HĐND Thành phố xem xét nhiều nội dung có tác động lớn, quan trọng

(LĐTĐ) Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn nhấn mạnh, kỳ họp thứ 18 - kỳ họp chuyên đề của HĐND Thành phố khóa XVI có khối lượng công việc lớn, xem xét 20 nội dung. Trong đó, có một số nội dung có tác động lớn, quan trọng, đảm bảo an sinh xã hội của Thành phố.
Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn kiểm tra công tác chống lũ tại quận Hoàn Kiếm HĐND Thành phố sẽ xem xét việc hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3
HĐND Thành phố xem xét nhiều nội dung có tác động lớn, quan trọng
Các đại biểu làm lễ chào cờ tại phiên khai mạc Kỳ họp.

Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, sáng 4/10, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức kỳ họp thứ 18 - kỳ họp chuyên đề để xem xét, quyết định các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.

Tham dự kỳ họp có các đồng chí: Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh; Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn; Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Nguyễn Lan Hương; lãnh đạo các Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, lãnh đạo HĐND, UBND, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố…

Trước khi bắt đầu làm việc, các đại biểu dành 1 phút để tưởng nhớ đồng bào, chiến sĩ đã hy sinh, tử nạn do cơn bão số 3 gây ra; đồng thời tiếp tục ủng hộ đồng bào vùng bão lũ nhằm sẻ chia, giúp đồng bào nhanh chóng vượt qua giai đoạn khó khăn, khắc phục hậu quả và ổn định lại cuộc sống. Toàn bộ số tiền quyên góp được chuyển đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố để gửi tới nhân dân bị ảnh hưởng do bão lũ.

HĐND Thành phố xem xét nhiều nội dung có tác động lớn, quan trọng
Các đại biểu dành một phút tưởng nhớ đồng bào, chiến sĩ đã hy sinh, tử nạn do cơn bão số 3.

Xem xét 20 nội dung quan trọng

Phát biểu khai mạc kỳ họp, Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn nhấn mạnh, trong tháng 9 vừa qua, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 với cường độ đặc biệt lớn, đổ bộ trực tiếp vào nước ta và hoàn lưu sau bão, mưa, lũ kéo dài trên diện rộng đã gây lũ lụt tại nhiều địa phương khu vực phía Bắc, thiệt hại rất lớn cả về tính mạng và tài sản, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của nhân dân.

Trên địa bàn Hà Nội, mặc dù đã có sự chủ động, tích cực vào cuộc từ sớm, từ xa, từ cơ sở và sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, các địa phương, cơn bão số 3 và hoàn lưu sau bão cũng gây ra thiệt hại lớn. Theo báo cáo của UBND Thành phố, đã có 4 người chết và 28 người bị thương, trên 78.000 người dân phải sơ tán, di dời; trên 100.000 cây xanh các loại bị gãy, đổ; hơn 23.000ha lúa bị gãy đổ; trên 15.000ha lúa và 13.000ha hoa màu bị ngập úng và nhiều thiệt hại khác về tài sản.

HĐND Thành phố xem xét nhiều nội dung có tác động lớn, quan trọng
HĐND Thành phố xem xét nhiều nội dung có tác động lớn, quan trọng
Lãnh đạo thành phố Hà Nội và các đại biểu HĐND thành phố Hà Nội quyên góp ủng hộ người dân bị ảnh hưởng do cơn bão số 3.

Thay mặt HĐND Thành phố, Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn một lần nữa gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc đến thân nhân, gia đình cán bộ, chiến sĩ, người gặp nạn và nhân dân bị ảnh hưởng trong đợt thiên tai, lũ lụt vừa qua.

Về nội dung các kỳ họp, Chủ tịch HĐND Thành phố cho biết, căn cứ các quy định của luật và tình hình, yêu cầu thực tiễn của Thành phố, trên cơ sở thống nhất với UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố, Thường trực HĐND Thành phố quyết định triệu tập kỳ họp thứ 18 để kịp thời xem xét, quyết định một số vấn đề quan trọng, cấp thiết, đảm bảo công tác chỉ đạo, điều hành, phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Kỳ họp này diễn ra trong 1 ngày và là kỳ họp chuyên đề khối lượng công việc lớn, với 20 nội dung gồm: 5 nội dung quy phạm pháp luật, 15 nội dung chuyên đề.

Trong đó, một số nội dung có tác động lớn, quan trọng, đảm bảo an sinh xã hội của Thành phố như: Hỗ trợ phát triển sản xuất cây vụ Đông góp phần khắc phục hậu quả của cơn bão số 3; chương trình phát triển đô thị thành phố Hà Nội giai đoạn đến năm 2035; cập nhật, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2024 và 5 năm 2021 - 2025, định hướng giai đoạn 2026 - 2030; phê duyệt chủ trương đầu tư; danh mục thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án; xem xét phương án sử dụng ngân sách Thành phố; Đề án thí điểm thành lập Trung tâm phục vụ hành chính công; mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, chất lượng cao năm học 2024 - 2025; danh mục dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực y tế, xây dựng; quy định đối tượng cho vay đặc thù qua Ngân hàng Chính sách xã hội,…

HĐND Thành phố xem xét nhiều nội dung có tác động lớn, quan trọng
Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn phát biểu khai mạc kỳ họp.

Trong quá trình chuẩn bị, Thường trực HĐND Thành phố đã chỉ đạo các Ban của HĐND Thành phố phối hợp các cơ quan liên quan triển khai các bước thẩm tra theo quy trình chuẩn bị kỳ họp, quy trình thẩm tra của các Ban HĐND Thành phố đảm bảo thống nhất, chặt chẽ, hiệu quả và đúng quy định. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố đã tổ chức phản biện xã hội đối với một số nội dung quan trọng, tác động sâu rộng đến đời sống xã hội, làm cơ sở để HĐND Thành phố thảo luận và quyết định, bảo đảm nghị quyết đi vào cuộc sống.

Nhấn mạnh Kỳ họp thứ 18 HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI có nhiều nội dung quan trọng, Chủ tịch HĐND Thành phố đề nghị, các vị đại biểu HĐND Thành phố nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung nghiên cứu, thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, sâu sắc, thẳng thắn, chất lượng để quyết nghị các nội dung trình kỳ họp.

Thông qua nhiều nghị quyết quan trọng

Sau khai mạc, HĐND Thành phố xem xét, thông qua các nghị quyết: Quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chất lượng cao của thành phố Hà Nội năm học 2024 - 2025;

Quy định giá dịch vụ giáo dục để thực hiện thí điểm đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông sử dụng ngân sách nhà nước của thành phố Hà Nội. HĐND Thành phố cũng xem xét thông qua quy định thẩm quyền quyết định việc đầu tư, mua sắm đối với các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn ngân sách nhà nước thành phố Hà Nội; xem xét thông qua Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình chưa được Quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán và cấp cứu ngoại viện của thành phố Hà Nội.

HĐND Thành phố xem xét nhiều nội dung có tác động lớn, quan trọng
Các đại biểu biểu quyết thông qua chương trình kỳ họp.

Đồng thời, xem xét thông qua quy định đối tượng cho vay đặc thù từ nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội của thành phố Hà Nội; thông qua điều chỉnh, bổ sung danh mục các công trình, dự án thu hồi đất năm 2024; danh mục các dự án chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất năm 2024 trên địa bàn thành phố Hà Nội; phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác thành phố Hà Nội để thực hiện dự án: Mở rộng, cải tạo xây dựng Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I tại xã Thủy Xuân Tiên, huyện Chương Mỹ và Khu bảo tồn thuộc khu vực IV Khu du lịch - Văn hóa Sóc Sơn tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn.

HĐND Thành phố xem xét nhiều nội dung có tác động lớn, quan trọng
Quang cảnh kỳ họp.

HĐND Thành phố cũng thông qua Quy định mức tỷ lệ (%) để tính đơn giá thuê đất, mức tỷ lệ (%) thu đối với đất xây dựng công trình ngầm, mức tỷ lệ (%) thu đối với đất có mặt nước trên địa bàn thành phố Hà Nội; phương án sử dụng số thưởng vượt dự toán các khoản thu phân chia giữa ngân sách Trung ương và ngân sách Thành phố; số đầu tư trở lại từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi thường xuyên của ngân sách Trung ương năm 2023; Cho phép sử dụng nguồn cải cách tiền lương để thực hiện các chính sách an sinh xã hội tăng thêm khi tăng lương cơ sở và đặt hàng đối với các cơ sở giáo dục công lập; cho phép sử dụng nguồn cải cách tiền lương để chi đầu tư phát triển năm 2024 cho các quận: Hoàn Kiếm, Thanh Xuân, Bắc Từ Liêm; hỗ trợ phát triển sản xuất cây vụ Đông góp phần khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024; quy định chế độ hỗ trợ phục vụ công tác lễ tân, đón tiếp đại biểu đến Hà Nội để tham dự Lễ kỷ niệm cấp quốc gia kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).

Trần Vũ

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sống lại ký ức hào hùng của 70 năm Giải phóng Thủ đô

Sống lại ký ức hào hùng của 70 năm Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Chương trình "Ký ức Hà Nội - 70 năm" được tổ chức nhằm kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), diễn ra từ ngày 4/10 đến 13/10/2024 tại không gian bích họa phố Phùng Hưng, Hà Nội.
Tự hào những nữ nhân chứng lịch sử một thời kỳ hào hùng, oanh liệt của Hà Nội

Tự hào những nữ nhân chứng lịch sử một thời kỳ hào hùng, oanh liệt của Hà Nội

(LĐTĐ) Những phụ nữ tiêu biểu, những người đã trực tiếp tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp và giải phóng Thủ đô, những nhân chứng lịch sử cho một thời kỳ hào hùng, oanh liệt của Hà Nội.
Triển khai tiêm vắc xin zona thần kinh tại Việt Nam

Triển khai tiêm vắc xin zona thần kinh tại Việt Nam

(LĐTĐ) Vắc xin zona thần kinh (giời leo) có hiệu quả phòng bệnh lên đến 97% ở người từ 50 tuổi trở lên và đến 87% trên người từ 18 tuổi bị suy giảm miễn dịch do bệnh lý, đồng thời giảm biến chứng đau thần kinh sau zona và các biến chứng nguy hiểm khác với hiệu quả cao lên đến hơn 90%.
Chuỗi Chương trình chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô tại phố cổ Hà Nội

Chuỗi Chương trình chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô tại phố cổ Hà Nội

(LĐTĐ) Theo Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội, chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), nhiều hoạt động, chương trình như triển lãm, biểu diễn nghệ thuật, du lịch thực cảnh,… sẽ được tổ chức tại các điểm di tích trên phố cổ Hà Nội những ngày tới.
Kiến tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, bình đẳng cho doanh nghiệp

Kiến tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, bình đẳng cho doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá nhiều doanh nghiệp đã vươn lên làm chủ công nghệ, đi đầu trong đổi mới sáng tạo, có thương hiệu, tạo dựng được hệ sinh thái cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng phát triển; tiên phong trong chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, tham gia giải quyết các thách thức, bài toán lớn của quốc gia…
Hà Nội: Quy định người có thẩm quyền mua sắm ứng dụng công nghệ thông tin tại cơ quan Nhà nước

Hà Nội: Quy định người có thẩm quyền mua sắm ứng dụng công nghệ thông tin tại cơ quan Nhà nước

(LĐTĐ) Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách có thẩm quyền quyết định đầu tư, mua sắm đối với các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) sử dụng kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn ngân sách Nhà nước thành phố Hà Nội được giao trong dự toán ngân sách Nhà nước của đơn vị.
Tri ân, vinh danh doanh nghiệp, doanh nhân đóng góp vào sự phát triển đất nước

Tri ân, vinh danh doanh nghiệp, doanh nhân đóng góp vào sự phát triển đất nước

(LĐTĐ) Sáng 4/10, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thường trực Chính phủ có cuộc gặp mặt các đại diện doanh nghiệp nhân ngày Doanh nhân Việt Nam.

Tin khác

Hà Nội: Quy định người có thẩm quyền mua sắm ứng dụng công nghệ thông tin tại cơ quan Nhà nước

Hà Nội: Quy định người có thẩm quyền mua sắm ứng dụng công nghệ thông tin tại cơ quan Nhà nước

(LĐTĐ) Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách có thẩm quyền quyết định đầu tư, mua sắm đối với các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) sử dụng kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn ngân sách Nhà nước thành phố Hà Nội được giao trong dự toán ngân sách Nhà nước của đơn vị.
Quy hoạch Thủ đô sẽ có phương án chi tiết phòng, chống lũ của các tuyến sông

Quy hoạch Thủ đô sẽ có phương án chi tiết phòng, chống lũ của các tuyến sông

(LĐTĐ) Hiện nay thành phố Hà Nội đang trong quá trình trình cấp có thẩm quyền về Quy hoạch Thủ đô, trong đó có phần tích hợp của phương án chi tiết phòng, chống lũ của các tuyến sông trên địa bàn.
Hơn 4.100 cây xanh gãy, đổ do bão số 3 được "cứu"

Hơn 4.100 cây xanh gãy, đổ do bão số 3 được "cứu"

(LĐTĐ) Cây xanh do Thành phố quản lý có 11.756 cây gãy, đổ do bão số 3. Đến nay cây dựng lại được ngay tại chỗ là 3.513 cây và cây mang về vườn ươm để cứu là 608 cây. Như vậy, tổng số cây trồng tại chỗ và đưa về vườn ươm để cứu là 4.103 cây. Trong khi đó, cây gãy, đổ không cứu được mà cắt thành khúc chuyển về để đấu giá, thanh lý củi, gỗ là 7.635 cây.
Chủ động, tích cực tổ chức hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Chủ động, tích cực tổ chức hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 3/10, tại buổi họp báo của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội thông tin về tình hình kinh tế - xã hội quý III năm 2024, Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội Lê Thị Ánh Mai đã thông tin về các hoạt động Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) .
HĐND Thành phố sẽ xem xét việc hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3

HĐND Thành phố sẽ xem xét việc hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Ngày 4/10/2024, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội sẽ tổ chức kỳ họp chuyên đề (kỳ họp thứ 18) để xem xét, quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền.
Lan tỏa những giá trị văn hóa tốt đẹp của Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến

Lan tỏa những giá trị văn hóa tốt đẹp của Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến

(LĐTĐ) Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cho biết, thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục tập trung triển khai toàn diện, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp để phát triển văn hóa Thủ đô vừa bảo đảm tính bảo tồn, kế thừa, vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để văn hoá Thăng Long - Hà Nội thực sự trở thành một nguồn lực quan trọng, đóng góp vào mục tiêu xây dựng Thủ đô trở thành Thành phố: Văn hiến - Văn minh - Hiện đại, người dân hạnh phúc.
Hà Nội: Rà soát quy hoạch mạng lưới trường lớp, đáp ứng nhu cầu học tập đến năm 2050

Hà Nội: Rà soát quy hoạch mạng lưới trường lớp, đáp ứng nhu cầu học tập đến năm 2050

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội yêu cầu đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, khuyến khích đầu tư xây dựng trường ngoài công lập, nâng cao chất lượng cơ sở vật chất và rà soát quy hoạch mạng lưới trường lớp, đảm bảo đáp ứng nhu cầu học tập đến năm 2050.
Hà Nội sẽ hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Hà Nội sẽ hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội yêu cầu các cơ quan liên quan hỗ trợ sách giáo khoa và học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Đồng thời, đầu tư cơ sở vật chất, giải quyết tình trạng nơi thừa, nơi thiếu giáo viên.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh thăm, tặng quà các chiến sĩ giải phóng Thủ đô

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh thăm, tặng quà các chiến sĩ giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, Hà Nội triển khai chủ động, tích cực từ cấp thành phố đến cấp cơ sở, trước hết làm tốt công tác chăm lo đời sống, văn hóa tinh thần của người dân, chăm lo cơ sở vật chất đối với người có công, gia đình chính sách.
Cử tri Hà Nội kiến nghị Quốc hội sớm đánh giá việc thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị

Cử tri Hà Nội kiến nghị Quốc hội sớm đánh giá việc thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị

(LĐTĐ) Cử tri Hà Nội kiến nghị Quốc hội sớm đánh giá việc thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị ở một số thành phố, qua đó phát huy ưu điểm, khắc phục những bất cập để mở rộng mô hình ra các địa phương khác, nhằm giảm đầu mối, biên chế…
Xem thêm
Phiên bản di động