Học sinh lớp 9 tại Hà Nội căng mình học online, giáo viên đề xuất giảm bớt môn thi vào 10

Sắp kết thúc kỳ 1 của năm học 2021-2022, nhưng học sinh tại nhiều quận, huyện ở Hà Nội vẫn chưa thể trở lại trường học trực tiếp. Trước thực tế này, nhiều ý kiến đề xuất Hà Nội nên xem xét bỏ môn thi thứ 4 vào lớp 10 hoặc giảm độ khó của đề thi.
Sẽ thanh tra, kiểm tra việc học thêm, dạy thêm online Đảm bảo an toàn cho học sinh khi ở nhà

Thời điểm này, nhiều học sinh lớp 9 tại Hà Nội đang không khỏi hoang mang lo lắng về kỳ thi tuyển sinh lớp 10 đầy cam go phía trước. Thời gian chuẩn bị cho kỳ thi ngày càng ngắn hơn, kiến thức vẫn nhiều nhưng học sinh lại chưa thể đi học trực tiếp. Với học sinh cuối cấp THCS, đây là một rào cản lớn.

Em Nguyễn Thị Lan Anh, trường THCS Hạ Bằng, Thạch Thất cho biết, bản thân em cảm thấy khá lo lắng khi phải trải qua 2 năm liền học trực tuyến dài ngày: “Thời lượng thực học trong mỗi tiết học trực tuyến cũng không được đảm bảo như trên lớp, chúng em không được tương tác nhiều với thầy cô, bạn bè như học trực tiếp, cũng bởi vậy, việc tiếp thu kiến thức khó khăn hơn rất nhiều. Với những môn học là thế mạnh như tiếng Anh em không quá lo ngại, nhưng với môn Toán, em rất lo lắng vì còn nhiều kiến thức bị hổng, chưa nắm chắc”.

Học sinh lớp 9 tại Hà Nội căng mình học online, giáo viên đề xuất giảm bớt môn thi vào 10
Học sinh nhiều quận, huyện tại Hà Nội vẫn đang học trực tuyến do ảnh hưởng của dịch bệnh.

Có nguyện vọng thi vào THPT Kim Liên – một trường có điểm chuẩn cao top đầu thành phố, tỷ lệ “chọi” năm nào cũng ở mức cao, Phạm Minh Trang (Đống Đa, Hà Nội) không khỏi lo lắng. Trang chia sẻ, đáng ra thời điểm này, học sinh cuối cấp đang tất bật với việc học chính khóa, học thêm để ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi đầy cam go, thì hiện tại Trang cũng như nhiều bạn học khác vẫn đang tiếp tục học trực tuyến, chưa rõ ngày trở lại trường.

Trải qua 2 năm liền học online, dù đã quen với cách học này, song nữ sinh cho biết, em vẫn gặp nhiều khó khăn và hạn chế trong việc tiếp thu kiến thức, bên cạnh đó, ngồi học online một mình cũng làm giảm khả năng tập trung, dễ có cảm giác chán nản, buồn ngủ… Để chuẩn bị cho kỳ thi vào lớp 10, Trang đang tự lên kế hoạch học tập cho bản thân thật chi tiết để chạy đua với thời gian: “Khi không được học trực tiếp, em phải tự học nhiều hơn. Trong 3 môn đã biết trước của kỳ thi lớp 10, em học môn Văn và tiếng Anh tốt hơn môn Toán. Bởi vậy mỗi ngày em đều cố gắng học thật tốt 2 môn thế mạnh để “cứu điểm” các môn còn lại, với môn Toán, ngoài thời gian học chính khóa, hoàn thành các bài tập được giao, em vẫn làm thêm các đề thi những năm trước, với mỗi dạng bài em thường lên mạng tìm các bài tương tự, làm đi làm lại. Em không dành nhiều thời gian vào học những kiến thức nâng cao môn Toán mà học chắc những dạng cơ bản để lấy điểm trong đề thi”, Trang chia sẻ.

Đặc biệt, với môn thi thứ 4 chưa được công bố, Minh Trang cho biết, em cảm thấy khá lo lắng, hiện tại, Trang vẫn dành thời gian học đều tất cả các môn, song việc học quá nhiều cũng khiến em cảm thấy mệt mỏi. Học sinh này cũng mong muốn được giảm bớt môn thi thứ 4 trong điều kiện phải học online quá dài ngày.

Nên bỏ bớt môn thi, hoặc giảm độ khó của đề thi vào lớp 10

Thầy Nguyễn Anh Chiến, Hiệu trưởng Trường THCS Hợp Thanh (Mỹ Đức, Hà Nội) cho biết, dù giáo viên đã rất nhiệt tình, nhưng thực tế phải thừa nhận rằng, việc học online hiệu quả chưa cao. Đón học sinh trở lại học từ đầu tuần theo chỉ đạo của TP Hà Nội, thầy Chiến cho biết, dù tinh thần học tập của các em rất sôi nổi, nhưng khi giáo viên cho làm bài khảo sát thì kết quả chưa như mong đợi.

Học sinh lớp 9 tại Hà Nội căng mình học online, giáo viên đề xuất giảm bớt môn thi vào 10
Kết quả khảo sát khi học sinh trở lại trường học trực tiếp ở một số huyện ngoại thành Hà Nội cho thấy việc học trực tuyến có hiệu quả chưa cao. (Ảnh minh họa)

“Cả vợ chồng tôi đều là giáo viên, nhưng khi hỗ trợ con học online ở nhà hàng ngày vẫn thấy không hiệu quả bằng thầy cô dạy trên lớp. Với những gia đình bố mẹ không ở nhà, con cái ở với ông bà thì kết quả học tập càng hạn chế hơn. Đến nay, gần hết học kỳ 1 nhưng các em vẫn phải học trực tuyến, nếu dịch bệnh vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, học sinh ngoại thành được đi học, trong khi khu vực nội thành vẫn học online thì đó cũng là điều bất công với các em ở nội thành. Tôi cho rằng, Sở GD-ĐT Hà Nội cũng nên xem xét đến việc bỏ môn thi thứ 4”, thầy Nguyễn Anh Chiến nói.

Cô Lê Hoàn Châu, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Trãi (Ba Đình) cũng cho rằng, trong quá trình học online nhiều em bị ảnh hưởng do đường truyền mạng internet kém, gián đoạn khi nghe thầy cô giảng bài, học sinh không ghi chép đầy đủ. Tính tương tác trong giờ học giữa giáo viên với học sinh hay giữa học sinh với nhau gặp nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, một số học sinh còn thiếu tính tự giác khi học trực tuyến, vẫn tranh thủ lướt facebook, chơi game trong giờ học. Tất cả những điều này dẫn đến hiệu quả của việc học trực tuyến không cao.

“Không chỉ kết quả học tập mà cả tâm lý học sinh cũng bị ảnh hưởng rất nhiều trong thời gian dịch bệnh, với các em học sinh cuối cấp, thời điểm này càng lo lắng nhiều hơn. Tôi cũng cho rằng nên bỏ môn thi thứ 4 trong kỳ thi vào lớp 10 để giảm áp lực cho học sinh”, cô Lê Hoàn Châu đề xuất.

Còn theo thầy Nguyễn Văn Xuân, Hiệu trưởng Trường THCS Hạ Bằng (Thạch Thất, Hà Nội), thời lượng mỗi tiết học trực tuyến khá ngắn, do đó học sinh hầu như không có thời gian luyện tập ngay trong các tiết học, bởi vậy dù là giải pháp hữu hiệu nhất nhưng chất lượng của phương pháp học này vẫn chưa thể bằng học trực tiếp trên lớp.

Tuy nhiên, thầy Nguyễn Văn Xuân lại cho rằng, không cần thiết phải bỏ môn thi thứ 4, thay vào đó, cần có cách ra đề thi phù hợp với tính chất đặc biệt của năm học. “Nếu đề bỏ đi những nội dung quá khó, chỉ tập trung kiểm tra những kiến thức cơ bản, dừng lại ở mức độ nhận biết, thông hiểu, khoảng 5% các câu hỏi trong đề mang tính vận dụng để đánh giá, phân loại học sinh, không có kiến thức quá khó như vận dụng cao thì các em cũng sẽ bớt đi áp lực. Bên cạnh đó, tôi cũng cho rằng không cần thông báo môn thi thứ 4 quá sớm, bởi nếu vậy chắc chắn sẽ có những trường chạy theo thành tích, vội vàng kết thúc những môn học khác để tập trung ôn 4 môn thi. Như vậy kết quả có thể cao, nhưng thiệt thòi cho học sinh khi không được học những kiến thức còn lại”, thầy Xuân nói./.

Theo Nguyễn Trang/vov.vn

https://vov.vn/xa-hoi/giao-duc/hoc-sinh-lop-9-tai-ha-noi-cang-minh-hoc-online-giao-vien-de-xuat-giam-bot-mon-thi-vao-10-907745.vov

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.

Tin khác

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

(LĐTĐ) Hơn 22 năm gắn bó với nghề dạy học, cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (Trường Mầm non Quang Trung, quận Hoàn Kiếm) đã trở thành tấm gương sáng về sự tận tâm và sáng tạo trong giáo dục mầm non. Nổi bật với tình yêu nghề và lòng mến trẻ, cô Ngọc luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, khơi gợi niềm đam mê học hỏi ở các em nhỏ.
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

(LĐTĐ) Qua gần 2 năm triển khai, đến nay phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã gặt hái được nhiều thành tựu, góp phần nâng chất lượng, giảm khoảng cách giữa các trường học trên địa bàn.
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

(LĐTĐ) Ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, người thầy luôn có vị trí quan trọng trong việc đào tạo ra những thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước. Thời gian qua, bằng tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với sự nghiệp “trồng người”, đội ngũ các nhà giáo Thủ đô đã không ngừng rèn luyện, phấn đấu, sáng tạo để truyền tải kiến thức, đưa những bài giảng chất lượng, giờ học hay đến với lớp lớp các thế hệ học trò.
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

(LĐTĐ) Một lớp học tiếng Anh đặc biệt trong căn phòng nhỏ trên phố Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), không phấn, không bảng và không học phí, thầy cô giáo và học viên của lớp học nơi đây giao tiếp với nhau bằng ký hiệu đặc biệt của người khiếm thị. Không gian lớp học thật đặc biệt với tiếng cười nói, giao tiếp vui vẻ của thầy cô giáo và học sinh bằng tiếng Anh, những bàn tay thoăn thoắt rà từng chữ nổi đã được đục lỗ trên trang giấy cứng.
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

(LĐTĐ) Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 không chỉ là dịp để ngành Giáo dục tôn vinh những người hoạt động trong ngành, học trò thể hiện lòng thành kính “tôn sư trọng đạo” mà còn là dịp để xã hội tôn kính, tri ân những người đã, đang gắn bó với nghề dạy học - “Nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo”.
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

(LĐTĐ) Chiều 19/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương nhà giáo và học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp (GDNN) có thành tích xuất sắc trong năm học 2023 - 2024.
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024

Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 19/11, Ủy ban nhân dân quận Ba Đình tổ chức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024.
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu

“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu

(LĐTĐ) Nghề dạy học vốn là một trong những nghề cao quý, thường được nhiều người kính trọng, tôn vinh. Và giáo viên được ví như “người lái đò”. Nhiều năm qua, cô giáo Phú Thị Ngọc, Trường Tiểu học Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) là “người lái đò” có đầy đủ năng lực và phẩm chất cao quý đó.
Xem thêm
Phiên bản di động