Hoàn thành 2 dự án chỉnh trang đô thị lớn tại TP.HCM
TP.HCM: Chấn chỉnh việc quản lý vốn tạm ứng đầu tư công Hành khách đi lại dịp Lễ 2/9 tại TP.HCM tăng cao Huy động 100.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ cho các công trình hạ tầng giao thông |
Theo đó, ngày 30/8, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Nhà Bè, TP.HCM tổ chức lễ thông xe, đưa vào sử dụng dự án cầu Cây Khô, giúp rút ngắn khoảng cách di chuyển giữa huyện Nhà Bè và huyện Bình Chánh.
Thông xe dự án cầu Cây Khô, huyện Nhà Bè, TP.HCM. |
Theo Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè Triệu Đỗ Hồng Phước, Dự án cầu Cây Khô nối liền 2 khu vực bờ Đông và bờ Tây xã Phước Lộc, huyện Nhà Bè do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực huyện Nhà Bè làm chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư 500 tỷ đồng. Quy mô cầu dài 485m, đường dẫn đầu cầu dài 292m, rộng 12,5m và đường dân sinh hai bên dài 540m, rộng 15m.
Đây là cây cầu dài nhất trên địa bàn huyện, kết nối đường Nguyễn Bình (Nhà Bè) với đường Phạm Hùng (huyện Bình Chánh), giúp rút ngắn quãng đường đi vòng hơn 10km xuống còn 500m. Đặc biệt, người dân không còn phải chịu cảnh đi phà, đi đò như trước đây. Cầu Cây Khô còn góp phần giảm tải áp lực giao thông cho trục đường Nguyễn Hữu Thọ, giúp việc đi lại giữa đường Nguyễn Văn Linh với Khu công nghiệp Hiệp Phước và cảng Hiệp Phước được dễ dàng hơn.
Nghi thức khánh thành xử lý nước thải Bình Hưng. |
Cũng trong ngày 30/8, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM khánh thành công trình mở rộng hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng, thuộc dự án cải thiện môi trường nước Thành phố (giai đoạn 2).
Dự án Cải thiện môi trường nước Thành phố (giai đoạn 2) là dự án có quy mô và khối lượng thi công các hạng mục công trình rất lớn, địa bàn thi công trải dài qua địa bàn 8 quận, huyện với tổng diện tích lưu vực hơn 2.500ha, dân số khoảng 1,8 triệu người.
Dự án đã xây dựng tổng cộng 17 km cống tròn, cống hộp thoát nước mưa với đường kính cống tròn tối đa 2m; xây dựng 34 km cống bao thu gom nước thải cùng 156 giếng tách dòng và nâng công suất trạm bơm Đồng Diều, nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng lên đến 469.000 m3/ngày; nạo vét, kè bờ 6,5km các tuyến kênh trong lưu vực.
Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng, thuộc dự án cải thiện môi trường nước Thành phố (giai đoạn 2). |
Ông Bùi Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết: Thành phố luôn xem việc bảo vệ môi trường, tăng cường mảng xanh, xử lý rác thải, nước thải, cải tạo kênh rạch, cải thiện cuộc sống cho người dân sống trên và ven kênh, rạch là nhiệm vụ trọng tâm. Thành phố phấn đấu đến năm 2030 sẽ xử lý 100% lượng nước thải sinh hoạt tại 12 lưu vực thoát nước của Thành phố với tổng khối lượng khoảng 3 triệu m3/ngày; thu gom xử lý bằng công nghệ đốt phát điện và tái chế 100% khối lượng rác thải trên địa bàn thành phố.
“Khi đưa nhà máy Bình Hưng vào vận hành sẽ nâng tỷ lệ thu gom và xử lý nước thải của Thành phố từ 20,6% lên thành 40,8%; dự kiến, đạt 71,3% vào năm 2025 sau khi đưa nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc - Thị Nghè với công suất 480.000m3/ngày vào hoạt động”, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường cho biết thêm.
Dự án Cải thiện môi trường nước Thành phố, lưu vực kênh Tàu Hũ - Bến Nghé - Đôi - Tẻ (giai đoạn 2) có tổng mức đầu tư 11.300 tỷ đồng; trong đó nguồn vốn vay ODA của Nhật Bản thông qua Cơ quan JICA là 9.850 tỷ đồng, còn lại là vốn đối ứng từ ngân sách Thành phố. Dự án giúp hoàn thiện hệ thống thoát nước mưa, giải quyết tình trạng ngập tại các điểm ngập trong lưu vực; nạo vét, cải tạo các tuyến kênh Tàu Hũ, Bến Nghé, Kênh Ngang số 1, 2, 3 và một phần kênh Hàng Bàng; thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt trong lưu vực; chỉnh trang đô thị, nạo vét kè bờ các tuyến kênh chính trong lưu vực, khôi phục mặt nước một phần tuyến kênh Hàng Bàng; tái định cư cho các hộ dân sống ven và trên các tuyến kênh trong dự án; bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao chất lượng sống của người dân. Từ năm 2009, khi nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng giai đoạn 1 cùng hệ thống cống bao thu gom và trạm bơm nước thải Đồng Diều đi vào hoạt động, đến nay có khoảng 650 triệu m3 nước thải trong lưu vực kênh Tàu Hũ – Bến Nghé - Đôi – Tẻ được thu gom, không xả thẳng ra kênh gây ô nhiễm như trước và được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường; qua đó, màu xanh trên tuyến kênh Tàu Hũ - Bến Nghé từng bước được khôi phục. Dự kiến, sau khi dự án Cải thiện môi trường nước Thành phố giai (đoạn 3) được hoàn thành trong giai đoạn 2025 - 2030, toàn bộ các tuyến kênh Tàu Hũ – Bến Nghé - Đôi – Tẻ sẽ được trả lại màu xanh, tạo tiền đề cho mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, du lịch, giao thông thủy và nâng cao chất lượng sống của người dân trong lưu vực. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số
Lễ hội Gò Đống Đa lần đầu tổ chức vào buổi tối với nhiều nội dung đặc sắc
LĐLĐ quận Hoàng Mai đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì
Hà Nội chính thức có thêm 2 trường THPT chuyên
Khai mạc Diễn đàn quốc gia về doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần VI
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ khởi công xây dựng đường Đặng Thai Mai
Quận Tây Hồ trao Huy hiệu Đảng đợt 3/2 tới các đảng viên
Tin khác
Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà tại quận Nam Từ Liêm
Tin mới 14/01/2025 20:40
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón và hội đàm với Thủ tướng Nga
Tin mới 14/01/2025 19:54
Trưởng ban Dân vận Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà Tết tại Thạch Thất và Quốc Oai
Tin mới 14/01/2025 14:47
Cấp bách xử lý ô nhiễm không khí, ùn tắc giao thông, làm sống lại các dòng sông chết tại Hà Nội
Tin mới 14/01/2025 14:24
Vùng Đồng bằng sông Hồng phải tăng trưởng 2 con số để cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới
Tin mới 14/01/2025 10:27
Chuẩn y ông Nguyễn Lộc Hà giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương
Tin mới 13/01/2025 16:20
Thẩm định dự thảo Nghị quyết về xử lý một số nội dung liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy
Tin mới 13/01/2025 11:23
Hoàn thiện phương án sắp xếp tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, huyện
Tin mới 12/01/2025 23:18
Lãnh đạo thành phố Hà Nội gặp mặt đại diện các cơ quan báo chí
Tin mới 10/01/2025 13:49
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà thăm, tặng quà Tết tại Đồng Nai
Tin mới 09/01/2025 18:13