Hiệu quả từ việc chuyển đổi số trong quản lý, phát triển chuỗi cung ứng nông sản an toàn

Trước xu hướng ngày càng nhiều người tiêu dùng ứng dụng công nghệ thông tin để tìm kiếm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, các hợp tác xã, các cơ sở sản xuất, chế biến nông sản đã chủ động, tích cực chuyển đổi số trong quản lý, phát triển chuỗi cung ứng nông sản an toàn. Từ đó, tạo niềm tin đối với người tiêu dùng và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
Nông sản Việt rộng cửa xuất khẩu vào các thị trường lớn Hà Nội: 100 đơn vị tham gia Hội chợ nông sản, thực phẩm an toàn năm 2024 Nỗ lực bảo tồn và phát triển các giống mít đặc sản

Là một trong những đơn vị sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP có diện tích lớn trên địa bàn thành phố Hà Nội, Hợp tác xã sản xuất và dịch vụ nông nghiệp Thanh Hà đã chú trọng áp dụng công nghệ 4.0 để quảng bá sản phẩm đến với đông đảo người tiêu dùng.

Bà Bùi Thị Thanh Hà - Giám đốc Hợp tác xã sản xuất và dịch vụ nông nghiệp Thanh Hà cho biết, hợp tác xã có diện tích khoảng 10.000m2 để trồng rau mầm, toàn bộ sản phẩm tại hợp tác xã được sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ từ việc chọn giống, vệ sinh giá thể cho đến hệ thống nước tưới và chăm sóc rau. Để sản phẩm của hợp tác xã được quảng bá và nhiều người biết đến, thuận tiện trong truy xuất của người tiêu dùng, hợp tác xã đã ứng dụng công nghệ thông tin đăng ký QRcode tích hợp với thông tin truy xuất nguồn gốc của sản phẩm, như quy trình sản xuất, thu hoạch, đóng gói...

Hiệu quả từ việc chuyển đổi số trong quản lý, phát triển chuỗi cung ứng nông sản an toàn
Ngày càng có nhiều hợp tác xã đăng ký QRcode tích hợp với thông tin truy xuất nguồn gốc của sản phẩm, nhờ đó, người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn sản phẩm.

Người tiêu dùng chỉ với thao tác quét mã QRcode gắn trên sản phẩm bằng điện thoại thông minh là đã có thể nắm được đầy đủ thông tin nguồn gốc của sản phẩm và không bị lẫn với bất kỳ sản phẩm, nhãn hiệu nào khác cùng loại bán trên thị trường. Từ đó, tạo được niềm tin cho người tiêu dùng, mỗi năm hợp tác xã cung ứng cho thị trường hơn 200 tấn rau mầm các loại.

Không chỉ có Hợp tác xã sản xuất và dịch vụ nông nghiệp Thanh Hà, nhiều đơn vị sản xuất nông nghiệp khác trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng đã tạo được niềm tin với người tiêu dùng khi ứng dụng công nghệ trong đăng ký QRcode tích hợp với thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Ông Nguyễn Văn Hanh - Giám đốc Hợp tác xã rau an toàn Hải Anh cho biết, hợp tác xã có hơn 20ha sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Hợp tác xã đã ứng dụng công nghệ trong đăng ký QRcode tích hợp với thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm như quy trình sản xuất, thu hoạch, đóng gói... Qua đó, tạo được niềm tin với người tiêu dùng.

Số liệu thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho thấy, hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội đã xây dựng được 285 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số. Giá trị sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao, chuyển đổi số hiện nay chiếm khoảng 40% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của Hà Nội. Các mô hình ứng dụng hiệu quả tập trung nhiều tại các huyện như Mê Linh, Gia Lâm, Thường Tín, Đông Anh, Thanh Oai, Đan Phượng…

Theo bà Nguyễn Thị Thu Hằng - Chi cục trưởng Chi cục Chất lượng, chế biến và phát triển thị trường Hà Nội, ngành Nông nghiệp Hà Nội đã và đang tích cực hỗ trợ các hợp tác xã, doanh nghiệp phát triển Hệ thống truy xuất nguồn gốc nông lâm sản thuỷ sản thực phẩm thành phố Hà Nội (check.hanoi.gov.vn).

Hiện tại, hệ thống đã cấp tài khoản tham gia quản lý cho 3.430 cơ sở là các hợp tác xã, các cơ sở sản xuất, chế biến, sơ chế, đóng gói nông lâm sản và thủy sản với 13.353 bộ mã truy xuất nguồn gốc các sản phẩm nông lâm thủy sản đủ các tiêu chí về an toàn thực phẩm lên hệ thống.

Việc ứng dụng hệ thống thông tin trong quản lý chuỗi nông sản an toàn đã giúp các hợp tác xã, doanh nghiệp chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp thuần túy sang nền nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ 4.0. Đồng thời, các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm đã áp dụng công nghệ thông tin vào chương trình quản lý chất lượng tiên tiến, quản lý logistic kho bãi, bảo quản, xúc tiến liên kết chuỗi sản xuất, tiêu thụ sẽ kiểm soát được nguồn gốc chất lượng nông sản từ nguyên liệu đến sản phẩm ra thị trường.

Ngoài ra, thành phố Hà Nội đang nỗ lực thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp với mục tiêu hiện đại hóa và nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Được biết, Ủy ban nhân dân Thành phố sẽ bố trí hơn 10 tỷ đồng từ ngân sách để hỗ trợ các huyện trong việc mua sắm máy móc, thiết bị phục vụ chuyển đổi số trong nông nghiệp. Trong năm 2024, chương trình sẽ được triển khai tại 7 địa điểm, hỗ trợ 28 cơ sở với tổng kinh phí 3.657 tỷ đồng. Năm 2025, kế hoạch mở rộng sang 8 huyện khác, với 49 cơ sở được hỗ trợ, với tổng kinh phí 6.551 tỷ đồng.

Với sự đầu tư mạnh mẽ về cơ sở vật chất và công nghệ, đặc biệt là việc hỗ trợ phần mềm ứng dụng chuyển đổi số trong quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp trong tình hình mới, từng bước hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu để quản lý, giám sát và kiểm soát sản phẩm nông, lâm, thủy sản trên thị trường... đã góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động đối với sản xuất, kinh doanh nông sản an toàn.

Mạnh Quân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tuyên án các bị cáo trong vụ sai phạm tại Tổng Công ty Chè Việt Nam

Tuyên án các bị cáo trong vụ sai phạm tại Tổng Công ty Chè Việt Nam

Sáng 22/4, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên án các bị cáo trong vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Tổng Công ty Chè Việt Nam.
500.000 sản phẩm Vinamilk từ quỹ sữa vươn cao Việt Nam đến với trẻ em đúng dịp 50 năm đất nước thống nhất

500.000 sản phẩm Vinamilk từ quỹ sữa vươn cao Việt Nam đến với trẻ em đúng dịp 50 năm đất nước thống nhất

Hòa cùng không khí cả nước hướng về dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Vinamilk và Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam đã trao tặng 500.000 hộp sữa đến 11.000 trẻ em khó khăn. Quỹ sữa năm thứ 18 đã được khởi động tại TP.HCM ngay trước thềm sự kiện lớn của đất nước.
Sara Dragan và Dàn nhạc Giao hưởng Hà Nội thăng hoa trong đêm nhạc Tchaikovsky

Sara Dragan và Dàn nhạc Giao hưởng Hà Nội thăng hoa trong đêm nhạc Tchaikovsky

Với kỹ thuật điêu luyện và cảm xúc tràn đầy, nghệ sĩ violin trẻ tuổi Sara Dragan cùng Dàn nhạc Giao hưởng Hà Nội và nhạc trưởng Orhan Salliel đã mang đến một hành trình âm nhạc lắng đọng và mãnh liệt, tôn vinh vẻ đẹp trường tồn của âm nhạc Tchaikovsky.
SHB lãi gần 4.400 tỷ đồng quý I, đạt 30% kế hoạch năm

SHB lãi gần 4.400 tỷ đồng quý I, đạt 30% kế hoạch năm

Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) vừa công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 với những dấu ấn tăng trưởng đầy ấn tượng, tiếp tục khẳng định sức bật nội tại mạnh mẽ với chiến lược phát triển được hoạch định đúng hướng, bài bản.
Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc 2025 sẽ diễn ra từ 6 - 8/5 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc 2025 sẽ diễn ra từ 6 - 8/5 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc diễn ra từ 6 - 8/5 tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh. Dự kiến có khoảng 1.250 đại biểu đến từ 85 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự kỳ Vesak năm nay.
Toàn cảnh Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X

Toàn cảnh Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X

Sáng 22/4, Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025 chính thức khép lại (giải đấu diễn ra từ ngày 11/4 đến 22/4/2025). Đội bóng LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm xuất sắc giành Cúp vô định. Giải Nhì thuộc về Công ty Cổ phần Xây dựng Giao thông Long Thành (trực thuộc LĐLĐ huyện Quốc Oai). Giải Ba được trao cho Công ty TNHH Hanwha Aero Engines (thuộc LĐLĐ huyện Thạch Thất). Dưới đây là chi tiết kết quả giải đấu.
Chuẩn bị tốt các nội dung để sẵn sàng đàm phán thuế quan với phía Hoa Kỳ

Chuẩn bị tốt các nội dung để sẵn sàng đàm phán thuế quan với phía Hoa Kỳ

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần tiếp tục đàm phán thúc đẩy quan hệ thương mại cân bằng, ổn định, bền vững, hiệu quả với Hoa Kỳ; tinh thần là phải bình tĩnh, sáng suốt, kiên định…

Tin khác

Hà Nội sẽ tổ chức 2 điểm bắn pháo hoa chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Hà Nội sẽ tổ chức 2 điểm bắn pháo hoa chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

UBND thành phố Hà Nội vừa thông báo kế hoạch tổ chức bắn pháo hoa chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975), tạo không khí phấn khởi và đoàn kết trong nhân dân Thủ đô.
Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới

Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới

Ngày 21/4, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Báo Hànộimới phối hợp với huyện Ứng Hòa tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Phát huy truyền thống phong trào Chiếc gậy Trường Sơn trong kỷ nguyên mới”.
Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Xem thêm
Phiên bản di động