Hải Phòng: Kiểm tra, xử lý việc nuôi ngao không phép trên vùng biển
Hải Phòng: Các khoản thu dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo tại cơ sở giáo dục công lập Hải Phòng: Hỗ trợ thu nhập và tiền đóng bảo hiểm y tế cho hộ nghèo, cận nghèo |
Nhiều hệ lụy từ việc nuôi ngao tự phát
Theo Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hải Phòng, các hộ dân nuôi ngao trên khu vực ven biển thuộc quận Hải An và huyện Kiến Thụy tự phát, ban đầu các hộ nuôi ngao với quy mô, diện tích nhỏ. Năm 2011, UBND xã Đại Hợp, huyện Kiến Thụy triển khai rà soát các hộ nuôi ngao vùng ven biển huyện Kiến Thụy, tại thời điểm này, chỉ có khoảng 32 hộ nuôi ngao với diện tích 147,1ha/30 chòi trông coi.
Sau đó, các hộ dân tự mở rộng diện tích nuôi, lấn ra phía ngoài biển không được cơ quan có thẩm quyền cấp phép; chồng lấn vào khu vực của các tổ chức đã được UBND thành phố Hải Phòng giao, cho thuê để thực hiện khai thác khoáng sản cát phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Hiện nay, có 28 hộ đang nuôi ngao trên địa bàn quận Hải An với diện tích 726,36ha và có 89 hộ đang nuôi ngao trên địa bàn huyện Kiến Thụy với diện tích 2.557,5ha. Các hộ nuôi ngao tại 2 khu vực trên không chỉ là người dân thường trú trên địa bàn quận Hải An, huyện Kiến Thụy mà gồm nhiều hộ dân thường trú tại các tỉnh khác như: Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa…
Chủ tịch UBND Hải Phòng kiểm tra tại khu vực phân định ranh giới giữa huyện Tiên Lãng và Kiến Thụy. |
Việc các hộ dân nuôi ngao tự phát đã vi phạm các quy định pháp luật về nông nghiệp. Để đảm bảo an ninh trật tự trên khu vực biển do thành phố quản lý, UBND thành phố Hải Phòng ban hành văn bản số 6761/UBND-KS ngày 22/9/2021 yêu cầu các tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản không phép trước 30/11/2021 phải thực hiện xong việc di dời toàn bộ tài sản, vật nuôi ra khỏi khu vực biển đã được cơ quan có thẩm quyền giao cho các tổ chức khai thác khoáng sản.
Tuy nhiên, do các hộ dân chưa thực hiện di dời nên UBND thành phố Hải Phòng chỉ đạo Ủy ban nhân dân quận Hải An và huyện Kiến Thụy thiết lập các hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính và yêu cầu các hộ dân tự nguyện di dời, tháo dỡ các công trình vi phạm.
Về thực trạng cấp phép hoạt động khai thác khoáng sản cát trên khu vực biển quận Hải An, huyện Kiến Thụy, hiện UBND thành phố Hải Phòng cấp phép khai thác khoáng sản cát đối với 16 tổ chức cá nhân. Việc cấp các Giấy phép khai thác khoáng sản cho các doanh nghiệp đều đảm bảo quy định của Luật Khoáng sản; việc cho thuê mặt nước, đất có mặt nước, giao khu vực biển đảm bảo theo quy định của Luật Đất đai, Luật Tài nguyên môi trường biển và Hải đảo.
Việc các hộ dân tự ý quây bãi nuôi ngao tự phát tại khu vực biển quận Hải An, huyện Kiến Thụy đã làm phát sinh những một số tranh chấp như: giữa các ngư dân khai thác nguồn lợi hải sản tự nhiên tại ngư trường truyền thống với những người dân tự ý cắm cọc, vây bãi nuôi ngao; giữa các chủ bãi nuôi ngao với nhau do tranh chấp diện tích nuôi; giữa người dân tự nhận nuôi ngao với các doanh nghiệp được cấp phép khai thác khoáng sản cát để phục vụ các dự án phát triển kinh tế, xã hội thành phố.
Các mâu thuẫn, tranh chấp tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh trật tự khu vực, ảnh hưởng tới hình ảnh thu hút đầu tư của thành phố Hải Phòng và quận Hải An, huyện Kiến Thụy. Ngoài ra, việc nuôi ngao không phép cản trở các tàu thuyền và công tác khảo sát, thăm dò, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trên biển…
Khẩn trương tháo dỡ các chòi nuôi ngao vi phạm
Thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng, ngày 8/9, UBND quận Hải An cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả với 12 hộ dân (tại 13 vị trí vi phạm) nuôi trồng thủy sản trên khu vực biển không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép.
Đến ngày 9/9, lực lượng cưỡng chế quận Hải An cơ bản hoàn thành cưỡng chế 12 hộ nuôi ngao (tại 13 vị trí vi phạm) không phép trên khu vực biển quận Hải An. Quận Hải An đề nghị các hộ dân nuôi ngao tập trung nhân lực và phương tiện thu hoạch ngao theo thời gian cam kết, không ảnh hưởng tới an ninh trật tự và hoạt động của các phương tiện tại khu vực. Các hộ dân đăng ký số lượng người và phương tiện với Bộ đội Biên phòng Hải Phòng khi muốn ra, vào khu vực đã cưỡng chế để thu hoạch ngao sau khi cưỡng chế xong...
Các chòi nuôi ngao không phép thuộc khu vực biển huyện Kiến Thụy. |
Ngày 19/9, ông Nguyễn Văn Tùng, Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng cùng các ngành chức năng và địa phương thị sát kiểm tra tiến độ xử lý vi phạm hành chính và việc triển khai kế hoạch, phương án cắm phao tiêu khu vực di dời các hộ nuôi ngao không phép trên khu vực biển thuộc các huyện Tiên Lãng và Kiến Thụy.
Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng yêu cầu huyện Kiến Thụy khẩn trương kiểm tra, thiết lập hồ sơ xử lý vi phạm hành chính, ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các hộ nuôi ngao trong phạm vi khu vực cắm phao tiêu - giai đoạn 1.
Huyện Kiến Thụy xác định lại phạm vi ranh giới, diện tích khu vực và vị trí cắm phao tiêu giai đoạn 1, dự kiến thả 5 phao khoanh vùng 1.500ha với 38 hộ nuôi ngao với 47 chòi canh. Từ ngày 22/9/2022, huyện cắm phao tiêu, dựng chòi bảo vệ phục vụ di dời, giải tỏa hoạt động nuôi ngao không phép xung quanh 4 mỏ cát của các doanh nghiệp.
Giai đoạn 2, huyện sẽ thả 17 phao khoanh vùng các mỏ khi tổ chức cưỡng chế. Dự kiến, huyện Tiên Lãng thả 10 phao trên khu vực biển khoảng 3.000ha đang lập quy hoạch nuôi nhuyễn thể với 41 hộ và 76 chòi.
Qua kiểm tra thực tế, Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng chỉ đạo huyện Tiên Lãng và Kiến Thụy triển khai theo phương án kế hoạch đề ra, thành lập Tổ công tác để bảo vệ phao tiêu và nhà chòi bảo vệ kể từ khi bắt đầu thi công, cắm phao tiêu.
Đồng thời, tuyên truyền vận động các tổ chức, cá nhân vi phạm chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, tự tháo dỡ, di dời tài sản ra khỏi khu vực nuôi ngao không phép. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Hải Phòng phối hợp với Công an thành phố Hải Phòng xử lý nghiêm các đối tượng gây rối trật tự trên biển trước, trong và sau khi thực hiện cắm phao tiêu, dựng nhà chòi bảo vệ, đảm bảo an ninh trật tự trên biển…
Hải Phong
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Môi trường 23/12/2024 14:12
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/12: Trời nhiều mây, sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 22/12/2024 06:29
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/12: Ngày nắng nhẹ, nhiệt độ thấp nhất 12 độ C
Môi trường 21/12/2024 08:41
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/12: Trời ít mây không mưa, ngày nắng nhẹ
Môi trường 20/12/2024 06:48
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/12: Ngày nắng, nhiệt độ thấp nhất từ 13 độ C
Môi trường 19/12/2024 06:19
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/12: Sáng sớm trời lạnh, trưa chiều hửng nắng
Môi trường 18/12/2024 06:55
Để Thủ đô xanh bền vững
Môi trường 17/12/2024 08:08
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 17/12: Sáng sớm trời rét, ngày nắng
Môi trường 17/12/2024 06:25
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 16/12: Trời tiếp tục rét
Môi trường 16/12/2024 06:34
TP.HCM: Vớt và thu gom rác trên 18 tuyến sông, kênh, rạch
Môi trường 15/12/2024 18:17