Hiện tượng Evergrande có tác động dây chuyền lên thị trường BĐS và tài chính toàn cầu?

(LĐTĐ) Nguy cơ sụp đổ của tập đoàn bất động sản Evergrande có tác động dây chuyền lên thị trường bất động sản, tài chính toàn cầu, liệu Việt Nam có nằm trong sự ảnh hưởng của “hiện tượng Evergrande”?
Giằng co các nhận định trái chiều thị trường bất động sản hậu Covid-19 Ngân hàng không hỗ trợ lãi suất, doanh nghiệp bất động sản "thở oxy" Các ngân hàng thương mại có đang kinh doanh 'âm vốn'?

Khi “gã khổng lồ” lung lay sụp đổ

Trong một tháng qua, sự lung lay sụp đổ của tập đoàn bất động sản hàng đầu Trung Quốc Evergrande không chỉ khiến các nhà đầu tư trực tiếp (nắm cổ phiếu, trái phiếu) và khách hàng mua nhà của Evergrande ngồi trên đống lửa, mà các tổ chức tài chính và truyền thông lớn trên thế giới cũng đang e ngại tác động dây chuyền khiến toàn bộ thị trường bất động sản (BĐS) và hệ thống tài chính Trung Quốc (TQ) suy sụp, và kéo theo hệ thống tài chính thế giới.

Chuyên gia kinh tế TS.Đinh Thế Hiển
Chuyên gia kinh tế TS.Đinh Thế Hiển

Mối lo này do tầm ảnh hưởng và tác động của “gã khổng lồ” Evergrande là rất lớn, làm khơi ngòi cho “trái bom” tăng trưởng quá mức của thị trường bất động sản TQ. Kèm theo đó là các khoản nợ khủng đã được nhận định nhiều năm nay.

Được thành lập vào năm 1996, Evergrande đã tăng tốc trong 2 thập kỷ qua để trở thành nhà phát triển bất động sản lớn thứ hai TQ với doanh thu khoảng 700 tỉ nhân dân tệ (110 tỉ USD) vào năm 2020.

Ngành BĐS đóng góp tới hơn 1/4 GDP TQ, và Evergrande là trung tâm của ngành này với hơn 1,6 triệu căn hộ đang xây dựng, 70.000 nhà đầu tư và món nợ gần hai nghìn tỉ nhân dân tệ (khoảng 305 tỉ USD). Evergrande là nhà phát hành trái phiếu USD lớn nhất ở Trung Quốc, chiếm 16% tổng dư nợ, theo số liệu của Bank of America.

Hiện giờ giá cổ phiếu và trái phiếu của Evergrande rớt không phanh, các cổ đông hầu như mất trắng, sụp giảm 90% từ đỉnh 2020. Tuy nhiên, dù các thông tin cực xấu, nhưng cổ phiếu và trái phiếu của Evergrande chưa trở thành giấy lộn như một số tập đoàn nước ngoài trong các đợt khủng hoảng. Giá giao dịch hôm nay là 2,28 đô la Hồng Kông (so với giá IPO năm 2009 là 3,5) và tác động dây chuyền chưa bùng nổ. China Minsheng Banking Corp, ngân hàng (NH) cho vay lớn của Evergrande, chỉ mới giảm 4,6% giá cổ phiếu. Như vậy vẫn có nhiều nhà đầu tư bắt đáy để tìm kiếm lợi nhuận cao khi cổ phiếu Tập đoàn này phục hồi.

Niềm tin nhà đầu tư bắt đáy cổ phiếu, trái phiếu Evergrande dựa trên thị trường BĐS TQ là bong bóng lớn nhất mà ai cũng nhắc đến, vì thế nếu có điều gì xảy ra thì sẽ ngay lập tức tạo ra rủi ro hệ thống tài chính và cho toàn bộ nền kinh tế. Do vậy, nhiều khả năng chính phủ Trung Quốc sẽ ra tay cứu nhằm không để Tập đoàn này sụp đổ như đã từng cứu nhiều tập đoàn lớn nhà nước để giử vững niềm tin cho nhà đầu tư nước ngoài, và không để thị trường bất động sản bị sụp đổ.

Điều gì sẽ xảy ra nếu Evergrande sụp đổ

Bản tin mới nhất trên Reuters với tựa đề “China Evergrande is not 'too big to fail', says Global Times editor”, đã cung cấp thông điệp của Chính Phủ TQ sẽ để Evergrande tự xử lý theo cơ chế thị trường. Điều này có nghĩa các chủ nợ nếu muốn cứu vãn những khoản đầu tư trái phiếu của mình sẽ phải tự thương thảo với Tập đoàn và tự xử lý với nhau.

“Trái bom” tăng trưởng nóng thị trường BĐS TQ dựa trên vay vốn, mà điển hình là tập đoàn Evergrande. Tuy nhiên, việc Tập đoàn này sụp đổ chưa thể tạo hiệu ứng dây chuyền cho thị trường BĐS như các tổ chức tài chính và truyền thông nhận định, bởi vì đặc điểm của hệ thống tài chính của TQ có sự kiểm soát khá mạnh của Nhà nước.

cổ phiếu vá trái phiếu Evergrande giảm không phanh trong tháng qua. Nguồn: Bloomberg
Cổ phiếu và trái phiếu Evergrande giảm không phanh trong tháng qua. Nguồn: Bloomberg

Có thể Chính phủ sẽ tiếp quản các dự án BĐS dang dở mà khách hàng đã đóng tiền để bảo đảm tập đoàn phải hoàn thành các hợp đồng mà khách hàng đã đóng tiền mua nhà. Điều này sẽ làm an lòng người dân TQ trong việc đầu tư BĐS, cũng như tin tưởng Chính phủ bảo vệ quyền lợi; Và điều này cũng là nguyên tắc xử lý nợ khi một công ty mất khả năng thanh toán (phá sản).

Về nguyên tắc xử lý nợ, các ngân hàng TQ cho Tập đoàn này vay đang nắm các BĐS thế chấp để thu hồi khá lớn tiền vay, tất nhiên họ sẽ mất khá nhiều phần lãi vay. Và như vậy hệ thống ngân hàng của TQ cũng không quá bị ảnh hưởng về khoản nợ đã cho vay, nên không tạo làn sóng lo lắng sự sụp đổ của các ngân hàng thương mại. Đây là điều quan trọng nhất.

Thiệt hại rất nặng là những nhà đầu tư trái phiếu, bao gồm nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Những người này là những nhà đầu tư chứng khoán với cơ chế thị trường "thu nhập cao kèm rủi ro". Việc mất phần lớn thậm chí mất trắng là thường trên thị trường đầu tư chứng khoán. Trong quá khứ mà thị trường chứng khoán Mỹ đã chứng kiến nhiều vụ sụp đổ lớn không kém, thậm chí quy mô lớn hơn như vụ Tập đoàn năng lượng Enron. Trái phiếu các doanh nghiệp TQ thường có lãi suất rất cao, lên tới 8% đến trên 10%/năm, cao hơn nhiều so với trái phiếu an toàn. Do vậy không có lý do gì Chính phủ phải bảo vệ thị trường đầu tư rủi ro này.

Thiệt hại nặng nhất chính là các cổ đông Tập đoàn, dự là sau khi xử lý hết có thể các cổ đông sẽ trắng tay. Điều này cũng là thông lệ trên thị trường chứng khoán, khi một công ty kinh doanh thua lỗ, sụp đổ vì vay quá lớn. Các nhà đầu tư chứng khoán tìm kiếm lợi nhuận cao sẽ phải chấp nhận.

Hiện tượng Evergrande có tác động dây chuyền lên thị trường BĐS và tài chính toàn cầu?
Cổ phiếu và trái phiếu Evergrande giảm không phanh trong tháng qua. Nguồn: Bloomberg

Tóm lại, khoản thiệt hại lớn nhất nằm trong các nhà đầu tư chứng khoán Trung Quốc và quốc tế. Con số này rất lớn, nhưng thiệt hại chia cho hơn 70.000 nhà đầu tư, chứ không phải cho hệ thống ngân hàng thương mại trong nước đang cho vay. Về phía người mua nhà nhiều khả năng thiệt hại ít nhất, hoặc không thiệt hai khi họ được nhận nhà.

Nhiều nhận định cho rằng, nền kinh tế Trung Quốc sẽ thiệt hại nặng nếu Chính Phủ không cứu, vì nhà đầu tư quốc tế sẽ rút vốn!

Có vẻ TQ đã sẵn sàng cho vấn đề này. Trong thị trường chứng khoán (TTCK), đối với nhà đầu tư ngắn hạn, họ chấp nhận có rủi ro để tiếp tục trade cổ phiếu, trái phiếu các doanh nghiệp TQ do cơ hội sinh lời cao khiến nhà đầu tư bất chấp rủi ro. Mặt khác, quy mô TTCK TQ quá lớn, đủ để hấp dẫn các giao dịch quy mô lớn đến cực lớn.

Đối với nhà đầu tư lâu dài (FDI), nguồn vốn mà TQ cần nhất, thì không vì sự sụp của Evergrande mà họ rút đi vì họ không có liên quan. Nhóm này chỉ quan tâm thị trường tiêu thụ của TQ, và nguồn cung ứng để họ sản xuất hàng xuất khẩu hiệu quả.

Tóm lại, có lẽ Chính quyền TQ không lo việc tập đoàn Evergrande sụp đổ sẽ ảnh hưởng nặng đến thị trường BĐS và tài chính TQ. Trái lại, TQ đang thực thi một chiến lược "tăng cường quyền lực nhà nước" trong việc kiểm soát thị trường, giảm vai trò và tác động của các tập đoàn tư nhân phi nhà nước (không có vốn nhà nước). Các nhà cầm quyền Bắc Kinh làm điều này để tập trung sức mạnh cho một trận chiến trường kỳ sắp tới "dựa trên nền kinh tế thế giới bình thường mới hậu Covid-19".

Sự tác động đến thị trường Việt Nam

Còn đối với thị trường BĐS Việt Nam, như đã nhận định ở trên, tầm cỡ như Evergrande với núi nợ 300 tỉ USD, tỉ lệ nợ trái phiếu lớn dù có sụp đổ cũng không ảnh hưởng nặng đến nền kinh tế và thị trường BĐS TQ thì Việt Nam càng không lo việc này vì các nhận định sau :

Thứ nhất, các doanh nghiệp BĐS Việt Nam chưa có các khoản nợ quốc tế bằng USD đáng kể, không nhiều và không phổ biến.

Thứ hai, kinh tế Việt Nam vẫn còn trong tiến trình tăng trưởng. Theo đó, đầu tư hạ tầng và quá trình đô thị hóa vẫn tiếp diễn mạnh mẽ là chỗ dựa vững chắc cho thị trường BĐS khi vẫn có nền tảng kinh tế - xã hội để phát triển.

Ngoài ra, đặc điểm đầu tư tại Việt Nam thì BĐS vẫn có ưu thế hơn các kênh khác nên vẫn được nhà đầu tư chọn lựa.

Hiện nay, tại thị trường BĐS nước ta việc đầu tư trung - dài hạn BĐS với những vị trí đắc địa hoặc tiềm năng vẫn là một sự lựa chọn tốt. Tuy nhiên, xu hướng đầu tư lướt sóng BĐS phải có kịch bản sống chung với nợ nếu bị hụt tài chính 2, 3 năm. Đặc biệt, nhà đầu tư cần cẩn trọng với trái phiếu của các công ty BĐS (nhà nước không bảo vệ). Về thị trường cổ phiếu các công ty BĐS trade ngắn kiếm lời còn dư địa nhưng coi chừng việc bắt đáy để hưởng lợi nhuận cao thì dễ rơi vào thế “nắm dao rơi”.

TS. Đinh Thế Hiển

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ thị xã Sơn Tây: Đẩy mạnh các hoạt động hướng về cơ sở, vì lợi ích đoàn viên

LĐLĐ thị xã Sơn Tây: Đẩy mạnh các hoạt động hướng về cơ sở, vì lợi ích đoàn viên

(LĐTĐ) Hòa chung với công cuộc đổi mới của đất nước, những năm qua đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) thị xã Sơn Tây luôn phát huy truyền thống yêu nước, tích cực thi đua lao động sản xuất và xây dựng tổ chức Công đoàn ngày càng vững mạnh, góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị - kinh tế xã hội của từng đơn vị và toàn thị xã.
Ứng trực đảm bảo tốt trật tự an toàn giao thông

Ứng trực đảm bảo tốt trật tự an toàn giao thông

(LĐTĐ) Thực hiện chỉ đạo của Đảng ủy, Ban Giám đốc Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội trong việc bố trí lực lượng đảm bảo tốt trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị trên địa bàn Thành phố, Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết sẽ duy trì 112 vị trí chốt trực trong giờ cao điểm sáng, chiều; huy động 224 lượt người/ca trực.
Người dân muôn phương về quê Bác trong những ngày nghỉ lễ

Người dân muôn phương về quê Bác trong những ngày nghỉ lễ

(LĐTĐ) Trong hai ngày đầu dịp nghĩ lễ 30/4-1/5, rất đông người dân từ khắp mọi miền đất nước và nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức đã về với Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên - về với quê nội, quê ngoại của Bác.
Thị trường thiết bị làm mát tại Hà Nội: Nhiều chương trình giảm sâu, kích cầu mua sắm đầu hè

Thị trường thiết bị làm mát tại Hà Nội: Nhiều chương trình giảm sâu, kích cầu mua sắm đầu hè

(LĐTĐ) Những ngày đầu mùa hè, nền nhiệt độ ở khu vực miền Bắc, đặc biệt là tại Hà Nội đã xuất hiện nền nhiệt độ nắng nóng kéo dài. Trong đó, nhiều khu vực nhiệt độ đã lên tới hơn 40 độ C. Do vậy, nhiều hộ gia đình đã bắt đầu tìm đến cửa hàng điện máy để mua sắm thêm các thiết bị điện máy để làm mát, khiến thị trường thiết bị làm mát đầu hè trở nên sôi động hơn.
Phát hiện tài xế xe 45 chỗ không có bằng lái trên cao tốc Pháp Vân

Phát hiện tài xế xe 45 chỗ không có bằng lái trên cao tốc Pháp Vân

(LĐTĐ) Đội Cảnh sát giao thông số 14 (Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội) phát hiện xe khách giường nằm 45 chỗ có biểu hiện vi phạm đã ra hiệu lệnh dừng xe kiểm tra. Tại thời điểm kiểm tra, trên xe khách có hàng chục người dân đang trên đường về quê, lái xe đã vi phạm các lỗi: Không có giấy phép lái xe, không có lệnh vận chuyển, đăng kiểm xe đã hết hạn 1 tháng…
Ấn tượng Cuộc thi “Duyên dáng áo dài Việt Nam” trong nữ CNVCLĐ quận Long Biên năm 2024

Ấn tượng Cuộc thi “Duyên dáng áo dài Việt Nam” trong nữ CNVCLĐ quận Long Biên năm 2024

(LĐTĐ) Sự có mặt của 151 thí sinh đến từ 115 Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận Long Biên, trong trang phục áo dài truyền thống thướt tha, duyên dáng, đã đem đến cho công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và người dân trên địa bàn quận màn trình diễn ấn tượng, mãn nhãn với nhiều cung bậc cảm xúc.
Quận Đống Đa: Bảo đảm an toàn trật tự đô thị, an toàn giao thông dịp nghỉ lễ

Quận Đống Đa: Bảo đảm an toàn trật tự đô thị, an toàn giao thông dịp nghỉ lễ

(LĐTĐ) Nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, phục vụ việc đi lại thuận tiện, an toàn của nhân dân dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, UBND quận Đống Đa yêu cầu các đơn vị trên địa bàn thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp quản lý trật tự đô thị, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường.

Tin khác

Định hình lại chế độ kế toán hành chính sự nghiệp từ ngày 1/5/2024

Định hình lại chế độ kế toán hành chính sự nghiệp từ ngày 1/5/2024

(LĐTĐ) Ngày 17/4/2024, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 24/2024/TT-BTC hướng dẫn mới nhất về chế độ kế toán hành chính sự nghiệp, thay thế cho Thông tư 107/2017/TT-BTC và một số thông tư khác liên quan. Đây là bước tiến quan trọng nhằm cập nhật và chuẩn hóa các quy định kế toán, đồng thời đáp ứng nhu cầu quản lý tài chính ngày càng cao trong các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.
VN-Index bứt phá, lấy lại mốc 1.200 điểm

VN-Index bứt phá, lấy lại mốc 1.200 điểm

(LĐTĐ) Sau chuỗi ngày lao dốc, thị trường chứng khoán hôm nay bất ngờ đảo chiều tăng mạnh, VN-Index quay trở lại ngưỡng hỗ trợ 1.200 điểm.
Tiếp tục bàn để sửa Luật Đất đai

Tiếp tục bàn để sửa Luật Đất đai

(LĐTĐ) Thời gian qua, chính sách thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã từng bước được thể chế hoá theo nguyên tắc thị trường, góp phần định hướng và khuyến khích thị trường bất động sản phát triển. Tuy nhiên, cũng qua quá trình thực hiện, các văn bản quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục.
Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng can thiệp nếu tỷ giá có diễn biến bất lợi

Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng can thiệp nếu tỷ giá có diễn biến bất lợi

(LĐTĐ) Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục bám sát diễn biến thị trường, tình hình kinh tế trong và ngoài nước để điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ và giải pháp chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối. Đồng thời, sẵn sàng can thiệp nếu tỷ giá có diễn biến bất lợi.
Lãi suất tiết kiệm tăng tại một số ngân hàng

Lãi suất tiết kiệm tăng tại một số ngân hàng

(LĐTĐ) Từ đầu tháng 4, xu hướng tăng lãi suất tiết kiệm ở một số ngân hàng nhen nhóm trở lại với mức tăng 0,1-0,2% tại các kỳ hạn khác nhau. Theo các chuyên gia nguyên nhân bởi đang có xu hướng dòng tiền rút ra khỏi ngân hàng tìm đến các kênh đầu tư khác trong khi đó tín dụng bắt đầu khởi sắc.
Sắp xếp, xử lý tài sản công: Tiếp tục gỡ vướng chính sách

Sắp xếp, xử lý tài sản công: Tiếp tục gỡ vướng chính sách

(LĐTĐ) Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính) vừa tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công (thay thế Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017, Nghị định số 67/2021/NĐ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ).
Tỉnh Nghệ An đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024

Tỉnh Nghệ An đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung vừa ký công điện yêu cầu người đứng đầu các sở, ban, ngành, địa phương, ban quản lý dự án và chủ đầu tư đề cao trách nhiệm, tập trung triển khai các nhiệm vụ, giải pháp về giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đồng bộ, kịp thời, hiệu quả và quyết liệt hơn nữa.
Kinh tế Việt Nam 2024: Nỗ lực phục hồi trong bối cảnh nhiều bất định

Kinh tế Việt Nam 2024: Nỗ lực phục hồi trong bối cảnh nhiều bất định

(LĐTĐ) Những “cơn gió ngược” từ kinh tế thế giới như xung đột chính trị, lạm phát và lãi suất tăng cao, nhu cầu tiêu dùng sụt giảm,… đã gây những tác động bất lợi, khiến kinh tế Việt Nam giảm đà tăng trưởng một cách đáng kể, có những lúc xuống mức thấp trong nhiều năm trở lại đây.
Ngân hàng nào đang có lãi suất huy động cao nhất?

Ngân hàng nào đang có lãi suất huy động cao nhất?

(LĐTĐ) Lãi suất huy động của các ngân hàng hiện vẫn duy trì ở mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây, vậy lãi suất ngân hàng nào cao nhất?
Vẫn tăng sốc, giá vàng nhẫn lên gần 79 triệu đồng/lượng

Vẫn tăng sốc, giá vàng nhẫn lên gần 79 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Mở cửa phiên giao dịch sáng 11/4, giá vàng miếng SJC tăng trở lại và neo ở mốc 84 triệu đồng/lượng, trong khi đó, giá vàng nhẫn tiếp tục tăng điên cuồng, tiến sát mốc 79 triệu đồng/lượng.
Xem thêm
Phiên bản di động