Hãy tự tin vẽ lại bản đồ bán lẻ Việt Nam

(LĐTĐ) Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã có những ý kiến chỉ đạo đối với việc phát triển hệ thống phân phối và hệ thống bán lẻ Việt Nam “Doanh nghiệp Việt phải làm chủ được hệ thống phân phối và chiếm lĩnh thị trường hàng Việt”.
Kiến nghị ưu tiên vắc xin cho lao động ngành bán lẻ để chủ động phòng dịch VietinBank nhận 2 giải thưởng quốc tế uy tín về ngân hàng bán lẻ Tháng 4, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng 30,92% so với cùng kỳ 2020

Thay đổi nhận thức về hợp tác kinh doanh

Nhìn lại thời kì cách đây hơn chục năm, trước làn sóng đầu tư của nhiều nhà bán lẻ nước ngoài vào thị trường nội địa với rất nhiều thế mạnh của họ, đã làm cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt nhỏ và yếu gặp nhiều khó khăn nhất định.

Ngoài vốn ít, năng lực cạnh tranh yếu, lại còn thiếu sự liên kết liên doanh tạo sức mạnh chung, nguồn nhân lực chưa được đào tạo bài bản và tính chuyên nghiệp chưa đầy đủ. Thời kì đó, một lãnh đạo một Hiệp hội bán lẻ Việt Nam đã phải kêu gọi “Chúng ta khi còn đang còn là những cô gái đẹp, phải bán đi (bán doanh nghiệp) nếu không về già sẽ không ai chú ý đến”.

Hãy tự tin vẽ lại bản đồ bán lẻ Việt Nam
Hãy tự tin vẽ lại bản đồ bán lẻ Việt Nam

Thậm chí, một số doanh nghiệp như Phú Thái, Nguyễn Kim… đã được Nhà nước hỗ trợ 1 phần trong lúc khó khăn nhưng vẫn phải bán đi cho doanh nghiệp nước ngoài. Nhiều chuyên gia thương mại, các nhà quản lý đều có nhận định thời kì đó nhiều doanh nghiệp vừa phải bán đi, vừa phá sản và làm ăn thua lỗ, nên chúng ta đã mất đến 50% thị phần bán lẻ hiện đại vào tay các doanh nghiệp nước ngoài. Đi đôi với chiếm lĩnh các hệ thống, các mạng lưới phân phối thì hàng hóa của Thái Lan và các nước cũng thâm nhập mạnh vào thị trường Việt Nam và được trưng bày ở những chỗ đẹp nhất, thuận tiện nhất. Tình hình rất đáng lo ngại nếu còn tiếp tục diễn ra, thì hệ thống phân phối Việt Nam sẽ cơ bản vào tay các nhà bán lẻ nước ngoài, mất hệ thống phân phối là mất cả sản xuất hàng Việt. Chúng ta có lẽ phải đi làm thuê!

Đứng trước tình hình khó khăn trên với quyết tâm cao và được sự lãnh đạo sát sao của Chính phủ và các Bộ, ngành, các địa phương và đặc biệt là sự nỗ lực của các doanh nghiệp bán lẻ Việt, nên từ những năm 2015-2016 đến nay, bộ mặt bán lẻ của các doanh nghiệp Việt Nam đã có nhiều thay đổi. Mở đầu cho sự liên kết hợp tác giữa doanh nghiệp Việt với doanh nghiệp Việt là vào thời điểm tháng 12/2019, hai tập đoàn Masan Group và Vingroup đã trở thành 1 tập đoàn sản xuất và bán lẻ lớn của Việt Nam. Đây là một phép cộng đẹp cho sự thay đổi nhận thức về hợp tác giữa doanh nghiệp Việt với nhau. Sự hợp tác này còn làm giảm bớt các chi phí sản xuất, bán hàng, đem lại giá bán có lợi nhất cho người tiêu dùng và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam.

Liên tục 1-2 năm gần đây, các doanh nghiệp Việt đã vươn lên để mở rộng thị phần bán lẻ. Cụ thể, giữa năm 2018, Saigon Coop đã mua lại toàn bộ hệ thống màng lưới của Auchan trước khi họ rút lui khỏi thị trường Việt Nam. Trước Auchan thì hàng loạt các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài, do nhiều nguyên nhân khác nhau, mà chủ yếu công bố là thua lỗ, đã rút lui lần lượt ở thị trường Việt Nam: Vào năm 2015, Tập đoàn Parkson (Malaysia) đã đóng cửa nhiều trung tâm thương mại, Big C (Pháp) và Metro (Đức) đã rời đi và chuyển nhượng vào tay các tập đoàn bán lẻ Thái Lan. Gần đây nhất, tập đoàn Emart đã nhượng lại thương hiệu của mình trong 10 năm cho Thaco Trường Hải. Trước đó Shop&Go của Singapore cũng đã nhượng bán cho VinCommerce...

Vẽ lại bản đồ bán lẻ Việt Nam

Ngược lại với tình hình không mấy sáng sủa và có chiều hướng sa sút của các doanh nghiệp ngoại đã nêu ở trên, thì các doanh nghiệp nội đã và đang âm thầm mở rộng và bành trướng chiếm lĩnh lại mảng phân phối hiện đại. Đó là Vincom Retail của Vingroup đang sở hữu trên 80 trung tâm trên toàn quốc và gần như không có đối thủ trong phân khúc bán lẻ này. Hay chuỗi bán lẻ Vinmart và Vinmart+ với hơn 2.500 điểm bán đang tăng tốc với những cú bắt tay liên kết của The CrownX, là đơn vị vận hành chuỗi bán lẻ trực thuộc Masan.

Mới nhất, từ tháng 4/2021 tới nay, tập đoàn SK Hàn Quốc đã rót 410 triệu đô la Mỹ vào The CrownX. Nhóm nhà đầu tư do Tập đoàn Alibaba cùng Baring Private Equity Asia (BPEA) đã rót 400 triệu đô la Mỹ vào The CrownX. Đến cuối tháng 5/2021, Masan tiếp tục công bố đầu tư vào chuỗi cà phê Phúc Long để cùng tăng sức mạnh thương hiệu Việt, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng Việt. Ở phía Nam, Saigon Coop cũng từng bước chuyển đổi mô hình kinh doanh, tập trung vào các sản phẩm riêng biệt, ngành hàng thực phẩm tươi sống chế biến sẵn, phát triển thêm các trung tâm thương mại, đại siêu thị khác, cũng các cửa hàng nhỏ tiện lợi như Co.opFood, Co.op Smile... Họ đặt mục tiêu đạt tối thiểu có 2000 điểm bán lẻ vào năm 2025, tăng gần gấp đôi so với hiện nay.

Với Tổng Công ty thương mại Hapro - trực thuộc tập đoàn BRG, đã mở thêm hàng mấy chục điểm bán hàng ở Thủ đô Hà Nội để mở rộng thị phần kinh doanh, đẩy mạnh việc xây dựng thương hiệu bán lẻ hiện đại ở Thủ đô từ nay đến năm 2025 và những năm tiếp theo. Một hệ thống bán lẻ nội địa khác là Thế giới di động đã tích cực xây dựng chuỗi Bách hóa xanh trong vài năm gần đây để vươn lên Top 3 của các nhà bán lẻ hàng tiêu dùng thực phẩm tại Việt Nam với 1.700 điểm bán tập trung tại thành phố Hồ Chí Minh và tiến tới phủ rộng trên toàn quốc.

Qua tình hình thực tế ở trên cho ta thấy, trong giai đoạn 2015-2016 đến nay, ngành bán lẻ nội địa đã mạnh hơn và có thế chủ động hơn trên thị trường. Các doanh nghiệp nội đã tự giác liên kết với nhau và họ đã tìm thấy những điểm mạnh của nhau đế phát triển và đặc biệt là họ đã có nhiều sức mạnh hơn trước để có những cơ hội thâu tóm các công ty nước ngoài trong ngành phân phối bán lẻ. Các doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam hiện nay còn phát triển bán hàng đa kênh, theo kịp sự phát triển của thời đại công nghệ số, đồng thời họ cũng tự phát triển sản xuất để đưa hàng hóa nông sản thực phẩm, hàng tiêu dùng đi thẳng từ sản xuất tới bán lẻ, giảm trung gian, giảm chi phí để nâng cao năng lực cạnh tranh về giá trên thị trường, một trong những điểm yếu nhất của hệ thóng phân phối Việt Nam mà nhiều năm chưa được khắc phục, nay một số các doanh nghiệp Việt đã bước đầu khắc phục được.

Mặc dù đã đạt được những thành tựu bước đầu đáng khích lệ, tuy nhiên, điều cần phải đặc biệt đó là giành được trận địa đã khó, thì giữ được trận địa còn khó hơn. Các doanh nghiệp Việt cần phải tự giác hoàn thiện mình về mọi mặt từ đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại khang trang, đáp ứng với nhu cầu của thời đại công nghệ số để tiếp tục phát triển nhanh trong lĩnh vực bán lẻ.

Bán lẻ phải luôn luôn gắn kết với vùng sản xuất hàng hóa Việt, nhất là hàng nông sản thực phẩm mà Việt Nam đang có thế mạnh. Đó cũng chính là đảm bảo ổn định cho đầu vào của hệ thống phân phối Việt, giữa sản xuất và nhà bán lẻ Việt phải có mối quan hệ giao dịch mua bán một cách minh bạch, công bằng, cạnh tranh lành mạnh, mở rộng cửa đón hàng hóa nhất là hàng nông sản thực phẩm đang rất cần giải quyết đầu ra khi thu hoạch, để giảm bớt những thiệt hại không đáng có bằng những đợt giải cứu hàng năm thường xuyên xảy ra.

Không ép giá, ép cấp, đưa những mức chiết khấu cao vô lý đối với hàng kí gửi đại lý, gây thiệt hại cho người sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội tiêu dùng. Chúng ta đa phần là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, chưa có những tập đoàn bán lẻ lớn, chính vì vậy, sự hợp tác liên doanh liên kết một cách chân thành và trách nhiệm là một điều hết sức cần thiết, chấp nhận vừa cạnh tranh, vừa hợp tác với các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài. Tiếp tục xây dựng thương hiệu bán lẻ Việt Nam phát triển nhanh và bền vững, gây dựng niềm tin lâu dài cho người tiêu dùng bởi mất niềm tin là mất tất cả.

Tình hình trên cho chúng ta thấy rất rõ ràng bức tranh sáng sủa của bán lẻ Việt, vì vậy, đã đến lúc các doanh nghiệp Việt hãy cùng nhau tự tin vẽ lại bản đồ bán lẻ Việt Nam, cùng nhau hành động tạo ra những vector tổng hợp chung, làm chủ vững chắc hệ thống phân phối và sẵn sàng mở cửa rộng thuận tiện để đón hàng Việt vào phục vụ người tiêu dùng. Hệ thống bán lẻ Việt đóng góp khoảng 14% GDP và giải quyết công ăn việc làm cho 6-7 triệu người, đóng góp phần quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam. Chúng ta tin tưởng chắc chắn rằng trong thời gian tới, bán lẻ Việt sẽ phát triển mạnh mẽ và hiệu quả hơn, góp phần vào việc thực hiện những mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế của đất nước từ nay đến năm 2025 và những năm tiếp theo.

Chuyên gia Vũ Vinh Phú

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (TP. Hồ Chí Minh) vừa công bố điểm chất lượng của 120 bệnh viện, trong đó Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh ở vị trí thứ 7. Đây là năm thứ 3 liên tiếp bệnh viện này có mặt trong top 10 của bảng xếp hạng.
Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội đặt ra yêu cầu, 100% Ủy ban nhân dân (UBND) các quận, huyện, thị xã ban hành kế hoạch chỉ đạo và tổ chức các hoạt động vui Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua có nhiều thay đổi nhằm đảm bảo chính sách an sinh xã hội, tăng độ bao phủ toàn dân, trong đó đáng chú ý là quy định điều kiện hưởng lương hưu, điều chỉnh giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, và tăng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.
Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, có 20/23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thạch Thất tổ chức chiến dịch cung cấp dịch vụ dân số. Các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên... tiếp tục được nhân rộng qua đó góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tin khác

Hà Nội: Doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng 6 tháng năm 2024 tăng 10,7%

Hà Nội: Doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng 6 tháng năm 2024 tăng 10,7%

(LĐTĐ) Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý II/2024 của Hà Nội ước đạt 208,8 nghìn tỷ đồng, tăng 4,6% so với quý trước, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm 2023. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn Hà Nội đạt 408,4 nghìn tỷ đồng, tăng 10,7% so với cùng kỳ.
Hà Nội: Chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm tăng hơn 5,32%

Hà Nội: Chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm tăng hơn 5,32%

(LĐTĐ) Theo số liệu từ Cục Thống kê Hà Nội, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2024 của thành phố Hà Nội tăng 0,07% so với tháng 5 và tăng 5,39% so với cùng kỳ năm 2023. Bình quân 6 tháng đầu năm 2024, CPI của Thành phố tăng 5,32% so với bình quân cùng kỳ năm trước.
Doanh nghiệp, hộ kinh doanh thích ứng nhanh với các nền tảng bán hàng số

Doanh nghiệp, hộ kinh doanh thích ứng nhanh với các nền tảng bán hàng số

(LĐTĐ) Không dừng lại ở một buổi bán hàng livestream (phát trực tiếp) giới thiệu các sản phẩm, nhiều doanh nghiệp, thương hiệu còn kết hợp với những người có ảnh hưởng (KOLs) để đạt được hiệu quả kinh doanh qua các nền tảng số như Facebook, YouTube, TikTok, hoặc trên các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo... Với phương thức này, nhiều doanh nghiệp Thủ đô nhanh chóng tiếp cận và mở rộng thị trường, nhất là với các doanh nghiệp khởi nghiệp.
Hà Nội: Tôn vinh, quảng bá và xúc tiến tiêu thụ giống mít đặc sản

Hà Nội: Tôn vinh, quảng bá và xúc tiến tiêu thụ giống mít đặc sản

(LĐTĐ) Ngày 5/7, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với UBND thị xã Sơn Tây tổ chức vòng Chung kết hội thi Tôn vinh, quảng bá và xúc tiến tiêu thụ các giống mít đặc sản Hà Nội năm 2024.
Nhận diện thực phẩm thật - giả với mặt hàng sữa, gạo, nước uống…

Nhận diện thực phẩm thật - giả với mặt hàng sữa, gạo, nước uống…

(LĐTĐ) Từ ngày mùng 3 - 7/7/2024, tại số 62 Tràng Tiền (Hà Nội), Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) mở cửa Phòng trưng bày “Nhận diện thực phẩm thật - giả”. Đây là lần thứ 12 Phòng trưng bày của Tổng cục QLTT mở cửa đón khách tham quan tìm hiểu thông tin về sản phẩm, trang bị kiến thức phân biệt hàng hóa thật - giả trên thị trường.
Vị trí khó “lung lay” của Vinamilk trong ngành sữa và toàn FMCG Việt Nam

Vị trí khó “lung lay” của Vinamilk trong ngành sữa và toàn FMCG Việt Nam

(LĐTĐ) Theo Báo cáo Vietnam Brand Footprint 2024 của Kantar, Vinamilk tiếp tục là thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất 12 năm liền. Thương hiệu tỷ đô này đồng thời bảo vệ thành công vị trí trong Top 3 nhà sản xuất ngành hàng tiêu dùng nhanh được chọn mua nhiều nhất Việt Nam.
Vinamilk tham luận về chiến lược đổi mới và Net Zero tại Hội nghị sữa

Vinamilk tham luận về chiến lược đổi mới và Net Zero tại Hội nghị sữa

(LĐTĐ) Vinamilk tiếp tục là đại diện duy nhất từ Việt Nam tham luận tại Hội nghị sữa toàn cầu năm 2024 với thông điệp “Care to change”. Trong lần thứ 4 tham dự, Vinamilk đã mang đến một hình ảnh hoàn toàn khác biệt với nhận diện thương hiệu mới, đồng thời chia sẻ về các bước tiến của ngành sữa Việt Nam với mục tiêu Net Zero và phát triển bền vững.
Đề xuất tăng chế tài nếu các nền tảng số lớn không bảo mật thông tin người tiêu dùng

Đề xuất tăng chế tài nếu các nền tảng số lớn không bảo mật thông tin người tiêu dùng

(LĐTĐ) Bộ Công Thương đề xuất tăng hình phạt nếu các nền tảng số lớn không bảo mật thông tin người tiêu dùng khi sửa đổi Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 98/2020/NĐ-CP.
Doanh nghiệp, người dân chung tay cùng ngành điện Thủ đô tiết kiệm điện cao điểm hè 2024

Doanh nghiệp, người dân chung tay cùng ngành điện Thủ đô tiết kiệm điện cao điểm hè 2024

(LĐTĐ) Nhận định những khó khăn trong nhu cầu sử dụng điện dịp cao điểm hè 2024, Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) đã triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý kỹ thuật, vận hành lưới điện. Đồng thời, tăng cường triển khai các chương trình tiết kiệm điện, qua đó, nhận được sự đồng thuận lớn của doanh nghiệp và khách hàng sử dụng điện.
Văn hóa kinh doanh tốt sẽ có sản phẩm tốt

Văn hóa kinh doanh tốt sẽ có sản phẩm tốt

(LĐTĐ) Xu hướng tiêu dùng thường chịu sự tác động của nhiều yếu tố như văn hóa, xã hội, kinh tế, công nghệ và môi trường. Ở mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ có những xu hướng đặc trưng xuất hiện, định hình hành vi và tác động đến quyết định của người tiêu dùng.
Xem thêm
Phiên bản di động