Hồi sinh “dòng” cá mát giữa đại ngàn

(LĐTĐ) Trước nguy cơ tận diệt nguồn thủy sản, xã Tam Hợp, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An đã xây dựng và triển khai đề án bảo tồn các giống cá khe suối. Trong đó chủ yếu là bảo tồn cá mát, thứ đặc sản của đồng bào ở nơi đây. Trải qua những khó khăn buổi đầu thực hiện đề án, đến nay, đàn cá mát được hồi sinh trở thành niềm vui của người dân nơi miền biên viễn.
Để lại ngư trường truyền thống Nghệ An: Ngư dân bàn giao cá mặt trăng nặng 4 tạ cho Bảo tàng

Đặc sản của đồng bào vùng sơn cước

Giữa đông, suối Chà Lạp như dải thổ cẩm không họa tiết màu biêng biếc lượn lờ uốn mình theo chân các ngọn núi như ôm trọn làng bản vào lòng, dùng dằng qua nhiều ghềnh đá trước khi hợp lưu vào dòng Lam Giang để về xuôi. Suối Chà Lạp bắt nguồn từ Lào, đoạn chảy qua xã Tam Hợp dài gần 30km. Từ xưa đến nay, Chà Lạp được coi là “đại bản doanh” của những chú cá mát, là nơi cung cấp thực phẩm nuôi dưỡng đồng bào nơi đây.

Hồi sinh “dòng” cá mát  giữa đại ngàn
Thực hiện đề án bảo tồn nguồn thủy sản, chính quyền xã Tam Hợp đã lựa chọn nhiều đoạn suối có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho cá phát triển.

Cá mát là loài cá sống thành đàn trong các khe đá, nơi nước chảy xiết, nền sỏi cát sạch thường kiếm ăn vào ban đêm. Thoạt nhìn cá khá giống cá linh ở vùng hạ lưu sông Mê Kông. Tuy nhiên, cá ở đây có điểm khác biệt là vảy cá có màu hồng nhạt, trên mình có ba đến sáu chấm đen. Kích thước trung bình tầm hai ngón tay người lớn, con to nhất nặng khoảng nửa kg. Thịt cá mát có tính lành, vừa bổ, thơm ngon, lại vừa ít xương nên rất được người dân nơi đây ưa thích.

Ở miền Tây Nghệ An nói chung, xã Tam Hợp nói riêng, cá mát được xem là đặc sản của thiên nhiên ban tặng cho vùng đất này.

Đi dọc suối Chà Lạp, chúng tôi gặp ông Lương Duy Khánh, ở bản Xốp Nậm. Ông Khánh là người sống ở vùng này đã nhiều năm và kinh qua nhiều chức vụ ở xã Tam Hơp. Sau khi nghỉ hưu, ông về làm Bí thư Chi bộ bản Xốp Nậm. Ông được nhiều người gán cho cái tên “rái cá suối Chà Lạp”.

Ông Khánh cho biết, đây là vùng đất lành chim đậu nên cuối những năm 70 của thế kỷ trước, nhiều người vào sinh sống lập bản. Cuộc sống kinh tế chủ yếu dựa vào việc bắt cá mát ở suối Chà Lạp và thu hái sản vật của rừng núi. Khi đó, người dân săn bắt cá mát về rồi họ kẹp thành từng gắp 4 con nướng lên rồi mang đi bán hoặc đổi lấy những nhu yếu phẩm của người dân ở thị trấn Hòa Bình (huyện Tương Dương).

Quá quen với cách ăn rêu đá, cách di chuyển, chu kỳ sinh nở, các món ăn chế từ cá mát,… “rái cá suối Chà Lạp” hào hứng kể: “Cá mát có 2 thỏi trứng hai bên lườn, trứng nhỏ như hạt kê. Cá đẻ mỗi năm 1 lứa, vào tháng 2 đến tháng 3 âm lịch, mỗi lần đẻ trứng nở cả ngàn con. Cá lớn nhanh, 6 tháng tuổi đã bằng 2 ngón tay. Nếu được bảo vệ tốt, cá có thể đạt trọng lượng trên nửa cân 1 con. Cá mát ăn rong, rêu, hàm dưới cứng, sắc nên khi ăn, cá chỉ cần lượn mình sát các hòn đá ở dưới dòng nước chảy, cạp mạnh khiến cho đá suối có nhiều vết nhỏ màu trắng. Đồng bào Thái chế biến cá mát chủ yếu 2 món là rọc phi lê bóp chua ăn gỏi và tước da lấy thịt và xương bằm nhỏ nhuyễn trộn với gia vị làm món lạp. Tuy nhiên, nhiều năm qua, cá mát gần như cạn kiệt do đánh bắt quá mức, người trong bản muốn xuống suối kiếm cá mát ăn cũng rất khó”.

Cá mát như hồi sinh

Trước nguy cơ cạn kiệt nguồn lợi thủy sản, cuối năm 2018, Hội đồng nhân dân xã Tam Hợp đã thông qua Đề án bảo tồn nguồn lợi thủy sản trên địa bàn. Đề án quy định những phương tiện, ngư cụ được phép sử dụng khai thác thủy sản phải theo quy định tại Thông tư số 02 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Nghiêm cấm trong hoạt động khai thác thủy sản bằng hóa chất độc hại, chất nổ, xung điện và các phương tiện có tính hủy diệt khác.

Người ngoài địa phương vào đánh bắt cá trong xã Tam Hợp sẽ bị trục xuất ra khỏi địa bàn. Đối với các hộ dân trong xã, nguồn thủy sản thuộc về toàn dân, những trường hợp đánh bắt thủy sản trái với quy định như: Dùng kích điện, thuốc nổ sẽ bị tịch thu và xử phạt hành chính. Ngoài ra, các bản thành lập khu vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo từng khúc suối cụ thể. Tất cả các khu vực trên đều được cắm biển báo cho người dân được biết.

Ông Dương Phi Thanh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Tam Hợp kể lại, trước đây, ngoài việc người dân trong xã khai thác qua mức làm cho nguồn cá cạn kiệt thì một thời gian dài, người ngoài địa phương cũng tràn vào địa bàn để bắt cá. Nhiều đêm đèn soi bắt cá nhiều như đom đóm. Phương tiện đánh bắt đủ loại, lưới chài, bắt tay, thậm chí xung điện, mạnh ai người đó săn bắt. Tuy đề án ra đời, nhưng nhận thức người dân vẫn còn hạn chế, tư duy khai thác tự nhiên còn cao. Lúc đầu thực hiện đề án, nhiều người không hiểu đã chống đối, sau khi tuyên truyền, nhận thức người dân dần thay đổi. Xung quanh việc vận động người dân thực hiện đề án có nhiều câu chuyện thú vị.

Ông Viêng Văn Hợi, năm nay ngoài 60 tuổi, khi chưa uống rượu, ông còn phân biệt những đoạn suối nào cấm bắt cá, đoạn nào được phép bắt. Nhưng khi đã uống rượu vào, bị bạn bè đồng niên chén chú, chén anh cược nhau bắt cá hoặc dở cuộc rượu thiếu mồi là ông xách chài ra suối quăng bừa. Cán bộ bản nhắc nhở nhiều lần nhưng ông vẫn không từ bỏ thói quen này. Ban quản lý bản đã tịch thu cả chài lẫn giỏ, từ đó, ông mới chấp hành theo quy định.

Hồi sinh “dòng” cá mát  giữa đại ngàn
Cá mát ở suối Chà Lạp, nguồn đặc sản của bà con dân bản xã biên giới Tam Hợp.

Còn tại bản Huồi Sơn, cán bộ xã được giao vốn tiếng Mông ít nên rất khó khăn trong thuyết phục bà con. Do vậy, xã giao Ban quản lý bản theo sát những người không chấp hành. Trong bản có anh Hờ Bá Thái, thấy xã dựng biển cấm bắt cá, anh ta đã lấy đá đi đập móp tấm biển cấm và xô ngã sang một bên. Trưởng bản Sùng Bá Lỳ đã gọi điện thoại rồi gặp để thuyết phục nhưng không xong. Xã mời lên xử phạt tiền thì anh thách thức vì tiền bán cá còn dư sau khi đã nộp phạt. Tuy nhiên, thời gian sau, nhờ được tuyên truyền, Hờ Bá Thái đã mua rượu đến nhà cán bộ bản mời uống và giải thích, do chưa hiểu hết, lại bị bạn bè hay rủ rê nhậu nên làm sai. Từ đó, anh Thái không những chấp hành nghiêm mà còn quan tâm bảo vệ nguồn cá suối.

Thú vị nhất là vận động anh Vi Văn Hải ở bản Xốp Nậm. Hải là người khó thuyết phục nhất vì anh vừa bị tật không nói được, tai bị lãng nhưng lại rất “sát cá”. Xã cử người đi theo dõi “hành tung” của anh Hải để ngăn chặn hành vi bắt cá trái quy định. Những ngày đầu, Hải vác chài đi ra khỏi nhà là có người bám theo để giải thích nhưng Hải không hiểu vì “ngôn ngữ cử chỉ” bất đồng. Sau 20 ngày không có kết quả, cán bộ bản phải dắt anh Hải đi chỉ từng đoạn suối cho phép bắt và những đoạn cấm, theo từng ký hiệu riêng biệt mà chỉ có 2 người mới hiểu. Qua đó, Hải dần nhận ra, anh chỉ xuống đoạn suối cấm rồi giơ 2 tay song song trước ngực như bị trói; đoạn được phép bắt thì anh vung 2 tay lên không trung như động tác quăng chài.

Sau gần 3 năm thực hiện đề án, hiện nay, người dân trên địa bàn đã tự giám sát và ngăn chặn những người ở địa phương đến đánh bắt cá. Đàn cá mát lại về trên dòng Chà Lạp. Dọc suối, các đoạn có biển cấm đánh bắt, cá phát triển nhanh, mỗi mét vuông mặt nước ước khoảng trên 30 con. Không những cá mát mà các loại cá pộp, cá lăng, cá lệch cũng hồi sinh, chiếm lĩnh nhiều hang, ngách đá dọc bờ suối.

Giữa trưa, rời xã Tam Hợp, chúng tôi đi qua ngã ba suối Chà Lạp ở khu vực trung tâm xã, dưới dòng nước suối trong xanh, từng đàn cá mát như những con thoi lật mình cạp rêu đá ngửa bụng từng vệt trắng loang loáng. Ông Dương Phi Thanh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Tam Hợp nhìn đàn cá mát thích thú nói: “Nơi đây, cá mát ngày càng nhiều, cuối buổi chiều nhiều người trong bản ra đây vui chơi và để ngắm cá bơi các anh ạ! Đây chính là một trong những nguồn lợi để chúng tôi làm du lịch cho những người ngoài địa phương đến tham quan, vãn cảnh”./.

Cao Sơn

Nên xem

Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

(LĐTĐ) Mùa Giáng sinh đang đến gần, không khí lễ hội tràn ngập khắp nơi, đặc biệt là tại các nhà thờ Công giáo. Nam Định - vùng đất được mệnh danh là “xứ sở của nhà thờ” - những ngày này càng thêm lộng lẫy với sắc màu rực rỡ, hứa hẹn trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách muốn tận hưởng một mùa Noel đặc biệt.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 23/12, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

(LĐTĐ) Ngày mai (24/12), Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên xét xử sơ thẩm các bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2. Trong số 17 bị cáo, 3 cựu Phó Giám đốc sở ở tỉnh Thái Nguyên và Quảng Nam bị cáo buộc nhiều lần nhận tiền để giúp doanh nghiệp xin chủ trương cách ly y tế.
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

(LĐTĐ) 97 đề tài xuất sắc nhất đã được chọn tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025. Các đề tài dự thi ở 4 nhóm lĩnh vực gồm: Vật lí - kỹ thuật cơ khí - phần mềm hệ thống; hóa học; sinh - y - môi trường; khoa học xã hội - hành vi.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Với mục tiêu mang Tết đến cho mọi nhà, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đang tích cực triển khai Kế hoạch số 67 của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, nhằm đảm bảo tất cả đoàn viên, người lao động (NLĐ) của ngành đều có một mùa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ấm no, đủ đầy.
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

(LĐTĐ) Cô B.T.H (68 tuổi) đã chịu đựng tình trạng nuốt nghẹn suốt nhiều năm, dù đã thăm khám và điều trị nhiều nơi nhưng không thuyên giảm. Tuy nhiên khi đến Thu Cúc TCI, cô chỉ mất 2 tháng để chữa khỏi hoàn toàn tình trạng này.
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 13/12 đến ngày 20/12), toàn Thành phố ghi nhận 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết; giảm 59 trường hợp so với tuần trước.

Tin khác

Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ

Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ

(LĐTĐ) Nhằm giúp trẻ em khiếm thị được tiếp cận với công nghệ, Hội Người mù quận Thanh Xuân đã phối hợp với Tập đoàn Logitem Việt Nam triển khai dự án hướng dẫn sử dụng máy vi tính và điện thoại thông minh cho trẻ em khiếm thị.
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng

Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2023), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2023), Trung tâm Thông tin Triển lãm, Sở Văn hoá Thể thao Hà Nội tổ chức triển lãm “Tiến bước dưới quân kỳ”.
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số

Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số

(LĐTĐ) Nhân Ngày Dân số Việt Nam (26/12), Ủy ban nhân dân (UBND) quận Thanh Xuân tổ chức Hội nghị gặp mặt biểu dương cán bộ làm công tác Dân số và đánh giá kết quả thực hiện công tác Dân số và Phát triển năm 2024 trên địa bàn quận.
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play

Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play

(LĐTĐ) Ngày 20/12, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), phối hợp cùng Google chính thức ra mắt tính năng “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” nhằm tăng cường bảo vệ người dùng trước các hành vi lừa đảo và đảm bảo an toàn trực tuyến tại Việt Nam.
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số

Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số

(LĐTĐ) Mới đây, Trung tâm Y tế quận Hoàng Mai phối hợp với Chi cục Dân số Hà Nội tổ chức lớp tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh, nâng cao chất lượng dân số cho 152 cộng tác viên làm công tác dân số tại cơ sở trên địa bàn.
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025

Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025

(LĐTĐ) Tại Chương trình "Mùa xuân cho em" lần thứ 18 diễn ra tối nay (19/12), Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng của 60 đơn vị, tổ chức, cá nhân dành cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn trong năm 2025.
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số

Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số

(LĐTĐ) Mới đây, Ban Chỉ đạo công tác Dân số và Phát triển quận Thanh Xuân tổ chức Điểm tuyên truyền hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số và Kỷ niệm 63 năm Ngày Dân số Việt Nam (26/12/1961 - 26/12/2024) với chủ đề “Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc”.
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ

Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ

(LĐTĐ) Bảy giờ sáng, bầu trời qua ô cửa vẫn đùng đục một màu xám ngoét, tôi co mình trong chiếc chăn bông dày xụ, với tay lấy điện thoại mà tưởng mình lỡ bỏ quên trong tủ lạnh đêm qua. Vừa vào Facebook, lòng tôi se sắt khi thấy dòng trạng thái của một cô bạn học cũ “Mất mẹ, con mất cả mùa xuân” kèm tấm ảnh chụp đoạn tin nhắn hai mẹ con thảo luận mẫu trang trí Tết năm nào. Dòng chữ dưới cùng tấm hình "bạn không thể nhắn tin với tài khoản này" thực sự xuyên thẳng vào tim tôi lạnh ngắt.
Độc đáo nghề làm hoa tre

Độc đáo nghề làm hoa tre

(LĐTĐ) Để tưởng nhớ công ơn của Thánh Gióng, vào mỗi dịp Xuân về, dân làng Vệ Linh (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn) làm ra những bông hoa bằng tre, lấy quả dành dành trên núi nhuộm vào phần tơ bông tạo nên hàng ngàn những giò hoa tre tuyệt đẹp để dâng lên đức Thánh, cầu mong Ngài phù hộ, độ trì cho nhân dân sức khỏe, phúc lộc…
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”

Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”

(LĐTĐ) Ngày 19/12, Hội và Quỹ nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam phối hợp với Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia (1400), Nền tảng thiện nguyện MB phát động chiến dịch gây quỹ cộng đồng ủng hộ người bị di chứng chất độc da cam/dioxin với thông điệp “Những mùa xuân nguyên vẹn”.
Xem thêm
Phiên bản di động