Hoàn thiện chính sách, pháp luật nhằm thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm thực chất
Hoàn thiện pháp luật phải gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật Cơ hội để hoàn thiện pháp luật lao động |
Ngày 7/4, Bộ Tư pháp phối hợp cùng Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam, Đại sứ quán Vương quốc Thụy Điển tổ chức hội thảo “Đề xuất nội dung xây dựng Chương trình hành động quốc gia hoàn thiện chính sách và pháp luật nhằm thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm của doanh nghiệp tại Việt Nam”.
Kinh tế Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức và tiềm ẩn rủi ro
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu cho biết, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 của Việt Nam đã khẳng định quan điểm “coi con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất và mục tiêu của sự phát triển”.
![]() |
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu phát biểu tại hội thảo. |
Theo Thứ trưởng Phan Chí Hiếu, thời gian qua, bên cạnh kết quả đạt được, kinh tế Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém, khó khăn, thách thức và tiềm ẩn nhiều rủi ro; các lĩnh vực văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường nhiều mặt còn yếu kém, khắc phục còn chậm; chất lượng môi trường ở nhiều nơi xuống cấp, nhất là tại các đô thị, khu công nghiệp, làng nghề, lưu vực một số sông…
Lý do là tăng trưởng kinh tế nhanh không chỉ mang đến cơ hội mà còn đi kèm một số rủi ro về xã hội và môi trường có ảnh hưởng rộng khắp đến người lao động, người tiêu dùng, cộng đồng và tài nguyên thiên nhiên quan trọng đối với sinh kế của người dân.
“Một số vi phạm pháp luật liên quan các hành vi lũng đoạn thị trường hay tìm kiếm lợi nhuận bất chính trong dịch bệnh đang được xử lý vừa qua ở Việt Nam là ví dụ về hậu quả của hành vi kinh doanh thiếu trách nhiệm”, Thứ trưởng Phan Chí Hiếu nói.
Chìa khóa là thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm
Trong bối cảnh đó, chìa khóa để cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững của Việt Nam chính là thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đặt ra yêu cầu về “thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp”, “xây dựng văn hóa doanh nghiệp, doanh nhân và kinh doanh”; “khuyến khích doanh nhân thực hiện trách nhiệm xã hội và tham gia phát triển xã hội”, và “khuyến khích làm giàu theo pháp luật… gắn với nâng cao trách nhiệm xã hội”.
Hiện nay, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) được hiểu là mang tính khuyến khích, còn thực hành kinh doanh có trách nhiệm (RBP) là mang tính bắt buộc, thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với các chủ thể liên quan, như: Người lao động, người tiêu dùng, cộng đồng dân cư chịu tác động từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Nghị quyết số 99/NQ-CP ngày 30/8/2021 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026 thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 đã giao Bộ Tư pháp xây dựng “Đề án ban hành Chương trình hành động quốc gia hoàn thiện chính sách và pháp luật nhằm thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam” để trình Thủ tướng Chính phủ trong năm 2023.
Phát biểu tại hội thảo, Trưởng Đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam Caitlin Wiesen cho biết, Việt Nam nằm trong số 7 quốc gia châu Á đang trong quá trình thực hiện các Nguyên tắc hướng dẫn của Liên hợp quốc về Kinh doanh và Quyền con người, thông qua việc xây dựng Chương trình hành động quốc gia hoàn thiện chính sách và pháp luật nhằm thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm của doanh nghiệp tại Việt Nam.
Việt Nam đang ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-25, việc xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia nhằm thúc đẩy tôn trọng quyền con người trong bối cảnh hoạt động kinh doanh thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam với tư cách là thành viên tương lai của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.
Nhà nước, doanh nghiệp và xã hội cùng chung tay
Tại hội thảo, các đại biểu đã thảo luận sôi nổi về thực hành kinh doanh có trách nhiệm của doanh nghiệp. Nhiều ý kiến cho rằng, thực hiện kinh doanh có trách nhiệm là Nhà nước, doanh nghiệp và xã hội cùng chung tay để chăm lo cuộc sống của người lao động tốt hơn, nhất là với người yếu thế, lao động di cư, lao động khuyết tật...
![]() |
Toàn cảnh hội thảo. |
Thực hành kinh doanh có trách nhiệm đòi hỏi doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở việc tuân thủ pháp luật mà còn phải thực hiện các biện pháp đánh giá rủi ro đối với các yếu tố con người, xã hội và môi trường, đồng thời giải quyết các nguy cơ tiềm ẩn, như phòng ngừa, giảm thiểu hoặc tiến hành biện pháp khắc phục thích hợp khi xảy ra các vi phạm. Đây là trách nhiệm chính của doanh nghiệp, tuy nhiên, Nhà nước và xã hội cũng có trách nhiệm để thúc đẩy và bảo đảm tuân thủ.
Tuy nhiên, hiện nay, nhận thức về thực hành kinh doanh có trách nhiệm của nhiều cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và doanh nghiệp chưa đáp ứng được mục tiêu của các chính sách, quy định pháp luật và Hướng dẫn thực hành kinh doanh có trách nhiệm của Liên hợp quốc (UNGPs) nên hiệu quả của thực hành kinh doanh có trách nhiệm chưa cao.
Trong thực tế, có những doanh nghiệp thực hành kinh doanh có trách nhiệm chỉ để bảo đảm thực hiện đúng quy định pháp luật, yêu cầu của đối tác kinh doanh trong chuỗi cung ứng mà chưa thực hiện hành vi kinh doanh có trách nhiệm thực chất...
Theo Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu, thời gian qua, Bộ Tư pháp đã chủ động phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, với sự hỗ trợ của UNDP, tiến hành một số nghiên cứu, rà soát, hội thảo tham vấn về vấn đề này, trong đó xác định ít nhất 3 định hướng để chuẩn bị nội dung Đề án, gắn với các nhiệm vụ, giải pháp triển khai.
Cụ thể gồm: Hoàn thiện chính sách, pháp luật về thực hành kinh doanh có trách nhiệm; thúc đẩy hiệu quả, chất lượng của công tác tổ chức thi hành chính sách, pháp luật liên quan; nâng cao nhận thức, năng lực về thực hành kinh doanh có trách nhiệm cho các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp và xã hội.
Nên xem

Đặc sắc Lễ hội Tết Nguyên Tiêu TP.HCM

Hà Tĩnh - Quảng Bình: Tổ chức Lễ hội Cầu ngư đầu năm

Chùm ảnh: Hàng ngàn người nô nức tham gia trẩy hội Đền Và

Hàng nghìn người dâng lễ chùa Ngọc Hoàng vào rằm tháng Giêng

Hoa mận nở rộ, phủ trắng cao nguyên Mộc Châu và vùng núi Vân Hồ

Nồm ẩm kéo dài, thiết bị sấy, hút ẩm đắt hàng

Ngày thơ Việt Nam - Điểm hẹn văn hóa của những người yêu thơ
Tin khác

Trình tự thay đổi địa điểm đặt trụ sở chi nhánh của tổ chức tín dụng phi ngân hàng
Tin mới 05/02/2023 12:10

Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN: Thảo luận cởi mở, thực chất nhiều vấn đề quốc tế và khu vực
Quốc tế 04/02/2023 18:17

Kiểm tra công tác quản lý lễ hội Xuân tại thị xã Sơn Tây
Sự kiện 04/02/2023 14:23

Nhiều tác phẩm sắc sảo, có nét mới tại Giải “Búa liềm vàng” lần thứ VII - năm 2022
Tin mới 03/02/2023 23:13

Với Đảng trọn niềm tin
Thời sự 03/02/2023 22:14

Nỗ lực cải cách hành chính, giảm chi phí cho người dân và doanh nghiệp
Tin mới 03/02/2023 19:37

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giá điện cần cân bằng, hợp lý giữa lạm phát và tăng trưởng
Thời sự 03/02/2023 19:32

Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng và sự vận dụng trong tình hình hiện nay
Tin mới 03/02/2023 11:27

Đảng và mùa xuân tương lai dân tộc
Sự kiện 03/02/2023 10:04

Tiếp bước truyền thống vẻ vang của Đảng, quyết tâm xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại xứng đáng với sự tin yêu, kỳ vọng của Đảng, Nhà nước
Tin mới 03/02/2023 10:02