Qua 9 năm triển khai cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”:

Hàng Việt đã chinh phục được người Việt

(LĐTĐ) Hơn 9 năm sau khi triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” diễn ra, với cách làm sáng tạo, cùng sự vào cuộc của hệ thống chính trị toàn thành phố, người tiêu dùng trên địa bàn Thủ đô đã nhận thức rõ hơn mục đích, ý nghĩa cuộc vận động và hướng tới lựa chọn, mua sắm sản phẩm trong nước có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp thay cho hàng nhập ngoại cùng loại - đó là thông tin được đưa ra tại buổi tọa đàm: Nhân lên niềm tự hào hàng Việt vừa diễn ra tại Hà Nội.
hang viet da chinh phuc duoc nguoi viet 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam': Nhân lên niềm tự hào hàng Việt
hang viet da chinh phuc duoc nguoi viet Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam cũng là khát vọng của người Việt Nam

Thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa

Thông tin từ Ban chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” thành phố Hà Nội cho biết, sau 9 năm diễn ra, từ chỗ vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, đến nay đã có nhiều sản phẩm hàng hóa chinh phục được người tiêu dùng, trong đó, nhiều sản phẩm trở thành niềm tự hào của người Việt Nam.

hang viet da chinh phuc duoc nguoi viet
Nhiều thương hiệu Việt đã chinh phục được người tiêu dùng Việt.

Đề cập đến thay đổi của cuộc vận động, anh Mạnh Tường ở Hà Đông chia sẻ, thời gian qua tâm lý người tiêu dùng nói chung đối với sản phẩm tiêu dùng Việt Nam đã có những chuyển biến rõ rệt, nhiều sản phẩm đã chiếm được niềm tin của người tiêu dùng và khẳng định được vị thế, thương hiệu trên thị trường.

Để có được sự thay đổi tích cực trên là nhờ sự đổi mới về cách thức triển khai cuộc vận động, cũng như sự vào cuộc sát sao của các cấp, các ngành trong việc đánh giá, tổ chức, giới thiệu và tôn vinh các sản phẩm của doanh nghiệp Việt, đồng thời đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng. Mặc dù có sự thay đổi rất lớn trong nhận thức, tuy nhiên nhân lên niềm tự hào hàng Việt trong tâm lý người tiêu dùng, cần phải có sự nỗ lực rất lớn từ các cấp, các ngành và cả doanh nghiệp.

Đặc biệt, trong giai đoạn 2016-2018, thành phố Hà Nội đã phối hợp với các tỉnh, thành phố tổ chức 2 hội nghị kết nối cung cầu hàng hóa, 28 hoạt động giao thương kết nối sản phẩm trái cây, nông sản thực phẩm, hoa các loại... tổ chức 18 tuần lễ trái cây, nông sản; thường niên tổ chức Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam tại Hà Nội; tổ chức ký kết hơn 1.000 biên bản ghi nhớ; đã có trên 500 sản phẩm mới được các nhà phân phối của Hà Nội kết nối, tiêu thụ vào kênh phân phối trên địa bàn thành phố và triển khai vào hệ thống phân phối trên toàn quốc.

Đánh giá về thành công của Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn Thủ đô, ông Nguyễn Trần Quang - đại diện Trung tâm Xúc tiến đầu tư Thương mại Du lịch TP Hà Nội cho biết: Trong những năm qua, thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều chương trình hợp tác, liên kết và ký kết các biên bản ghi nhớ với trên 50 tỉnh, thành phố trong cả nước, đặc biệt, là các hoạt động hợp tác xúc tiến, kết nối giao thương với các tỉnh như: Sơn La, Bắc Giang, Hải Dương, Lào Cai, Lạng Sơn, Lâm Đồng, Hòa Bình, Lạng Sơn, Hà Giang, Trà Vinh, Đồng Tháp…qua đó, tạo ra nhiều cơ hội liên kết hợp tác kinh tế giữa các địa phương, cũng như định hướng phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp, khai thác nhiều thế mạnh của các địa phương, thúc đẩy tiêu thụ thông qua hệ thống phân phối trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Đặc biệt, trong giai đoạn 2016-2018, thành phố Hà Nội đã phối hợp với các tỉnh, thành phố tổ chức 2 hội nghị kết nối cung cầu hàng hóa, 28 hoạt động giao thương kết nối sản phẩm trái cây, nông sản thực phẩm, hoa các loại... tổ chức 18 tuần lễ trái cây, nông sản; thường niên tổ chức Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam tại Hà Nội; tổ chức ký kết hơn 1.000 biên bản ghi nhớ; đã có trên 500 sản phẩm mới được các nhà phân phối của Hà Nội kết nối, tiêu thụ vào kênh phân phối trên địa bàn thành phố và triển khai vào hệ thống phân phối trên toàn quốc.

“Thông qua các hoạt động này, người tiêu dùng Thủ đô biết đến nhiều hơn sản phẩm của các địa phương; doanh nghiệp sản xuất các tỉnh, thành phố có thể tiếp cận điều kiện, tiêu chuẩn chất lượng, bao bì sản phẩm, thị hiếu tiêu dùng của thị trường Hà Nội, qua đó không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã…để có thể đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, để người tiêu dùng Thủ đô ngày càng tin, yêu, tự hào sản phẩm Việt Nam”, ông Nguyễn Trần Quang nhấn mạnh.

Thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Để có được sự thay đổi lớn trong nhận thức của người tiêu dùng kể từ khi cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” diễn ra, có thể thấy, đó là nhờ sự vào cuộc tích cực, sát sao của các cấp, các ngành và của cả hệ thống chính trị. Tuy nhiên, trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhiều ý kiến cho rằng, cuộc vận động cần có sự đổi mới, đi vào chiều sâu, đặc biệt là các doanh nghiệp cần phải đổi mới trong việc xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, đáp ứng được kỳ vọng của người tiêu dùng trong xu thế hội nhập sâu rộng.

Trước những ý kiến trên, theo các chuyên gia kinh tế, để đổi mới trong cách thức triển khai cuộc vận động, đòi hỏi các sở ngành phải đặt vấn đề đổi mới tuyên truyền lên hàng đầu để tập trung vào những lĩnh vực hỗ trợ giúp doanh nghiệp từ khâu sản xuất kinh doanh, xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng trong nước và quốc tế…qua đó, giúp doanh nghiệp tiếp tục tháo gỡ khó khăn vướng mắc, có cơ chế chính sách để doanh nghiệp cạnh tranh bình đẳng…

Cùng với đó, các cơ quan chức năng cần tạo điều kiên hỗ trợ, giúp doanh nghiệp đứng vững trong thị trường nội địa và quốc tế. Thông tin từ Ban chỉ đạo cuộc vận động cho thấy, hiện các sản phẩm nhập ngoại chiếm 15%, dư địa 85% cho sản phẩm nội. Do đó, nếu không có sự hỗ trợ từ cơ quan quản lý nhà nước và sự nỗ lực của doanh nghiệp thì sẽ không giữ được thị phần như hiện nay đang chiếm lĩnh. Vì thế, cần phải có sự vào cuộc tích cực hơn nữa từ các cơ quan quản lý nhà nước.

Đề cập đến vấn đề này, ông Đặng Vũ Tuấn, Phó Giám Đốc Sở Thông tin Truyền thông Hà Nội cho biết: Trong những năm qua, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội luôn chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đến các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân để hiểu rõ hơn về nội dung Cuộc vận động, về sản phẩm hàng hóa của Việt Nam có chất lượng cao và tích cực tham gia thực hiện. Đồng thời chỉ đạo các kênh tuyên truyền như báo đài trong thành phố tích cực giới thiệu các mô hình, điển hình tốt; các doanh nghiệp có nhiều thành tích trong việc thực hiện Cuộc vận động và các sản phẩm hàng hóa của Việt Nam có chất lượng cao.

Cũng theo ông Tuấn, công cụ hữu ích nhất trong "thời đại 4.0" là thông tin trên mạng. Hiện tại, có khoảng 6 triệu người dân Thủ đô dùng mạng xã hội với tỷ lệ người tiêu dùng trẻ rất cao, như vậy các doanh nghiệp cần tận dụng mạng xã hội để thông tin, quảng bá sản phẩm và khi có sai phạm thì chính doanh nghiệp cũng phải tự bảo vệ mình cùng với sự vào cuộc của cơ quan quản lí nhà nước…

Với sự bùng nổ của khoa học công nghệ, câu chuyện về cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã kéo theo sự bùng nổ về sản xuất với các sản phẩm sẽ ngày một nhiều đa dạng hơn. Tuy nhiên, điều khiến người tiêu dùng tỏ ra lo ngại đó chính là chất lượng sản phẩm và quyền lợi người tiêu dùng sẽ như thế nào khi có các tranh chấp xảy ra? Liên quan đến vấn đề này, ông Phạm Hồng, Phó Chủ tịch Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng TP Hà Nội cho biết, trong thời gian qua, quá trình hội nhập của Việt Nam ngày càng sâu rộng, các doanh nghiệp luôn đổi mới, cải tiến. Để nâng cao sức cạnh tranh, đứng vững được thị trường trong nước, các doanh nghiệp cần phải tập trung đổi mới như: Đổi mới sản phẩm; đổi mới quy trình (nhanh nhất, rẻ nhất, tiết kiệm nhất); đổi mới maketing, quản lý, tổ chức.

“Các doanh nghiệp Hà Nội nói riêng và doanh nghiệp trên cả nước nói chung nên đổi mới công nghệ và tiến tới đổi mới toàn diện. Cần phải có sự quyết tâm đổi mới trong giai đoạn mới để tiếp tục nâng cao tự hào về hàng Việt. Đó chính là hướng đi mới mà cuộc vận động cần hướng tới, qua đó, doanh nghiệp phát triển vững chắc hơn và người tiêu dùng hưởng lợi nhiều hơn”, ông Hồng nhấn mạnh.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lương hưu tháng 5 sẽ chi trả sau nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Lương hưu tháng 5 sẽ chi trả sau nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay sẽ kết thúc vào ngày 1/5. Trong khi đó, theo quy định hiện hành, việc chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng bắt đầu từ ngày 2 của tháng. Vì vậy, dự kiến lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 5/2024 sẽ được chi trả từ ngày 2/5.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ được phân công

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ được phân công

Ngày 26/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về công tác cán bộ như sau: 1. Xem xét cho thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác đối với đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Công đoàn HANDICO: Nghiêm túc triển khai Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ

Công đoàn HANDICO: Nghiêm túc triển khai Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ

(LĐTĐ) Lãnh đạo Công đoàn Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội (HANDICO) đề nghị các cấp Công đoàn Tổng Công ty nghiêm túc hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024 bằng những hoạt động cụ thể, thiết thực, trong đó có 8 hoạt động quan trọng.
Hà Nội: Thi trực tuyến tìm hiểu về 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Hà Nội: Thi trực tuyến tìm hiểu về 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 26/4, thành phố Hà Nội đã phát động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Cuộc thi do Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức. Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội và Thành đoàn Hà Nội phối hợp thực hiện.
Lan tỏa cuộc thi ảnh “Duyên dáng áo dài nữ CNVCLĐ quận Đống Đa” năm 2024

Lan tỏa cuộc thi ảnh “Duyên dáng áo dài nữ CNVCLĐ quận Đống Đa” năm 2024

(LĐTĐ) Sau gần nửa tháng triển khai, cuộc thi ảnh tập thể “Duyên dáng áo dài nữ công nhân, viên chức, lao động quận Đống Đa”, lần thứ 2 năm 2024, đã thu hút sự tham gia của 146 Công đoàn cơ sở với trên 300 bức ảnh dự thi.
Hơn 100 tài liệu, hình ảnh về sự ra đời của “Tuyến lửa” đường Trường Sơn huyền thoại

Hơn 100 tài liệu, hình ảnh về sự ra đời của “Tuyến lửa” đường Trường Sơn huyền thoại

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm “Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại” nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 65 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024). Dự lễ khai mạc có Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Đào Xuân Dũng.
CEO Vinamilk: Ưu tiên tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

CEO Vinamilk: Ưu tiên tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

(LĐTĐ) Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.

Tin khác

Trưa nay (26/4): Giá vàng miếng SJC lại tăng, đạt ngưỡng 85 triệu đồng/lượng

Trưa nay (26/4): Giá vàng miếng SJC lại tăng, đạt ngưỡng 85 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng miếng và vàng nhẫn được các doanh nghiệp điều chỉnh tăng trong phiên giao dịch sáng 26/4, trong đó giá vàng miếng đã lên 85 triệu đồng/lượng.
Giá vàng trong nước đồng loạt tăng mạnh

Giá vàng trong nước đồng loạt tăng mạnh

(LĐTĐ) Sáng nay (26/4), giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn đồng loạt tăng mạnh. Theo đó, giá vàng miếng SJC sắp vượt ngưỡng 85 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn 76 triệu đồng/lượng.
Giá xăng giảm xuống dưới 25.000 đồng/lít trước kỳ nghỉ lễ 30/4

Giá xăng giảm xuống dưới 25.000 đồng/lít trước kỳ nghỉ lễ 30/4

(LĐTĐ) Giá xăng trong nước hôm nay (25/4) được liên bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giảm. Theo đó, giá xăng E5 RON 92 giảm 310 đồng/lít, có giá bán là 23.910 đồng/lít. Giá xăng RON 95 giảm 320 đồng/lít, có giá bán là 24.910 đồng/lít. Trong khi đó, giá dầu diesel giảm mạnh 730 đồng/lít, có giá bán là 20.710 đồng/lít.
Giá vàng SJC vẫn giằng co quanh mốc 84 triệu đồng/lượng

Giá vàng SJC vẫn giằng co quanh mốc 84 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Theo ghi nhận, giá vàng SJC bán ra trong chiều 25/4 đã giảm so với phiên giao dịch buổi sáng, tuy nhiên vẫn trụ vững quanh mốc 84 triệu đồng/lượng.
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hủy đấu thầu vàng miếng

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hủy đấu thầu vàng miếng

(LĐTĐ) Chỉ trong vài ngày, Ngân hàng Nhà nước đã hai lần hủy đấu thầu vàng miếng.
17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm Mining Vietnam 2024

17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm Mining Vietnam 2024

(LĐTĐ) Sáng 24/4, Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về Công nghiệp khai thác, khôi phục tài nguyên khoáng sản và xây dựng Việt Nam (Mining Vietnam 2024) đã được khai mạc tại Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch xây dựng Quốc gia (NECC), quận Từ Liêm, Hà Nội do Informa Markets Việt Nam tổ chức.
Giá xăng có thể sẽ giảm vào ngày mai, 25/4

Giá xăng có thể sẽ giảm vào ngày mai, 25/4

(LĐTĐ) Nhiều ý kiến dự báo giá xăng trong nước tại kỳ điều hành ngày mai 25/4 có thể giảm theo xu hướng trên thế giới.
Tỷ giá USD trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc

Tỷ giá USD trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc

(LĐTĐ) Tỷ giá USD sáng nay (24/4) trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc ngay đầu phiên sáng. Các ngân hàng thương mại vẫn tăng giá mua - bán đồng USD so với phiên trước. Tỷ giá trung tâm tăng lên mức 24.275 đồng/USD.
Đấu thầu vàng miếng, giá vàng liệu có “giảm nhiệt”?

Đấu thầu vàng miếng, giá vàng liệu có “giảm nhiệt”?

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước quyết định đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung cho thị trường. Đây cũng được coi là giải pháp nhằm giảm bớt sự mất cân đối cung - cầu. Liệu rằng sắp tới giá vàng sẽ “ngừng nhảy múa” và “giảm nhiệt”?
Mở rộng không gian ngành điện

Mở rộng không gian ngành điện

(LĐTĐ) Sau gần một năm có Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII), kế hoạch thực hiện quy hoạch quan trọng này cuối cùng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Xem thêm
Phiên bản di động