Hiện thực hóa khát vọng vươn lên

(LĐTĐ) Việc đầu tư xây dựng Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh mà còn kiến tạo không gian phát triển mới cho cả vùng đồng bằng Sông Hồng. Với tinh thần năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, các đơn vị, địa phương đang nỗ lực, “trên dưới đồng lòng”, quyết tâm đưa Dự án “về đích” đúng tiến độ, nhằm hiện thực hóa khát vọng vươn lên, theo đúng tinh thần Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị “về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Khẩn trương giải quyết các hồ sơ, thủ tục liên quan đến Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội Quyết tâm giải phóng mặt bằng đúng tiến độ để triển khai Dự án đường Vành đai 4

“Trọng điểm của trọng điểm”

Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô có chiều dài khoảng 112,8km; tổng mức đầu tư của Dự án là 85.813 tỷ đồng. Sơ bộ nhu cầu sử dụng đất của Dự án khoảng 1.341 ha; kinh phí giải phóng mặt bằng, tái định cư khoảng 19.000 tỷ đồng. Với phương châm “việc gì dân ủng hộ thì sẽ thành công, khó mấy cũng lo được”, ngay từ đầu năm 2021, các cấp ủy, chính quyền trên địa bàn thành phố Hà Nội đã chủ động vận động tuyên truyền từ sớm, từ xa, để “trên dưới đồng lòng” ủng hộ dự án.

Là một trong những huyện có tuyến đường Vành đai 4 đi qua, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Thanh Oai Bùi Văn Sáng cho biết, tuyến đường Vành đai 4 qua huyện khoảng 7,9km thuộc địa phận 6 xã (Bích Hòa 2,1km; Cự Khê 2km; Bình Minh 0,28km; Tam Hưng 0,98km; Mỹ Hưng 1,44km, Thanh Thùy 1,1km). Tổng diện tích đất thu hồi là 79,35ha, của 1.501 hộ gia đình, cá nhân, tổ chức. Ngày 14/9/2022, huyện đã hoàn thành việc bàn giao mốc giải phóng mặt bằng đường Vành đai 4 trên bản đồ và ngoài thực địa.

“Ngay khi có chủ trương xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, huyện đã chủ động xây dựng kế hoạch, lộ trình cho từng phần việc cụ thể. Trong đó, xác định giải phóng mặt bằng là nhiệm vụ “then chốt”, phải thực hiện công khai, dân chủ, theo trình tự, thủ tục quy định của pháp luật, bảo đảm đúng tiến độ...”, ông Bùi Văn Sáng chia sẻ.

Còn tại Hoài Đức, huyện có diện tích cần giải phóng mặt bằng lớn nhất trong dự án đường Vành đai 4 với khoảng 220 ha. Có tổng số 49.432 hộ có diện tích đất bị thu hồi. Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức Nguyễn Hoàng Trường cho biết, huyện đã thành lập Ban chỉ đạo, Tổ công tác và phân công các thành viên trong tổ chỉ đạo thực hiện dự án; đồng thời, tổ chức phát động thi đua và giao ước thi đua giữa các phòng, ban đơn vị và UBND 12 xã liên quan trong việc thực hiện công tác giải phóng mặt bằng dự án đường Vành đai 4.

Nhờ sự tích cực, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, nhân dân đã đồng thuận, ủng hộ dự án. Việc di dời mộ chí, được coi là khó nhất cũng đang có nhiều thuận lợi. Nổi bật là xã Minh Khai, chiếm đến 70% phần mộ cần di dời của huyện. Ngay cả những ngày cuối tuần cũng có hàng chục người đến trụ sở xã để thực hiện các thủ tục liên quan đến di dời phần mộ phục vụ giải phóng mặt bằng đường Vành đai 4.

Về vấn đề này, Phó Chủ tịch UBND xã Minh Khai Nguyễn Chí Thao cho biết, xác định di dời mộ chí liên quan đến vấn đề văn hóa tâm linh, tín ngưỡng của người dân nên việc tuyên truyền, vận động được thực hiện từ sớm với nhiều hình thức đa dạng. Đến nay, 100% đất nông nghiệp, 100% phần mộ đã được quy chủ và đạt được đồng thuận, nhất trí của nhân dân.

Liên quan đến dự án này, Huyện ủy Thường Tín đã ban hành các Quyết định thành lập Ban chỉ đạo và Tổ công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện; thành lập Bộ phận tiếp công dân phục vụ công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư dự án xây dựng đường Vành đai 4. UBND huyện đã thành lập Hội đồng bồi thường và 9 Tổ công tác điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm, thực hiện công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, tái định cư. Bí thư Huyện ủy Thường Tín Nguyễn Tiến Minh cho biết, các ban chỉ đạo, tổ công tác có chế độ báo cáo thường kỳ, cập nhật thường xuyên tiến độ. Cả hệ thống chính trị huyện vào cuộc, trên dưới đồng lòng với quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.

Với tinh thần chủ động, trách nhiệm, thành phố Hà Nội đã khẩn trương triển khai nhiều công việc, quyết tâm đưa Dự án đường Vành đai 4 “về đích” đúng tiến độ. Đáng chú ý, ngày 13/9/2022, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội ban hành Chỉ thị số 16-CT/TU “về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô trên địa bàn thành phố Hà Nội”, yêu cầu huy động toàn bộ hệ thống chính trị vào cuộc đồng bộ, quyết liệt để hiện thực hóa mạnh mẽ mục tiêu hoàn thành đúng tiến độ như dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, mở rộng không gian, kết nối, phát triển cho Thành phố và các địa phương trong, ngoài Vùng…

Ngay sau đó, lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội cũng đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo cụ thể từng lĩnh vực từ giải phóng mặt bằng, quy chế phối hợp giải quyết hồ sơ, thủ tục… liên quan đến dự án Vành đai 4. Đặc biệt, ông Trần Sỹ Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu xử lý, giải quyết các hồ sơ, văn bản gửi đến liên quan tới Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô phải trong thời gian 24 - 48 giờ; khi phát hành các văn bản gửi các cơ quan, đơn vị liên quan có đóng dấu hỏa tốc.

Trao đổi với Trưởng ban Chỉ đạo triển khai Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội, trong chuyến khảo sát thực địa dự án tại tỉnh Bắc Ninh và Hưng Yên, lãnh đạo 2 địa phương này đều khẳng định, đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội là dự án trọng điểm, là động lực phát triển to lớn đối với tỉnh nhà. Thời gian qua, người dân trên địa bàn đều hồ hởi, phấn khởi, chờ mong; lãnh đạo các cấp đều ý thức rõ về trách nhiệm, chủ động vào cuộc quyết liệt.

Kiến tạo không gian phát triển

Tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội. Đây là Dự án trọng điểm quốc gia, là vành đai liên vùng, khu kinh tế trọng điểm Vùng Thủ đô Hà Nội, kết nối Thủ đô Hà Nội với các địa phương khác trong vùng, phát huy hiệu quả đầu tư đối với các dự án đã và đang được đầu tư, tạo không gian phát triển mới và giải quyết các vấn đề tồn tại của Thủ đô Hà Nội, khai thác tiềm năng sử dụng đất, xây dựng hệ thống đô thị bền vững, hiện đại. Nghị quyết là kết tinh quyết tâm, tầm nhìn và khát vọng của Quốc hội, cử tri và nhân dân trong việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Hiện thực hóa khát vọng vươn lên
Phối cảnh nút giao liên thông giữa đường Vành đai 4 và các trục đường hướng tâm.

Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, tuyến đường Vành đai 4 không chỉ tạo điều kiện thuận lợi kết nối giao thông giữa Cảng hàng không quốc tế Nội Bài với các tỉnh, thành phố trong Vùng Thủ đô mà còn tăng cường kết nối giao thương giữa các tỉnh phía Nam với phía Bắc. Một số đại biểu nhấn mạnh, Vành đai 4 là một trục giao thông mang tính chiến lược, tạo ra những không gian tăng trưởng mới cho Hà Nội và các địa phương, đưa Hà Nội - Vùng Thủ đô, vùng Đồng bằng Bắc Bộ tiếp tục là động lực dẫn dắt nền kinh tế cả nước.

Theo ông Nguyễn Đại Thắng (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên), dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, không chỉ góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh của thành phố Hà Nội mà còn của các tỉnh, thành phố liên quan trong vùng Thủ đô và cả nước nói chung. Trong khi đó, Giáo sư Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại biểu Quốc hội đoàn thành phố Hà Nội nhìn nhận, việc hình thành các tuyến đường này không chỉ mở rộng không gian phát triển đô thị mà sẽ tạo nên sự kết nối về không gian phát triển cho cả vùng Thủ đô và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đây là cao tốc của vành đai cho nên khi tuyến đường hình thành, khu vực lân cận sẽ có các trung tâm đô thị, trung tâm thương mại, các trung tâm phân phối…

Phát biểu tại Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, anh ninh ở Vùng đồng bằng sông Hồng, mới đây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Cả nước vì Đồng bằng sông Hồng; Đồng bằng sông Hồng vươn lên cùng cả nước và vì cả nước; phát huy mạnh mẽ hơn nữa truyền thống văn hiến, cách mạng, anh hùng vẻ vang và tiềm năng, lợi thế vượt trội để luôn luôn xứng đáng là trung tâm chính trị đầu não quốc gia; là một trong hai động lực phát triển mạnh mẽ hàng đầu trong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, có nhiều đóng góp to lớn hơn nữa cho việc hiện thực hoá khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta”…

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị, với tinh thần “trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt”, Chính phủ, Quốc hội đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trong việc thực hiện dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô. Trong nhiều cuộc họp về phát triển cơ sở hạ tầng nói chung, trong đó có dự án Vành đai 4 nói riêng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhiều lần nhấn mạnh, đây là các dự án hạ tầng rất quan trọng, có ý nghĩa lớn, tạo bước đột phá về phát triển kinh tế - xã hội, đô thị cho các địa phương trong vùng. Tuyến đường sẽ tạo ra không gian phát triển mới cho thành phố Hà Nội và các tỉnh xung quanh, tạo kết nối về kinh tế vùng, giúp chia sẻ và giải quyết nhu cầu giao thông, kết nối và phát huy hiệu quả hơn nữa các tuyến đường hướng tâm, khai thác quỹ đất lớn để phát triển, giảm chi phí logistics và thu hút các nhà đầu tư, nâng cao đời sống tinh thần, vật chất cho người dân.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định, việc đầu tư hoàn thành Dự án đường Vành đai 4 sẽ góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, tăng khả năng kết nối giao thông giữa các tỉnh trong vùng, phù hợp với Quy hoạch giao thông quốc gia, giúp mở rộng không gian phát triển, kéo giãn mật độ dân cư khu vực nội thị, giảm áp lực cho giao thông nội đô và các tuyến đường hiện hữu. Mục tiêu không chỉ để hình thành một tuyến hành lang giao thông mà phải biến nó thành một hành lang kinh tế, phải phát triển theo quy hoạch và thu hồi lại các giá trị địa tô tăng lên, đảm bảo giá trị địa tô được chia ra làm cho Nhà nước - nhà đầu tư - người dân đảm bảo hài hòa lợi ích.

Tin tưởng rằng, với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự đồng lòng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Hà Nội, cùng hai tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên, Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội sẽ hoàn thành các mục tiêu dự án đặt ra, sớm đưa vào sử dụng, đáp ứng kỳ vọng của người dân. Thủ đô Hà Nội là thành phố “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”; là trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới; phấn đấu phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực.

Ngày 29/9/2022, Ban Chỉ đạo triển khai Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội được thành lập do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Đinh Tiến Dũng làm Trưởng ban. Tiếp đó, ngày 30/9/2022, lãnh đạo thành phố Hà Nội, Bắc Ninh và Hưng Yên đã cùng ký cam kết tiến độ, phấn đấu bàn giao 70% mặt bằng để khởi công công trình vào tháng 6/2023; hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng từ năm 2027.
Nguyễn Công

Bài viết cùng chủ đề

Dự án đường Vành đai 4

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công an điều tra nguyên nhân vụ tai nạn làm 4 người tử vong tại huyện Hoài Đức

Công an điều tra nguyên nhân vụ tai nạn làm 4 người tử vong tại huyện Hoài Đức

(LĐTĐ) Công an thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Công an huyện Hoài Đức phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn làm 4 người tử vong tại xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức; đồng thời đề nghị lái xe điều khiển xe ô tô BKS 88H-288.49 đến cơ quan Công an trình diện để giải quyết vụ việc theo quy định pháp luật.
Tôn vinh 135 điều dưỡng tiêu biểu trong công tác chống dịch giai đoạn 2020 - 2023

Tôn vinh 135 điều dưỡng tiêu biểu trong công tác chống dịch giai đoạn 2020 - 2023

(LĐTĐ) Chiều 16/7, Công đoàn Y tế Việt Nam phối hợp với Bộ Y tế và Hiệp Hội Điều dưỡng Việt Nam tổ chức chương trình Tôn vinh Điều dưỡng viên tiêu biểu trong công tác phòng chống dịch giai đoạn 2020 - 2023; phát động cuộc thi sáng tác và biểu diễn ca khúc về ngành Y tế; trao giải chạy Vì sức khỏe Việt Nam lần thứ hai, chặng 2.
Tủ sách Công đoàn góp phần nâng cao đời sống văn hóa cho công nhân lao động

Tủ sách Công đoàn góp phần nâng cao đời sống văn hóa cho công nhân lao động

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm đã tổ chức lễ ra mắt Tủ sách Công đoàn tại Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Hà Nội.
Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

(LĐTĐ) Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia 1400, Nền tảng thiện nguyện MB và các cơ quan, đơn vị phối hợp thực hiện chương trình kêu gọi đồng bào, chiến sĩ cả nước, với trách nhiệm, nghĩa tình hãy đồng hành, ủng hộ Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”.
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (TP. Hồ Chí Minh) vừa công bố điểm chất lượng của 120 bệnh viện, trong đó Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh ở vị trí thứ 7. Đây là năm thứ 3 liên tiếp bệnh viện này có mặt trong top 10 của bảng xếp hạng.
Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội đặt ra yêu cầu, 100% Ủy ban nhân dân (UBND) các quận, huyện, thị xã ban hành kế hoạch chỉ đạo và tổ chức các hoạt động vui Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua có nhiều thay đổi nhằm đảm bảo chính sách an sinh xã hội, tăng độ bao phủ toàn dân, trong đó đáng chú ý là quy định điều kiện hưởng lương hưu, điều chỉnh giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, và tăng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.

Tin khác

Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội đặt ra yêu cầu, 100% Ủy ban nhân dân (UBND) các quận, huyện, thị xã ban hành kế hoạch chỉ đạo và tổ chức các hoạt động vui Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

(LĐTĐ) Mới đây, đoàn kiểm tra liên ngành lĩnh vực văn hoá thông tin và thể thao huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã kiểm tra công tác đảm bảo an toàn, hoạt động kinh doanh bể bơi tại các xã Thượng Lâm, Tuy Lai, Hương Sơn, An Tiến.
Quận Bắc Từ Liêm tặng sổ tiết kiệm cho người có công có hoàn cảnh khó khăn

Quận Bắc Từ Liêm tặng sổ tiết kiệm cho người có công có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Ngày 16/7, quận Bắc Từ Liêm tổ chức kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2024) và phát động cao điểm ủng hộ Quỹ Đền ơn đáp nghĩa.
Cử tri quận Đống Đa kiến nghị Thành phố sớm triển khai xây dựng lại chợ Ngã Tư Sở

Cử tri quận Đống Đa kiến nghị Thành phố sớm triển khai xây dựng lại chợ Ngã Tư Sở

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Tổ đại biểu số 3 Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội và Thường trực HĐND quận Đống Đa tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 17 HĐND Thành phố và sau kỳ họp HĐND quận Đống Đa, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Quận Thanh Xuân: Nâng cao kỹ năng, kiến thức phòng cháy, chữa cháy cho người dân

Quận Thanh Xuân: Nâng cao kỹ năng, kiến thức phòng cháy, chữa cháy cho người dân

(LĐTĐ) Công an quận Thanh Xuân đã phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) 11 phường trên địa bàn duy trì hoạt động 7 mô hình phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH).
Bài cuối: Tăng kết nối để du lịch cất cánh

Bài cuối: Tăng kết nối để du lịch cất cánh

(LĐTĐ) Được mệnh danh là mảnh đất “rồng thiêng hội tụ”, quận Tây Hồ có rất nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch. Để phát triển xứng đáng với lợi thế, tiềm năng, quận cần hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ và kết nối chặt chẽ với các doanh nghiệp lữ hành, người dân, khi đó, những giá trị truyền thống đặc sắc mới được bảo vệ và tạo đòn bẩy cho du lịch ngày càng phát triển.
Quận Bắc Từ Liêm triển khai cao điểm tổng vệ sinh môi trường, phòng chống sốt xuất huyết

Quận Bắc Từ Liêm triển khai cao điểm tổng vệ sinh môi trường, phòng chống sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Xác định sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm, tồn tại, diễn biến còn tiếp tục phức tạp trên địa bàn quận. Để cùng chung tay phòng ngừa dịch bệnh bùng phát trên địa bàn, quận Bắc Từ Liêm tổ chức lễ phát động đợt cao điểm về tổng vệ sinh môi trường - diệt bọ gậy, phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết năm 2024.
Cục Thuế thành phố Hà Nội: Xây dựng “cơ quan thuế số” tiến tới “cơ quan thuế thông minh”

Cục Thuế thành phố Hà Nội: Xây dựng “cơ quan thuế số” tiến tới “cơ quan thuế thông minh”

(LĐTĐ) Cục Thuế thành phố Hà Nội vừa tổ chức hội nghị sơ kết công tác thuế 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024. Dự Hội nghị có Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải; Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành.
Hà Nội: Hơn 200.000 lượt tương tác trực tuyến tìm hiểu phong trào "Ba sẵn sàng"

Hà Nội: Hơn 200.000 lượt tương tác trực tuyến tìm hiểu phong trào "Ba sẵn sàng"

(LĐTĐ) Sau 2 tuần triển khai với 4 buổi thi trực tuyến, Cuộc thi tìm hiểu lịch sử 60 năm phong trào “Ba sẵn sàng” đã thu hút hơn 200.000 lượt tương tác và hơn 30.000 lượt bình luận tham gia trả lời câu hỏi trên Fanpage Thành đoàn Hà Nội.
Hội Cựu chiến binh huyện Đông Anh phát huy truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”

Hội Cựu chiến binh huyện Đông Anh phát huy truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”

(LĐTĐ) Mới đây, Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Đông Anh tổ chức Đại hội thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu” giai đoạn 2019 - 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động