Hồi sinh những không gian xanh

Không còn cảnh nhếch nhác, lộn xộn như trước đây, nhiều vườn hoa của Thủ đô đã được khoác tấm áo mới. Chủ trương cải tạo, nâng cấp các công viên, vườn hoa là một trong những nỗ lực của Thành ủy, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội trong việc đáp ứng nhu cầu sử dụng không gian xanh cho người dân Thủ đô, đang bắt đầu gặt hái những trái ngọt đầu tiên.
Để công viên thực sự là không gian xanh Kiến tạo không gian xanh trong trường học
Hồi sinh những không gian xanh
Vườn hoa, không gian xanh công cộng được “hồi sinh”.

Theo số liệu của Sở Xây dựng Hà Nội, thành phố Hà Nội hiện có 63 công viên, vườn hoa. Sau khi rà soát, Thành phố đã đặt kế hoạch giai đoạn 2021 - 2025 sẽ cải tạo, nâng cấp, sửa chữa 45 công viên, vườn hoa để duy trì ổn định cảnh quan, phục vụ người dân. Trong đó, quận Ba Đình và quận Hoàn Kiếm, mỗi quận có 10 công viên, vườn hoa cần cải tạo, nâng cấp; tiếp đến là các quận Hoàng Mai, Hai Bà Trưng, Đống Đa... Khối lượng công việc là rất nhiều nhưng bằng nhiều nỗ lực, công tác cải tạo, chỉnh trang bước đầu đã có thành quả.

Vườn hoa Vạn Xuân với tên gọi cũ là Vườn hoa Hàng Đậu có diện tích khoảng 4.200m2, nằm giáp phố Phan Đình Phùng và phố Quán Thánh, quận Ba Đình, một mặt gần ngã tư Hàng Cót - Hàng Đậu, quận Hoàn Kiếm. Đây là một trong những vườn hoa có vị trí đẹp, gìn giữ nhiều giá trị lịch sử của Hà Nội. Sau quá trình cải tạo từ cuối năm 2023 đến trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, đơn vị thi công đã trồng lại cây xanh; sửa chữa, nâng cấp, xây mới nhiều hạng mục, trong đó có không gian nhạc nước phục vụ người dân, du khách. Nhiều dụng cụ thể dục thể thao được duy trì, bổ sung.

Hình hài mới của vườn hoa dần lộ diện đã nhận được sự ủng hộ, phấn khởi của đa phần nhân dân trong khu vực. Người dân đặc biệt hài lòng bởi chính quyền địa phương đã quyết liệt trong việc dẹp bỏ tình trạng lấn chiếm vỉa hè, khuôn viên vườn hoa để bán hàng.

“Vườn hoa, những không gian xanh công cộng đã trở lại theo đúng ý nghĩa của nó. Tôi mong rằng chính quyền địa phương sẽ tiếp tục duy trì và phát huy các thành quả đạt được”, anh Quân Ngọc Sơn, người dân phường Quán Thánh, chia sẻ.

Được biết, sau khi tiếp nhận một số ý kiến phản ánh về thiết kế của vườn hoa Vạn Xuân, quận Ba Đình đã chỉ đạo đơn vị thi công tiếp tục chỉnh sửa các hạng mục ghế, đá bồn hoa có góc nhọn, nghiên cứu trồng thêm cây xanh tại các khoảng trống của dự án khác, hài hòa các hình khối đang là điểm nhấn của vườn hoa hiện nay…

Tại quận Hoàn Kiếm, công tác cải tạo, chỉnh trang vườn hoa cũng được tiến hành hết sức khẩn trương nhưng cũng không kém phần “sáng tạo”. Trước khi cải tạo, vườn hoa Diên Hồng hay còn gọi là vườn hoa Con cóc có nhiều hạng mục đã xuống cấp. Phần đài phun nước, điểm nhấn của vườn hoa bị rò rỉ, thường xuyên ngấm chảy nước lênh láng nay đã được khắc phục triệt để. Toàn bộ khu vực gạch lát bị vỡ, bong tróc trên đường dạo đã được thay mới bằng đá granit bền đẹp; cùng với đó là hệ thống gờ đá như các ghế nghỉ chân, đem lại tiện ích thiết thực cho người dân khi đến vui chơi. Hệ thống thảm hoa, thảm cỏ cũng được trồng mới với cách bài trí đẹp mắt...

Trong đợt này quận Hoàn Kiếm có 4 vườn hoa được chỉnh trang cải tạo lại gồm: vườn hoa Lý Thái Tổ; vườn hoa 19/8; vườn hoa Cổ Tân và vườn hoa Cửa Nam. Ngoài ra, quận Hoàn Kiếm cũng cho chỉnh trang, trồng thêm cây xanh, đặt bồn hoa trang trí tại một số góc đường, tuyến phố chính trên địa bàn quận.

Ghi nhận thực tế, các vườn hoa mới cải tạo được quy hoạch với không gian mở, tăng khả năng tiếp cận của người dân, phần đá lát được xử lý bằng vật liệu phù hợp. Toàn bộ thiết bị đô thị, gồm: thùng rác, ghế ngồi, cột đèn chiếu sáng tầm cao, tầm thấp… đều được thay mới hoặc chỉnh trang lại nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi, nghỉ ngơi của người dân. Hệ thống cây xanh cũng được chỉnh trang lại, bên cạnh việc bảo tồn những cây lâu năm có giá trị, đơn vị thi công cũng đã thay thế những cây già cỗi chậm phát triển, trồng mới, bổ sung cây bóng mát, tăng diện tích thảm cỏ, bồn hoa theo mùa nhằm tạo cảnh quan đô thị.

Có thể khẳng định, từ Chương trình số 03-CTr/TU, ngày 6/9/2021 của Thành ủy về chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025, tiếp đó Kế hoạch số 332/KH-UBND ngày 31/12/2021 về việc cải tạo, nâng cấp và xây mới các công viên, vườn hoa trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2021 - 2025 của UBND Thành phố, đến nay, công tác cải tạo, chỉnh trang một số vườn hoa đã cơ bản hoàn thành, mang đến diện mạo mới cho đô thị.

Những vườn hoa Pasteur, vườn hoa hồ Thiền Quang (quận Hai Bà Trưng); Lý Tự Trọng (quận Tây Hồ); Ngọc Lâm (quận Long Biên); công viên Bắc Linh Đàm, Đền Lừ (quận Hoàng Mai)... từ sau khi được chính quyền quan tâm đầu tư, sửa chữa, khu vực này đã trở nên sạch hơn, khang trang hơn, có nhiều không gian cho các hoạt động vui chơi, sinh hoạt cộng đồng, tập thể dục thể thao… thu hút nhiều người dân khu vực

Vườn hoa, không gian xanh công cộng được “hồi sinh”, không chỉ góp phần quan trọng với công tác cải tạo chỉnh trang đô thị, thúc đẩy phát triển đô thị bền vững, mà còn góp phần nâng cao đời sống văn hóa và tinh thần cho cộng đồng dân cư. Tuy nhiên để phát huy hiệu quả, mỗi người dân cần chung tay, xây dựng đời sống văn hóa văn minh, chấp hành tốt các quy định khi tham gia các hoạt động tại công viên, vườn hoa.

Thực hiện Chương trình số 03-CTr/TU, ngày 6/9/2021 của Thành ủy về chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025, UBND Thành phố đã ban hành Kế hoạch số 332/KH-UBND ngày 31/12/2021 về việc cải tạo, nâng cấp và xây mới các công viên, vườn hoa trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2021 - 2025. Đến nay, công tác cải tạo, chỉnh trang một số vườn hoa đã cơ bản hoàn thành, mang đến diện mạo mới cho đô thị.

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chính quyền cấp xã phải sát dân, không hình thành cấp huyện thu nhỏ

Chính quyền cấp xã phải sát dân, không hình thành cấp huyện thu nhỏ

Căn cứ tiêu chí và thực tế, địa phương chủ động nghiên cứu, xây dựng phương án, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định thực hiện sắp xếp, tên gọi, địa điểm đặt trụ sở xã, bảo đảm chính quyền cấp xã gần dân, sát dân, tiết giảm chi phí, không hình thành cấp huyện thu nhỏ.
Hà Nội: Dự kiến tăng cường hơn 600 lượt xe khách phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4

Hà Nội: Dự kiến tăng cường hơn 600 lượt xe khách phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4

Trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 và 1/5, dự kiến sẽ tăng cường hơn 600 lượt xe phục vụ người dân.
Mở rộng Quốc lộ 32: Nhiều phương tiện phải thay đổi lộ trình lưu thông

Mở rộng Quốc lộ 32: Nhiều phương tiện phải thay đổi lộ trình lưu thông

Huyện Ba Vì thông tin, nhằm phục vụ Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 32 - Giai đoạn 1 (đoạn qua thị trấn Tây Đằng), đơn vị sẽ tổ chức phân luồng, điều tiết giao thông. Đáng chú ý, nhiều phương tiện lưu thông qua Quốc lộ 32 sẽ phải thay đổi lộ trình.
Chính quyền cấp tỉnh sau sắp xếp hoạt động chậm nhất ngày 15/9

Chính quyền cấp tỉnh sau sắp xếp hoạt động chậm nhất ngày 15/9

Theo Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp hoàn thành xong việc kiện toàn tổ chức bộ máy và chính thức đi vào hoạt động chậm nhất là ngày 15/9/2025.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tất cả vì lợi ích chung của đất nước, vì nhân dân

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tất cả vì lợi ích chung của đất nước, vì nhân dân

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, tiêu chí đầu tiên để bố trí cán bộ là vì yêu cầu công việc, sau đó mới đến các tiêu chí khác. Trong tình hình hiện nay, không có chỗ cho những cán bộ cơ hội, bon chen, trung bình chủ nghĩa, lừng chừng, ngại đổi mới, thu vén cá nhân. Những ai tự thấy mình không đáp ứng yêu cầu thì tự nguyện rút lui, nhường chỗ cho người xứng đáng hơn - tự nguyện đứng về phía sau vì sự phát triển cũng là hành động bản lĩnh, dũng cảm, đáng tự hào, đáng được khen ngợi.
Tạo môi trường cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo bền vững

Tạo môi trường cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo bền vững

Sáng 16/4, trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G 2025) đã diễn ra Diễn đàn Đối thoại chính sách với chủ đề “Khuyến khích đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực chuyển đổi xanh”.
TP.HCM: Tạm dừng cập nhật biến động 1.386 thửa đất chuyển mục đích sai quy định ở Hóc Môn

TP.HCM: Tạm dừng cập nhật biến động 1.386 thửa đất chuyển mục đích sai quy định ở Hóc Môn

Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có Văn bản số 9676/CSKT-Đ2 đề nghị Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Hóc Môn, Văn phòng đăng ký đất đai TP.HCM và Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Hóc Môn tạm dừng cập nhật biến động đối với 1.386 thửa đất chuyển mục đích sử dụng không đúng quy định pháp luật theo Kết luận Thanh tra số 17/KL-TTTP-P3 ngày 25/6/2018 của Thanh tra TP.HCM và các báo cáo liên quan của UBND huyện Hóc Môn.

Tin khác

Tạo diện mạo Thủ đô xanh, sạch, đẹp trong mắt bạn bè quốc tế

Tạo diện mạo Thủ đô xanh, sạch, đẹp trong mắt bạn bè quốc tế

Chào đón các đoàn khách quốc tế đến thăm và làm việc, những ngày này, các cơ quan, đơn vị, người dân trên địa bàn Hà Nội đã tích cực giữ gìn vệ sinh môi trường, làm sạch nhà, sạch phố, sạch nơi công cộng, xây dựng hình ảnh Hà Nội là điểm đến xanh, sạch, đẹp trong mắt bạn bè quốc tế.
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo tuyệt đối an toàn chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình

Công an thành phố Hà Nội đảm bảo tuyệt đối an toàn chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình

Chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã thành công, tốt đẹp. Đóng góp vào thành công đó, các lực lượng Công an Thủ đô đã triển khai, thực hiện hiệu quả phương án, kế hoạch, trên tinh thần bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn sự kiện đối ngoại đặc biệt quan trọng này, góp phần đem lại hình ảnh về một đất nước Việt Nam yên bình, mến khách trong mắt bạn bè quốc tế.
Lao động Thủ đô định vị thương hiệu ở phương Nam

Lao động Thủ đô định vị thương hiệu ở phương Nam

Văn phòng Báo Lao động Thủ đô tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 4/2022. Mặc dù thời gian chưa dài, nhưng với sự nỗ lực của đội ngũ phóng viên, biên tập viên – đã không chỉ thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, tôn chỉ, mục đích hoạt động của Báo; mà còn làm tốt việc kết nối với các tỉnh, thành phố để Báo Lao động Thủ đô từng bước ghi dấu ấn trong không khí làm báo sôi động tại vùng đất phương Nam.
Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm hỏi gia đình nạn nhân vụ cháy ở Trung Liệt

Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm hỏi gia đình nạn nhân vụ cháy ở Trung Liệt

Ngay khi nghe tin về vụ cháy xảy ra rạng sáng ngày 13/4 tại số 8 ngách 14 ngõ 69 Trung Liệt, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội gây thiệt hại về người, lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tới gia đình thăm hỏi, trao hỗ trợ.
Vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Tổng Nam Phù

Vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Tổng Nam Phù

Sáng nay (12/4), huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín tổ chức Lễ kỷ niệm 930 năm Nhị vị Đại thánh Bồ Tát nhập niết bàn (1095 - 2025) và công bố quyết định ghi danh Lễ hội Tổng Nam Phù vào danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.
Quận Đống Đa tổng thu ngân sách quý I/2025 đạt 6.326 tỷ đồng

Quận Đống Đa tổng thu ngân sách quý I/2025 đạt 6.326 tỷ đồng

Chiều ngày 10/4, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ quận Đống Đa khoá XXVIII tổ chức Hội nghị lần thứ 25 để thảo luận cho ý kiến về các nội dung quan trọng, như: Báo cáo sơ kết quý I và phương hướng, nhiệm vụ công tác quý II/2025 của BCH Đảng bộ quận; Báo cáo Tổng kết 7 chương trình công tác của Quận ủy.
Tiếp tục phát huy vai trò của các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng

Tiếp tục phát huy vai trò của các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng

Ngày 9/4, Sở Dân tộc và Tôn giáo thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị thông tin tình hình kinh tế - xã hội quý I/2025 đối với các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Cán bộ Mặt trận Thủ đô đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động

Cán bộ Mặt trận Thủ đô đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động

Chiều ngày 8/4, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tập huấn ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác Mặt trận cho đội ngũ cán bộ.
Phát triển công nghiệp văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân

Phát triển công nghiệp văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân

Thực hiện các quy định tại Điều 21 Luật Thủ đô, thành phố Hà Nội đang tích cực xây dựng dự thảo Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa và dự thảo Nghị quyết về Khu phát triển thương mại và văn hóa. Hai dự thảo Nghị quyết này khi đưa ra lấy ý kiến đã nhận được sự đồng thuận, nhất trí cao của đông đảo người dân khi cho rằng, những điều này sẽ hướng tới việc phát triển thương mại, bảo tồn cũng như gia tăng cơ hội hưởng thụ các giá trị văn hóa, nâng cao đời sống cho người dân Thủ đô.
Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

Thời điểm hiện tại, dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện Khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô) đang được thành phố Hà Nội lấy ý kiến rộng rãi. Đóng góp vào dự thảo Nghị quyết, nhiều chuyên gia, người dân cho rằng, đây sẽ là nền tảng giúp phát triển du lịch, phát huy giá trị văn hóa; thúc đẩy hoạt động thương mại bảo tồn các ngành, nghề truyền thống, từ đó góp phần cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế Thủ đô.
Xem thêm
Phiên bản di động