Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân

(LĐTĐ) Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh vừa chủ trì phiên họp thẩm định dự thảo Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội và dự thảo Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tổ chức tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp.
Hội đồng nhân dân các cấp Thành phố tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động Bộ Y tế trả lời kiến nghị về hỗ trợ cho người mắc bệnh ung thư, chạy thận

Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động tiếp xúc cử tri

Về việc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, Phó Trưởng ban Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Hoàng Anh Công cho biết, sau hơn 10 năm thi hành, Nghị quyết liên tịch số 525/2012/UBTVQH13-ĐCTUBTWMTTQVN đã bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả tiếp xúc cử tri, đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động này.

Dự thảo Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội gồm 7 chương, 51 điều và Phụ lục kèm theo, quy định về trách nhiệm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan trong việc tiếp xúc cử tri; tổ chức tiếp xúc cử tri; tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri; trách nhiệm giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri và giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri.

Về việc tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND các cấp, Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Tạ Thị Yên cho biết, Nghị quyết số 753/2005/NQ-UBTVQH11 về quy chế hoạt động của HĐND có 9 điều (quy định về hoạt động tiếp xúc cử tri.

Tuy nhiên, Nghị quyết số 753 hết hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2016 và đến nay vẫn chưa có văn bản thay thế, dẫn tới khó khăn cho các địa phương trong việc triển khai thực hiện trình tự, thủ tục tiếp xúc cử tri cũng như cách thức tổ chức...

Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh chủ trì phiên họp. Ảnh: T.N

Do vậy, việc xây dựng dự thảo Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tổ chức tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND các cấp là cần thiết nhằm thể chế hoá, bám sát yêu cầu thực tiễn và phát huy dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, để đại biểu HĐND thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được cử tri giao cho mình.

Dự thảo Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tổ chức tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND các cấp đã được tiếp thu và chỉnh sửa gồm 6 chương, 44 điều, trong đó quy định nguyên tắc hoạt động tiếp xúc cử tri; các hành vi bị cấm trong hoạt động tiếp xúc cử tri; quyền và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong việc tiếp xúc cử tri; nội dung, hình thức hoạt động tiếp xúc cử tri…

Cân nhắc tính khả thi của một số quy định mới

Cho ý kiến về Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, bà Nguyễn Quỳnh Liên, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhất trí việc điều chỉnh tên gọi của Nghị quyết từ “Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tổ chức tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội” thành “Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội”.

Đồng thời, thời hạn gửi báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri của Ban Dân nguyện tới Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chậm nhất là 5 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội sẽ rất khó khăn cho trong việc tổng hợp và hoàn thiện báo cáo, nên cần nghiên cứu, điều chỉnh quy định thời gian này.

Về vai trò của Công đoàn, ông Phan Nghiêm Long, Ban Chính sách pháp luật và quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam cho biết, dự thảo 2 Nghị quyết đều quy định trách nhiệm của Thủ trưởng, Chủ tịch Công đoàn cơ quan, tổ chức nơi đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri hoặc nơi đại biểu HĐND tiếp xúc cử tri.

Tuy nhiên, nhiều công đoàn vẫn còn khuyết vị trí Chủ tịch Công đoàn nên quy định “cứng” như trên sẽ gây khó khăn khi thực hiện trên thực tế. Vì vậy, để đảm bảo nguyên tắc tập thể, tập trung dân chủ, cần điều chỉnh quy định này thành “trách nhiệm của đại diện Ban Chấp hành Công đoàn”...

Kết luận phiên họp, Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh nhất trí về sự cần thiết và tính phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng của 2 Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp.

Thứ trưởng cũng đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo bổ sung căn cứ pháp lý để xây dựng 2 Nghị quyết trên; rà soát phạm vi điều chỉnh của Nghị quyết liên tịch với các văn bản quy phạm pháp luật liên quan; bổ sung đánh giá tác động của 2 Nghị quyết tới thủ tục hành chính, tới giới và điều kiện tổ chức thực hiện.

Đối với Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh yêu cầu cơ quan chủ trì soạn thảo làm rõ các hình thức tiếp xúc cử tri khác là những hình thức nào để đảm bảo tính ổn định, an toàn và triển khai hiệu quả trong thực tế. Đồng thời, làm rõ một số nội dung như: căn cứ đề xuất bổ sung thêm một số thành phần tham dự cuộc tiếp xúc cử tri; việc tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp bất thường của Quốc hội; hình thức tổ chức tiếp xúc cử tri trực tuyến; trách nhiệm giải quyết kiến nghị của cử tri…

Đối với Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tổ chức tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND các cấp, Thứ trưởng đề nghị cơ quan chủ trì điều chỉnh quy định trách nhiệm của Thường trực HĐND các cấp phù hợp với Luật Tổ chức chính quyền địa phương; đồng thời cân nhắc tính khả thi của việc tiếp xúc với trẻ em, tiếp xúc cử tri trên nền tảng số; nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả giám sát giải quyết kiến nghị của cử tri…

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Huyện Phú Xuyên cơ bản khắc phục xong hậu quả sau mưa bão

Huyện Phú Xuyên cơ bản khắc phục xong hậu quả sau mưa bão

(LĐTĐ) Sau cơn bão số 3, lãnh đạo huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã chỉ đạo các lực lượng chức năng khắc phục phậu quả do bão gây ra.
Sau bão số 3: Nhiều tuyến đường ở Hà Nội ùn tắc nghiêm trọng ngày đầu tuần

Sau bão số 3: Nhiều tuyến đường ở Hà Nội ùn tắc nghiêm trọng ngày đầu tuần

(LĐTĐ) Sáng 9/9, ngày đầu tuần đi làm, đi học của người dân Hà Nội đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hàng loạt cây xanh gãy đổ trên các tuyến phố Hà Nội khiến giao thông tắc nghẽn, người và phương tiện di chuyển cực kỳ khó khăn, ùn tắc kéo dài.
Lực lượng quân đội đã triển khai phương tiện tìm kiếm, cứu nạn vụ sập cầu Phong Châu

Lực lượng quân đội đã triển khai phương tiện tìm kiếm, cứu nạn vụ sập cầu Phong Châu

(LĐTĐ) Như Báo Lao động Thủ đô đã đưa tin, sáng 9/9, cầu Phong Châu nối liền huyện Tam Nông và huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ đã bị sập. Theo lãnh đạo UBND huyện Tam Nông, có phương tiện và người rơi xuống sông.
Thanh Oai: Bám sát địa bàn, kịp thời xử lý sự cố đê điều, thuỷ lợi

Thanh Oai: Bám sát địa bàn, kịp thời xử lý sự cố đê điều, thuỷ lợi

(LĐTĐ) Trước diễn biến phức tạp của tình hình mưa bão, Bí thư Huyện ủy Thanh Oai Bùi Hoàng Phan yêu cầu lực lượng chuyên trách và các đơn vị chức năng liên quan bám sát địa bàn, thường xuyên kiểm tra tình hình ngập úng tại các khu dân cư và các vùng sản xuất nông nghiệp để kịp thời có biện pháp khắc phục đảm bảo tiêu thoát nước trong khu dân cư và bảo vệ sản xuất nông nghiệp; kịp thời xử lý các sự cố về công trình đê điều, thuỷ lợi.
Video sập cầu Phong Châu, Phú Thọ

Video sập cầu Phong Châu, Phú Thọ

(LĐTĐ) Sáng 9/9, cầu Phong Châu nối liền huyện Tam Nông và huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ đã bị sập.
Tai nạn trên tuyến cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết, một người tử vong

Tai nạn trên tuyến cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết, một người tử vong

(LĐTĐ) Chiếc xe tải va chạm vào đuôi xe tải khác cùng chiều trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết khiến phụ xe tử vong.
Sau bão số 3: Cảnh báo nguy cơ ngập lụt, mưa lớn ở trung du và vùng núi phía Bắc

Sau bão số 3: Cảnh báo nguy cơ ngập lụt, mưa lớn ở trung du và vùng núi phía Bắc

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, lũ trên các sông, suối lên gây ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông, bờ bãi ven sông bị nước xâm lấn, nhiều diện tích bãi nổi giữa sông bị ngập sâu. Một số hậu quả nghiêm trọng xảy ra. Vào sáng 10h ngày 9/9, cầu Phong Châu đã bị sập.

Tin khác

Lực lượng quân đội đã triển khai phương tiện tìm kiếm, cứu nạn vụ sập cầu Phong Châu

Lực lượng quân đội đã triển khai phương tiện tìm kiếm, cứu nạn vụ sập cầu Phong Châu

(LĐTĐ) Như Báo Lao động Thủ đô đã đưa tin, sáng 9/9, cầu Phong Châu nối liền huyện Tam Nông và huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ đã bị sập. Theo lãnh đạo UBND huyện Tam Nông, có phương tiện và người rơi xuống sông.
Video sập cầu Phong Châu, Phú Thọ

Video sập cầu Phong Châu, Phú Thọ

(LĐTĐ) Sáng 9/9, cầu Phong Châu nối liền huyện Tam Nông và huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ đã bị sập.
Sập cầu Phong Châu tỉnh Phú Thọ, nghi có người và xe rơi xuống sông

Sập cầu Phong Châu tỉnh Phú Thọ, nghi có người và xe rơi xuống sông

(LĐTĐ) Sáng 9/9, cầu Phong Châu nối liền huyện Tam Nông và huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ đã bị sập. Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Tam Nông, có phương tiện và người rơi xuống sông.
Đèo Ô Quy Hồ tiếp tục sạt lở, giao thông giữa Lai Châu và Lào Cai tiếp tục bị chia cắt

Đèo Ô Quy Hồ tiếp tục sạt lở, giao thông giữa Lai Châu và Lào Cai tiếp tục bị chia cắt

(LĐTĐ) Mưa lớn do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 tiếp tục gây sạt lở lớn trên đèo Ô Quy Hồ, khiến giao thông giữa 2 tỉnh Lai Châu và Lào Cai tiếp tục bị chia cắt. Các phương tiện từ Lai Châu đi Sa Pa (Lào Cai) và ngược lại không thể di chuyển, gây ùn tắc trên tuyến.
Bảo đảm thông tin liên lạc cho hơn 32 triệu thuê bao trong bão số 3

Bảo đảm thông tin liên lạc cho hơn 32 triệu thuê bao trong bão số 3

(LĐTĐ) Trước ảnh hưởng của cơn bão số 3, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông điều phối lực lượng, phương tiện, thiết bị từ các tỉnh lân cận hỗ trợ cho các tỉnh chịu ảnh hưởng lớn của bão. Mục tiêu trong ngày 8/9 sẽ khôi phục thông tin liên lạc, đảm bảo mạng lưới viễn thông trên toàn bộ khu vực chịu ảnh hưởng của bão được hoạt động ổn định và an toàn.
Báo động lũ cấp III trên sông Tích

Báo động lũ cấp III trên sông Tích

(LĐTĐ) 18h50 phút tối nay (8/9), mực nước trên sông Tích đã đạt 8,41m, vượt mức báo động lũ cấp III là 0,01m. Các xã ven đê thuộc các huyện Thạch Thất, Phúc Thọ và thị xã Sơn Tây cần chủ động ứng trực, sẵn sàng triển khai kế hoạch, phương án ứng phó thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ”, bảo đảm an toàn về người, giảm thiệt hại về tài sản, không để xảy ra các tình huống bị động, bất ngờ...
Tái cung cấp điện trở lại, đảm bảo hàng hóa thiết yếu cho người dân sau bão

Tái cung cấp điện trở lại, đảm bảo hàng hóa thiết yếu cho người dân sau bão

(LĐTĐ) Lãnh đạo Bộ Công Thương đã có chỉ đạo các đơn vị trực thuộc nhanh chóng triển khai các giải pháp tái cung cấp điện trở lại, trong đó tập trung vào 3 nhiệm vụ trọng tâm đó là đảm bảo cấp điện trở lại, nguồn cung xăng dầu và hàng hoá thiết yếu cho người dân sau cơn bão số 3.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Liên bang Nga

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Liên bang Nga

(LĐTĐ) Hôm nay (8/9) Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã rời Hà Nội lên đường thăm chính thức Liên bang Nga.
Mực nước sông dâng cao, cảnh báo ngập lụt vùng ven sông, trũng thấp

Mực nước sông dâng cao, cảnh báo ngập lụt vùng ven sông, trũng thấp

(LĐTĐ) Theo Dự báo của Đài Khí tượng thủy văn khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ, trước tình trạng lũ trên các sông đang lên cao có thể xảy ra ngập lụt, sạt lở đất ở vùng ven sông; nguy cơ mất an toàn đối với các tuyến đê thuộc huyện Chương Mỹ, Mỹ Đức, Quốc Oai, Thạch Thất,…
Nhiều địa phương được cấp điện trở lại trong ngày hôm nay

Nhiều địa phương được cấp điện trở lại trong ngày hôm nay

(LĐTĐ) Bão số 3 (Yagi) đổ bộ vào đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài sản của nhà nước và nhân dân các tỉnh miền Bắc, trong đó có ngành Điện.
Xem thêm
Phiên bản di động