Hiệu quả từ phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi
Lan tỏa các phong trào thi đua yêu nước trong nông dân Thực hiện tổng kết 20 năm Đảng lãnh đạo hoạt động của Hội Nông dân Nông dân Sơn Tây ủng hộ thực phẩm cho tuyến đầu chống dịch |
Theo báo cáo tổng kết phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng giai đoạn 2015-2020 của Hội Nông dân thành phố Hà Nội, trong những năm qua, các cấp Hội đã triển khai hiệu quả phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững, coi đây là phong trào trọng tâm, nòng cốt trong các phong trào thi đua của Hội.
Hàng năm, các cấp Hội tổ chức phát động thi đua, vận động hội viên đăng ký thực hiện, bình xét công khai dân chủ. Với ý nghĩa đem lại lợi ích thiết thực trong phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, kinh tế tập thể... nên được các cấp Hội và hội viên nông dân tích cực hưởng ứng tham gia. Trong 5 năm qua, đã có 1.582.656 lượt hộ hội viên nông dân đăng ký Hộ sản xuất kinh doanh giỏi các cấp.
Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững đã được đông đảo hội viên, nông dân hưởng ứng |
Các cấp Hội Nông dân trong Thành phố đã xây dựng được 752 mô hình kinh tế tập thể. Năm 2020 các đơn vị đã đăng ký xây dựng 443 mô hình, với 14.029 hộ tham gia. Hội viên, nông dân sản xuất kinh doanh giỏi đã tham gia ngày càng nhiều vào việc xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh dịch vụ ở nông thôn gồm: Hợp tác xã; Tổ hợp tác; Câu lạc bộ sản xuất kinh doanh giỏi… Một số hộ đã thành lập được doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp góp phần tăng trưởng kinh tế - xã hội tại địa phương.
Các cấp Hội Nông dân Thành phố cũng đã làm tốt công tác đào tạo nghề và hỗ trợ việc làm cho lao động nông thôn. Hàng năm, các cấp Hội phối hợp với Trường Trung cấp nghề Trung ương Hội và các đơn vị liên quan để khảo sát nhu cầu đào tạo nghệ của nông dân, tư vấn và lập danh sách, hỗ trợ làm hồ sơ thủ tục đào tạo nghề ngắn hạn, phối hợp tổ chức các lớp dạy nghề, nhân cấy nghề, truyền nghề cho nông dân. 5 năm qua đã có 1.725 lớp được tổ chức, đào tạo được 57.125 lượt người, đã có 36.213 người được tư vấn, hướng dẫn và giới thiệu việc làm.
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hội viên, nông dân sản xuất kinh doanh, các cấp Hội đã tăng cường hoạt động tư vấn, hướng dẫn, cung cấp thông tin thị trường, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm cho nông dân; tổ chức các buổi thông tin tuyên truyền; tập huấn và tư vấn hướng dẫn về bảo hộ nhãn hiệu, xây dựng thương hiệu sản phẩm và kỹ năng kinh doanh thương mại cho cán bộ, hội viên nông dân; tích cực tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương lựa chọn các đặc sản của địa phương để đăng ký, làm thủ tục bảo hộ quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể đối với các sản phẩm do nông dân sản xuất.
Các cấp Hội đã tích cực vận động hội viên, nông dân tương trợ, giúp đỡ các hộ nông dân có hoàn cảnh khó khăn. Đồng thời, làm tốt công tác hỗ trợ hội viên nông dân vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh. Hội Nông dân các cấp chủ động phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tín chấp vay vốn giúp nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh. Thông qua đó đã góp phần giải quyết việc làm cho trên 50 nghìn lao động tại địa bàn nông thôn, giúp nhiều hộ khó khăn tạo việc làm tăng thu nhập, cải thiện đời sống.
Cùng với việc hỗ trợ vốn, các cấp Hội đã tích cực hỗ trợ về khoa học kỹ thuật và cung ứng vật tư nông nghiệp cho hội viên nông dân. Trong 5 năm qua, các cấp Hội đã chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện, trực tiếp và phối hợp tổ chức được 14.211 lớp tập huấn khoa học kỹ thuật cho 1.420.526 lượt hội viên nông dân; tổ chức cho gần 7.000 lượt cán bộ, hội viên tham gia học tập kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp hiệu quả trong và ngoài thành phố nhằm cung cấp cho hội viên, nông dân những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh.
Với việc triển khai hiệu quả phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững đã góp phần đem lại lợi ích thiết thực trong phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, kinh tế tập thể. Đồng thời, góp phần thực hiện mục tiêu tăng hộ giàu, giảm hộ nghèo trên địa bàn thành phố, thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động khu vực nông thôn và đóng góp tích cực vào xây dựng nông thôn mới.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Infographic 04/11/2024 20:52
EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 17:32
Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:36
Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:25
Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:05
Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới
Nhịp sống Thủ đô 03/11/2024 07:16
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 23:19
Hội khoẻ Hội Nhà báo thành phố Hà Nội mở rộng năm 2024 đã thành công tốt đẹp
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 17:25
Thanh Trì triển khai công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 12:17
Hà Nội: Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 06:20