HĐND thành phố Hà Nội thông qua Nghị quyết về hỗ trợ người có công, mức quà tặng nhân dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Mức tặng quà dịp Tết Nguyên đán của thành phố Hà Nội như sau: Mức quà (bằng tiền mặt) 2 triệu đồng/người áp dụng với: Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến; thương binh, thương binh loại B.
Làm rõ nguyên nhân không hoàn thành kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất Hà Nội thông qua Nghị quyết về phân cấp thu, chi giữa các cấp ngân sách Năm 2023, Hà Nội chọn kịch bản tăng trưởng 7%

Chiều 8/12, Kỳ họp thứ 10, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội khoá XVI đã xem xét và thông qua Nghị quyết về quy định mức quà tặng nhân dịp Tết Nguyên đán; quy định chính sách đặc thù hỗ trợ người có công với cách mạng.

Nghị quyết về Chính sách đặc thù hỗ trợ người có công với cách mạng và thân nhân người có công quy định các đối tượng được hỗ trợ gồm: Cha, mẹ đẻ, người có công nuôi dưỡng liệt sĩ. Vợ hoặc chồng, con liệt sĩ bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng. Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;

Thương/bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 81%; Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 81%; Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày; Người có công giúp đỡ cách mạng được tặng thưởng Huân chương kháng chiến.

HĐND thành phố Hà Nội thông qua Nghị quyết về hỗ trợ người có công, mức quà tặng nhân dịp Tết Nguyên đán
Các đại biểu bấm nút thông qua Nghị quyết.

Mức chi được áp dụng theo Nghị định số 75/2021/NĐ-CP, cụ thể: Điều dưỡng phục hồi sức khỏe tại nhà ở mức 0,9 lần mức chuẩn người có công; Điều dưỡng phục hồi sức khỏe tập trung: 1,8 lần mức chuẩn người có công. Hỗ trợ chi khác phục vụ công tác điều dưỡng tập trung (điện, nước, vệ sinh...): 500 nghìn đồng/1 người/1 lượt điều dưỡng. Theo Nghị quyết, khi chính sách của Trung ương thay đổi về mức chi thì chính sách đặc thù của Thành phố được áp dụng tương ứng.

Về mức hỗ trợ tiền ăn và chi khác đối với người có công và thân nhân người có công nuôi dưỡng tại các Trung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công; Trung tâm chăm sóc, nuôi dưỡng và điều trị nạn nhân da cam/dioxin Thành phố (mở rộng đối tượng, nâng mức tiền ăn và chi khác quy định tại Quyết định số 23/2016/QĐ-UBND của UBND Thành phố).

Đối tượng là người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng và thân nhân liệt sĩ sống cô đơn, không nơi nương tựa hoặc có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nuôi dưỡng tại các Trung tâm nuôi dưỡng và điều dưỡng người có công; con đẻ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng nuôi dưỡng tại Trung tâm chăm sóc, nuôi dưỡng và điều trị nạn nhân da cam/dioxin Thành phố.

Mức chi gồm: 3 triệu đồng tiền ăn/người/tháng; Chi khác phục vụ nuôi dưỡng (điện, nước, vệ sinh, quần áo, thuốc chữa bệnh thông thường...): 500 nghìn đồng/người/tháng.

Nghị quyết cũng quy định hỗ trợ tiền khám sức khỏe đối với người có công với cách mạng và thân trợ nhân liệt sĩ đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng khi thực hiện điều dưỡng phục hồi sức khỏe tập trung tại các Trung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với mức 1 triệu đồng/người/năm.

Hỗ trợ tiền mai táng khi người có công và thân nhân người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng từ trần (ngoài mức kinh phí theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội) bằng 10 lần mức lương cơ sở theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội tại thời điểm người có công và thân nhân người có công từ trần (không áp dụng đối với người có công với cách mạng được hỗ trợ theo Phụ lục 01, Nghị quyết số 20/2022/NQ-HĐND của HĐND Thành phố. Khi chính sách mai táng của Luật Bảo hiểm xã hội thay đổi thì chính sách đặc thù của Thành phố được áp dụng tương ứng).

Tổng kinh phí dự kiến thực hiện khoảng 114 tỷ đồng/năm (tăng so với năm 2022 khoảng 99,7 tỷ đồng). Kinh phí được trích từ nguồn ngân sách Thành phố và ngân sách quận, huyện, thị xã theo phân cấp.

HĐND thành phố Hà Nội thông qua Nghị quyết về hỗ trợ người có công, mức quà tặng nhân dịp Tết Nguyên đán
Toàn cảnh Kỳ họp.

Với 100% đại biểu có mặt tán thành, HĐND Thành phố đã thông qua Nghị quyết Quy định mức hỗ trợ kinh phí hoạt động hằng năm của đại diện các Ban liên lạc tù chính trị thành phố Hà Nội và nội dung mức quà tặng của Thành phố tới các đối tượng nhân dịp Tết Nguyên đán; kỷ niệm Ngày Thương binh Liệt sỹ 27/7, Ngày Quốc khánh 02/9, Ngày Quốc tế Thiếu nhi và Tết Trung thu.

Trong đó, mức tặng quà dịp Tết Nguyên đán của thành phố Hà Nội như sau: Mức quà (bằng tiền mặt) 2 triệu đồng/người áp dụng với: Bà mẹ Việt Nam anh hùng; anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến; thương binh, thương binh loại B, người hưởng chính sách như thương binh tổn thương cơ thể từ 21% trở lên; bệnh binh tổn thương cơ thể từ 41% trở lên; thương bệnh binh của thành phố Hà Nội hiện đang dược nuôi dưỡng tại 7 trung tâm thuộc các tỉnh liền kề; người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945; thanh niên xung phong đang hưởng trợ cấp hằng tháng; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày...

Trường hợp 1 cá nhân thuộc các đối tượng người có công nêu trên thì chỉ nhận 1 suất quà tặng.

Mức hỗ trợ bằng bằng tiền mặt là 1 triệu đồng/người áp dụng với: Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đang hưởng trợ cấp hằng tháng; con đẻ người hoạt động kháng chiếu bị nhiễm chất độc hóa học của Thành phố hiện đang được nuôi dưỡng tại 7 trung tâm thuộc các tỉnh liền kề...

Mức quà 300.000 đồng được tặng cho người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; mức quà 500.000 đồng/hộ đối với hộ nghèo, người lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (theo đề xuất của Liên đoàn Lao động Thành phố)...

H.L

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024

Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024

(LĐTĐ) Tối 21/11, tại Philippines, đội tuyển Việt Nam đã có trận tranh ngôi vô địch giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024 với Thái Lan ở trận chung kết.
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

(LĐTĐ) Chiều 21/11, đoàn công tác của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Mai Văn Chính - Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam.
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt

Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt

(LĐTĐ) Giá vé lượt tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) từ 7.000đ - 20.000đ, nếu hành khách thanh toán không dùng tiền mặt, giá chỉ còn từ 6.000 - 19.000 đồng. Ngoài ra, hành khách có thể mua vé đi tháng với giái thấp hơn. Riêng học sinh, sinh viên được giảm 50%.
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước

Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước

(LĐTĐ) Khoảng 150 tiểu quách, bên trong có hài cốt, được phát hiện tại ngõ 167 Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Theo lãnh đạo địa phương, việc phát hiện hài cốt vô danh ở khu vực này đã được dự đoán từ trước. Hiện toàn bộ số tiểu vô danh đang được làm các thủ tục cần thiết để di chuyển về nghĩa trang Yên Kỳ của Thành phố.
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

(LĐTĐ) Tổ công tác có nhiệm vụ chỉ đạo, triển khai thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/112024 của Thủ tướng Chính phủ, về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng nhằm chống lãng phí, thất thoát.
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho rằng, phải lượng hóa được giá trị mà người dân được hưởng là gì, đây là đích cuối cùng của công cuộc chuyển đổi số và Đề án 06 của Chính phủ. Người dân phải được thụ hưởng dịch vụ như nhau ở các địa bàn khác nhau, xóa dần khoảng cách giàu nghèo, tạo công bằng xã hội.
Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?

Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?

(LĐTĐ) Chỉ với vài thao tác đặt câu hỏi, AI (trí tuệ nhân tạo) hoàn toàn có thể cung cấp và lý giải kiến thức mới, mở ra cơ hội học tập nhanh hơn. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng này khiến nhiều người đặt câu hỏi, liệu AI có thể thay thế vai trò người thầy, người cô trên lớp, đặc biệt trong việc học ngoại ngữ?

Tin khác

Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận

Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận

(LĐTĐ) Quận Hai Bà Trưng vừa tổ chức Hội nghị lần thứ 27 Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI nhiệm kỳ 2020 - 2025, cho ý kiến dự thảo Báo cáo chính trị (lần 1) của Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI trình Đại hội đại biểu Đảng bộ quận lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước

Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước

(LĐTĐ) Huyện Đông Anh cần nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP, sản phẩm thế mạnh của địa phương tới thị trường trong và ngoài nước; phát triển các trung tâm quảng bá, giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP, nông lâm sản của huyện, qua đó lan tỏa thương hiệu sản phẩm tới nhiều người tiêu dùng.
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Việc có thêm 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (đợt 1) năm 2024, thống kê đến nay, Hà Nội đã có 189 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Ngoài ra, Thành phố cũng đã có 84 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu trên các lĩnh vực.
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương

Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương

(LĐTĐ) Để Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn Thủ đô phát triển bền vững và đi vào cuộc sống, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động thành phố Hà Nội mong muốn huyện Mê Linh quan tâm đẩy mạnh kết nối cung - cầu; thiết lập các kênh phân phối mới như thương mại điện tử; có giải pháp chế biến nhằm nâng cao giá trị sản phẩm; quan tâm tổ chức du lịch kết hợp với quảng bá sản phẩm địa phương…
Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024

Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Ngày 18/11, Uỷ ban nhân dân (UBND) thị xã Sơn Tây tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô (1954 - 2024), 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024) và tuyên dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024.
Đoàn đại biểu Mặt trận thành phố Hà Nội dâng hoa tại Tượng đài Bác Hồ - Bác Tôn

Đoàn đại biểu Mặt trận thành phố Hà Nội dâng hoa tại Tượng đài Bác Hồ - Bác Tôn

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam - Ngày Truyền thống Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), sáng nay (18/11), tại khuôn viên Công viên Thống Nhất, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội trang trọng tổ chức Đoàn đại biểu dâng hoa tại Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Tôn Đức Thắng.
Nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ dân vận ở Tổ dân phố

Nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ dân vận ở Tổ dân phố

(LĐTĐ) Thời gian qua, dưới sự chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng ủy, Ủy ban nhân dân (UBND), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Tổ dân vận ở Tổ dân phố luôn thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Chính vì vậy, công tác dân vận từ cơ sở luôn được cấp ủy chi bộ quan tâm với trọng tâm là lấy người dân làm trung tâm.
Chú trọng xây dựng khu dân cư đoàn kết, ấm no, hạnh phúc

Chú trọng xây dựng khu dân cư đoàn kết, ấm no, hạnh phúc

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương đề nghị chính quyền quận Long Biên, phường Long Biên phát huy tinh thần, vai trò làm chủ của nhân dân; triển khai hiệu quả, chất lượng nhất Nghị quyết Đại hội Mặt trận các cấp, trong đó chú trọng xây dựng khu dân cư đoàn kết, ấm no, hạnh phúc.
Tuyên dương Tổng phụ trách Đội xuất sắc tiêu biểu Thủ đô

Tuyên dương Tổng phụ trách Đội xuất sắc tiêu biểu Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 17/11, Thành đoàn - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội và Trường Lê Duẩn kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương hiệu trưởng có nhiều đóng góp cho công tác Đội và phong trào thiếu nhi Thủ đô; tuyên dương giáo viên làm tổng phụ trách Đội tiêu biểu Thủ đô năm 2024.
Đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật trong người dân

Đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật trong người dân

(LĐTĐ) Thời gian qua, quận Bắc Từ Liêm đã tích cực triển khai các hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật bằng nhiều hình thức và mang lại hiệu quả thiết thực, qua đó nâng cao nhận thức của người dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh ở địa phương.
Xem thêm
Phiên bản di động