
Để công tác phòng, chống dịch Covid-19 đáp ứng kịp thời, phù hợp với diễn biến tình hình dịch Covid-19, Bộ Y tế đã có Quyết định 4111/QĐ-BYT ban hành tài liệu “Hướng dẫn thiết lập các cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 theo mô hình tháp 3 tầng”. Mô hình tháp 3 tầng dựa trên phân loại độ nặng của bệnh mà người mắc Covid-19 sẽ được thu dung, điều trị bởi các bệnh viện thuộc các “tầng” tương ứng với tầng 1 chuyên thu dung điều trị Covid-19 nhẹ hoặc không có triệu chứng; tầng 2 là các bệnh viện được chuyển đổi công năng chuyên tiếp nhận điều trị Covid-19 có triệu chứng và tầng 3 là các bệnh viện chuyên hồi sức chuyên sâu đối với các trường hợp Covid-19 nặng và nguy kịch.
Mô hình “tháp điều trị 3 tầng” có nhiều thuận lợi trong việc xử lý nhanh nhất các ca có diễn biến trở nặng (Ảnh: Bộ Y tế) |
Bộ Y tế cũng hướng dẫn cụ thể chức năng nhiệm vụ của từng tầng trong mô hình tháp 3 tầng điều trị Covid-19. Theo đó, cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 thuộc tầng 1 của mô hình tháp 3 tầng: Phân loại người bệnh theo mức độ lâm sàng; thu dung, cách ly, quản lý, khám chữa bệnh cho người nghi nhiễm đang chờ xét nghiệm khẳng định và người nhiễm không có triệu chứng và người bệnh mức độ nhẹ; duy trì điều trị bệnh kèm theo, bệnh nền theo đơn ngoại trú của người nhiễm và người bệnh; công nhận khỏi bệnh và chuyển người bệnh tự theo dõi tại nhà; kiểm soát nhiễm khuẩn, ngăn ngừa lây truyền dịch Covid-19 trong cơ sở và ra cộng đồng…
Cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 thuộc tầng 2 có nhiệm vụ: Tiếp nhận và điều trị các ca bệnh mức độ vừa và nặng; xử trí can thiệp điều trị hồi sức tích cực theo diễn biến của bệnh; theo dõi sát diễn biến và thực hiện chế độ chăm sóc hộ lý cho người bệnh; chuyển viện lên cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 thuộc tầng 3 khi có diễn biến nặng vượt quá khả năng chuyên môn của cơ sở; chuyển người bệnh về cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 thuộc tầng 1 khi bệnh ổn định…
Cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 thuộc tầng 3 có nhiệm vụ: Tiếp nhận và điều trị các ca bệnh mức độ nặng và nguy kịch; chuyển người bệnh về cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 thuộc tầng 2 hoặc tầng 1 khi bệnh ổn định…
Theo hướng dẫn, các loại hình cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 gồm: Chuyển đổi công năng từ bệnh viện sẵn có; xây mới hoặc thiết lập từ một cơ sở sẵn có không phải là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Thiết lập cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 theo mô hình tháp 3 tầng khi diễn biến dịch chuyển sang trạng thái “nguy cơ cao”. Khi diễn biến dịch tại địa phương (cấp tỉnh) ở trạng thái “bình thường mới”, “nguy cơ”, các cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 được thiết lập tại chỗ theo phương châm điều trị 4 tại chỗ. Mô hình cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 được thiết lập khi diễn biến dịch tại địa phương (cấp tỉnh) bắt đầu chuyển từ trạng thái “nguy cơ” sang trạng thái “nguy cơ cao”, khi đó phương châm điều trị 4 tại chỗ không đáp ứng được và cần thiết lập cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 theo mô hình tháp 3 tầng.
Cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 được thành lập trên cơ sở giao trách nhiệm cho một bệnh viện hiện có trên địa bàn để phụ trách về chuyên môn và hoạt động dưới sự điều hành của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch địa phương, giao trách nhiệm cho các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức triển khai hoạt động. Trong đó, cơ quan y tế chịu trách nhiệm về chuyên môn.
Số ca tử vong giảm sâu
Trong đợt dịch thứ 4 (từ 27/4 đến 26/9) Việt Nam ghi nhận 752.185 ca mắc Covid-19 trong nước, trong đó có 522.747 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh. Theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.321 ca, trong đó, thở ô xy qua mặt nạ là 2.723, thở ô xy dòng cao HFNC là 728, thở máy không xâm lấn là 119, thở máy xâm lấn là 719, và 32 ca phải chạy ECMO. Đã có trên 18.000 bệnh nhân Covid-19 tử vong ghi nhận tại các tỉnh thành. Trong đó, riêng thành phố Hồ Chí Minh số ca tử vong chiếm hơn 80% tổng số ca tử vong trên cả nước.
Hiện tại, thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam, các cơ sở y tế đang tổ chức điều trị, thu dung theo mô hình tháp 3 tầng của Bộ Y tế. Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, mô hình này đang phát huy hiệu quả. Đặc biệt, tỷ lệ tử vong ở thành phố Hồ Chí Minh đã có dấu hiệu giảm.
Theo đó, nếu bệnh nhân tại tầng 1 được cách ly kịp thời, có đủ dinh dưỡng, tinh thần thoải mái và được hướng dẫn đầy đủ về kiểm soát nhiễm khuẩn, tiếp cận dịch vụ y tế nhanh chóng thì người bệnh sẽ hạn chế tối đa nguy cơ phải chuyển tầng. Do đó, đây được coi là tầng quan trọng nhất để giảm các ca chuyển nặng và tử vong. Bệnh nhân chỉ cần điều trị khoảng 10 ngày ở tầng 1 là có thể ra viện, về nhà.
Lấy ví dụ, tại Bệnh viện Thống Nhất (Bệnh viện tuyến cuối thuộc Bộ Y tế) đã phối hợp với thành phố Hồ Chí Minh thiết lập Bệnh viện Dã chiến điều trị bệnh nhân Covid-19 đa tầng tại quận Tân Bình.Bệnh viện đa tầng Tân Bình được đưa vào hoạt động từ 18/8 với quy mô 1.000 giường. Trong 1.000 giường có 50 giường hồi sức; 150 giường bệnh nhân nặng; 500 giường bệnh nhân trung bình; 300 giường bệnh nhân nhẹ. Đến nay, việc phối hợp điều trị giữa các tầng thực hiện nhịp nhàng, thuận tiện, thể hiện rõ hiệu quả.
PGS.TS Lê Đình Thanh, Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất cho hay: Bệnh viện đa tầng Tân Bình bao gồm cả 3 tầng thu dung, điều trị F0 theo mô hình “tháp điều trị 3 tầng” của Bộ Y tế. Theo đó Trung tâm Y tế Tân Bình phụ trách tầng 1, Bệnh viện Tân Bình phụ trách tầng 2 và Bệnh viện Thống Nhất phụ trách tầng 3 - trung tâm hồi sức tích cực bệnh nhân nặng. Bệnh viện dã chiến đa tầng Tân Bình được vận hành nhịp nhàng, không phải chuyển bệnh nhân nặng, nguy kịch đến các trung tâm hồi sức khác. Ngay trong bệnh viện này, ai có triệu chứng ở mức trung bình thì được chuyển tầng 2, nặng thì chuyển tầng 3.
Trước đó, mô hình “tháp 3 tầng” cũng đã được đánh giá là giải pháp hiệu quả điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Bắc Giang. Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại tỉnh Bắc Giang đã tham mưu cho Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch của tỉnh ban hành hướng dẫn thí điểm, triển khai mô hình này nhằm đáp ứng với diễn biến dịch.
Tại giai đoạn cao điểm của tâm dịch, ông Nguyễn Trọng Khoa (Khi đó là Tổ trưởng Tổ điều trị thuộc Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại Bắc Giang) nhận định: Phân tích đặc điểm tình hình dịch, công tác điều trị sẽ gặp những thách thức lớn vì số ca dương tính tăng rất nhanh trong thời gian ngắn. Điều này đặt ra yêu cầu phải sớm thiết lập một hệ thống điều trị bảo đảm thu dung toàn bộ số lượng F0, đồng thời đáp ứng điều trị các ca bệnh diễn biến nặng. Sau đó, thống nhất phương án thiết lập hệ thống điều trị “tháp 3 tầng”.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Tin khác
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Giáo dục 23/12/2024 16:44
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19