Hết năm 2023, cả nước giảm 7.867 đơn vị sự nghiệp công lập

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, tính đến hết năm 2023, cả nước đã giảm 7.867 đơn vị sự nghiệp công lập (năm 2023 giảm 236 đơn vị), còn 46.385 đơn vị sự nghiệp công lập.
Chính phủ báo cáo thời điểm cải cách tiền lương và sáp nhập huyện, xã Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tuyên thệ nhậm chức

Chiều 20/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày Báo cáo về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023 và Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh trình bày Báo cáo thẩm tra về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023.

Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, trong năm 2023, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã có nhiều chuyển biến và đạt được kết quả quan trọng, tích cực trên các lĩnh vực, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội tài chính, ngân sách, huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, vật lực, tài lực, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội của đất nước.

Nhìn chung, công tác điều hành chi ngân sách Nhà nước năm 2023 được thực hiện chủ động, chặt chẽ theo dự toán, đảm bảo đúng chính sách, chế độ, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, cắt giảm những nhiệm vụ chi chưa thực sự cần thiết, chậm triển khai. Tổng số tiết kiệm kinh phí, vốn nhà nước năm 2023 theo báo cáo của các bộ, ngành, địa phương là 83.087 tỷ đồng.

Hết năm 2023, cả nước giảm 7.867 đơn vị sự nghiệp công lập
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày Báo cáo. (Ảnh: Quốc hội)

Công tác quản lý, mua sắm tài sản công tại các bộ, ngành và địa phương năm 2023 tiếp tục chuyển biến, đảm bảo chặt chẽ, tiết kiệm. Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công tiếp tục được cập nhật vận hành có hiệu quả.

Tổng số cơ sở nhà, đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt 183.044 cơ sở (đạt 69,8%); tổng số cơ sở nhà, đất còn phải sắp xếp là 79.404 cơ sở; trong đó năm 2023 Bộ Tài chính đã phê duyệt mới phương án sắp xếp lại, xử lý đối với 379 cơ sở nhà, đất của khối bộ, cơ quan trung ương. Tuy nhiên, công tác sắp xếp lại cơ sở nhà, đất của một số cơ quan, đơn vị, địa phương và doanh nghiệp nhà nước còn chậm.

Cải cách thể chế về đầu tư công tiếp tục được quan tâm, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai dự án, góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải ngân vốn đầu tư công. Từ đó, góp phần khởi công mới, đẩy nhanh tiến độ triển khai nhiều dự án, công trình hạ tầng giao thông trọng điểm quốc gia để hoàn thành các dự án này đưa vào sử dụng.

Trong quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, nhà ở công vụ: Cả nước có 74.890 căn, nhà công vụ với tổng diện tích là 2.700.289 m2 sàn nhà; việc quản lý vận hành nhà ở công vụ đảm bảo hiệu quả hơn. Tuy nhiên, việc đầu tư xây dựng nhà ở công vụ còn hạn chế...

Tình trạng vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản, môi trường vẫn diễn ra; vẫn tồn tại điểm nóng về phá rừng, vận chuyển, tàng trữ lâm sản trái phép.

Trong tổ chức bộ máy, quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động trong khu vực nhà nước, các bộ, ngành đã giảm 17 Tổng cục và tổ chức tương đương; giảm 10 Cục và 144 Vụ/Ban thuộc tổng cục và thuộc bộ; giảm 108 Phòng trong Vụ/Ban thuộc bộ, ngành; giảm 22 đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ, ngành.

Hết năm 2023, cả nước giảm 7.867 đơn vị sự nghiệp công lập
Các đại biểu tại Kỳ họp. (Ảnh: Quốc hội)

Các địa phương giảm 13 sở và tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh; 2.572 tổ chức phòng và tương đương thuộc cơ quan chuyên môn UBND cấp tỉnh, cấp huyện.

Tính đến hết năm 2023 đã giảm 7.867 đơn vị sự nghiệp công lập (năm 2023 giảm 236 đơn vị), còn 46.385 đơn vị sự nghiệp công lập. Tổng số đối tượng tinh giản biên chế từ năm 2015 đến ngày 15/12/2023 là 84.140 người; năm 2023, tổng số đối tượng tinh giản biên chế là 7.151 người.

Trong năm 2023, ngành Thanh tra cả nước đã triển khai 7.689 cuộc thanh tra hành chính và 193.774 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, phát hiện vi phạm về kinh tế 257.703 tỷ đồng, 616 ha đất; kiến nghị thu hồi 188.607 tỷ đồng và 166 ha đất.

Năm 2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí với 9 nhiệm vụ trọng tâm và 5 nhóm giải pháp để thực hiện.

Trong đó, hoàn thiện quy định pháp luật liên quan đến công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đề xuất sửa đổi Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2013; đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước có liên quan;

Tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên các lĩnh vực: quản lý ngân sách Nhà nước; quản lý, sử dụng vốn đầu tư công; quản lý, sử dụng tài sản công; quản lý tài nguyên, khoáng sản, đặc biệt là đối với đất đai; quản lý vốn, tài sản nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp; công tác tổ chức bộ máy, quản lý lao động, thời gian lao động...

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chắp cánh để sản phẩm sáng tạo ra thế giới

Chắp cánh để sản phẩm sáng tạo ra thế giới

(LĐTĐ) Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, sản phẩm sáng tạo của Hà Nội đã vươn xa hơn trên thị trường nhờ được lan tỏa thông qua các phương tiện truyền thông. Có thể nói, báo chí đã có những đóng góp quan trọng trong việc tuyên truyền mở ra cơ hội cho những sản phẩm khởi nghiệp - sáng tạo của Thủ đô.
Bao giờ giáo viên mầm non được công nhận là nghề đặc thù nặng nhọc, độc hại?

Bao giờ giáo viên mầm non được công nhận là nghề đặc thù nặng nhọc, độc hại?

(LĐTĐ) Trước thông tin Bộ Giáo dục và Đào tạo đang phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội xem xét đưa đối tượng giáo viên mầm non là ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nhiều giáo viên mầm non thực sự quan tâm vấn đề này.
Nền tảng để xây dựng thành phố thông minh

Nền tảng để xây dựng thành phố thông minh

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác chuyển đổi số ở Thủ đô Hà Nội có nhiều chuyển biến tích cực, đạt được nhiều kết quả khả quan. Chuyển đổi số đã “đi từng ngõ, gõ từng nhà, đến từng đối tượng” nhằm hướng tới xây dựng Thành phố thông minh và mục tiêu cao nhất là phục vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp.
Lan tỏa Lao động Thủ đô giữa vùng đất phương Nam

Lan tỏa Lao động Thủ đô giữa vùng đất phương Nam

(LĐTĐ) Hai năm thành lập (từ tháng 4/2022) Văn phòng Báo Lao động Thủ đô tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) chưa phải là nhiều, nhưng trong quãng thời gian đó, với sự đam mê nghề nghiệp, phóng viên của Báo đã dấn thân trong những tuyến tin bài điều tra, phản ánh, mang đậm hơi thở cuộc sống của vùng đất phương Nam.
Vượt qua thách thức  “kỷ nguyên số”

Vượt qua thách thức “kỷ nguyên số”

(LĐTĐ) Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ góp phần tạo thuận lợi cho nhiều lĩnh vực phát triển, trong đó có lĩnh vực thông tin - truyền thông, báo chí. Việc đổi mới tư duy, cách làm báo, đặc biệt là việc tiếp cận với công nghệ với người làm nghề là tất yếu. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, nếu không bắt kịp với sự phát triển này, các cơ quan báo chí cũng như đội ngũ người làm báo sẽ bị tụt hậu.
Sát cánh vì thành phố bình yên

Sát cánh vì thành phố bình yên

(LĐTĐ) Thời gian qua công tác phối hợp giữa các cơ quan báo chí với lực lượng Công an nhân dân ngày càng chặt chẽ, đạt được nhiều kết quả nổi bật. Trong đó, Báo Lao động Thủ đô là một trong những đơn vị đồng hành cùng lực lượng Công an, góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự trên địa bàn Thủ đô, đặc biệt vì sự bình yên của Thành phố.
Tự hào tờ báo của tổ chức Công đoàn

Tự hào tờ báo của tổ chức Công đoàn

(LĐTĐ) Được thành lập từ nhu cầu của đoàn viên, người lao động và yêu cầu của tổ chức Công đoàn thành phố Hà Nội, hơn 30 năm qua, báo Lao động Thủ đô luôn xác định trọng trách và cũng là niềm tự hào là tờ báo của tổ chức Công đoàn để không ngừng nỗ lực, phấn đấu, vừa phụng sự, vừa đồng hành với tổ chức Công đoàn, đội ngũ đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên chặng đường tiến về phía trước, xây dựng tổ chức Công đoàn, đội ngũ CNVCLĐ ngày càng vững mạnh.

Tin khác

Quy hoạch Thủ đô: Trục sông Hồng trở thành trung tâm hội tụ

Quy hoạch Thủ đô: Trục sông Hồng trở thành trung tâm hội tụ

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, Quy hoạch Thủ đô và Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung Thủ đô đã được tiến hành rất công phu, bài bản và khoa học.
Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam - Liên bang Nga

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam - Liên bang Nga

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Vladimirovich Putin (Vladimir Putin) đã thực hiện chuyến thăm cấp Nhà nước đến nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 19 - 20/6/2024.
Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Nga Putin

Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Nga Putin

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, chiều ngày 20/6, sau Lễ đón cấp Nhà nước, tại Phủ Chủ tịch đã diễn ra Hội đàm giữa Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Putin.
Đề xuất thi hành sớm các luật: Đất đai; Nhà ở để tạo xung lực cho phát triển

Đề xuất thi hành sớm các luật: Đất đai; Nhà ở để tạo xung lực cho phát triển

(LĐTĐ) Ngày 20/6, tiếp tục Kỳ họp thứ 7, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội thảo luận tại tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15 và Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15.
Từ 1/7 tăng lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng/tháng

Từ 1/7 tăng lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng/tháng

(LĐTĐ) Theo Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà từ 1/7 cán bộ, công chức, viên chức sẽ được tăng 30% lương cơ sở từ 1,8 lên 2,34 triệu đồng/tháng.
Quy hoạch Thủ đô: Tạo động lực để Hà Nội hóa rồng

Quy hoạch Thủ đô: Tạo động lực để Hà Nội hóa rồng

(LĐTĐ) Là người trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng quy hoạch, đại biểu Hoàng Văn Cường, Đoàn thành phố Hà Nội chia sẻ, Quy hoạch Thủ đô là một quy hoạch tỉnh, nhưng không phải như quy hoạch các tỉnh khác là quy hoạch cho một địa phương, Quy hoạch Thủ đô là quy hoạch cho Thủ đô của cả nước.
Quốc hội thảo luận về Quy hoạch Thủ đô và Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung Thủ đô

Quốc hội thảo luận về Quy hoạch Thủ đô và Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung Thủ đô

(LĐTĐ) Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, sáng nay (20/6), Quốc hội thảo luận tại hội trường về Quy hoạch Thủ đô và Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội.
Tổng thống LB Nga Vladimir Putin bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Tổng thống LB Nga Vladimir Putin bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Đêm 19, rạng sáng 20/6, Tổng thống LB Nga Vladimir Vladimirovich Putin cùng Đoàn đại biểu cấp cao LB Nga đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam
Sở Y tế TP.HCM: Tạm ngưng hoạt động phẫu thuật tại Bệnh viện Thẩm mỹ Korea Star - Sao Hàn

Sở Y tế TP.HCM: Tạm ngưng hoạt động phẫu thuật tại Bệnh viện Thẩm mỹ Korea Star - Sao Hàn

(LĐTĐ) Sở Y tế TP.HCM đã ra quyết định yêu cầu Bệnh viện chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ Korea Star - Sao Hàn (số 781, C9 đường Lê Hồng Phong, phường 12, quận 10, TP.HCM) tạm ngưng ngay mọi hoạt động phẫu thuật và thủ thuật do liên quan đến hai trường hợp sự cố y khoa nghiêm trọng.
Trình Quốc hội đề nghị Luật Đất đai, Luật Nhà ở có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2024

Trình Quốc hội đề nghị Luật Đất đai, Luật Nhà ở có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2024

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, Chính phủ đề xuất cho phép Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực thi hành từ ngàỵ 1/8/2024. Riêng khoản 10 Điều 255 và khoản 4 Điều 260 của Luật Đất đai đề xuất có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.
Xem thêm
Phiên bản di động