Hải Dương tận dụng cơ hội để bứt phá

(LĐTĐ) Nằm giáp ranh với thành phố cảng Hải Phòng, rất thuận lợi cho việc giao thương kinh tế, Hải Dương là địa phương được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nằm trong Vùng Thủ đô. Năm mới Nhâm Dần 2022, báo Lao động Thủ đô đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Phạm Xuân Thăng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương về tầm quan trọng của Vùng Thủ đô đối với tỉnh.
Bổ sung 3 khu công nghiệp tỉnh Hải Dương vào Quy hoạch Phê duyệt Nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Hải Dương đến năm 2040

Phóng viên: Xin đồng chí Bí thư cho biết tầm quan trọng của Vùng Thủ đô đối với tỉnh Hải Dương?

Đồng chí Phạm Xuân Thăng: Hải Dương có vị trí rất thuận lợi, nằm ở trung tâm của vùng đồng bằng sông Hồng và trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, trên hành lang kinh tế Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, kề sát vành đai kinh tế ven biển Vịnh Bắc Bộ; đặc biệt, là 1/10 tỉnh trong không gian phát triển Vùng Thủ đô Hà Nội.

Hải Dương tận dụng cơ hội để bứt phá
Đồng chí Phạm Xuân Thăng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương.

Theo Quyết định số 768/QĐ-TTg, ngày 6/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Vùng Thủ đô được xác định là vùng phát triển kinh tế tổng hợp, có trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước; trong đó thành phố Hà Nội làm đô thị trung tâm và các thành phố, thị xã của các tỉnh lân cận Hà Nội là thành phố Vĩnh Yên, thành phố Bắc Ninh và thành phố Hải Dương làm đô thị vệ tinh sẽ góp phần giảm áp lực về cả dân số và hạ tầng cho Hà Nội.

Như vậy, có thể nói tỉnh Hải Dương được đưa vào quy hoạch Vùng Thủ đô là cơ hội lớn có tính đột phá để phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có việc tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất, phát triển công nghiệp sạch, công nghiệp hỗ trợ, logictics, giáo dục và y tế chất lượng cao, nhằm giảm sức ép cho Thủ đô Hà Nội và chia sẻ cơ hội sử dụng các dịch vụ y tế, giáo dục cho các tỉnh trong Vùng.

Phóng viên: Để tận dụng cơ hội và phát huy lợi thế so sánh đưa Hải Dương phát triển nhanh và bền vững, góp phần đưa Vùng Thủ đô phát triển xứng tầm khu vực, đồng chí Bí thư có thể cho biết tỉnh đã, đang và sẽ chuẩn bị những gì để biến mục tiêu thành hiện thực?

Đồng chí Phạm Xuân Thăng: Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII xác định, trong giai đoạn 2020-2025, hướng tới mục tiêu là tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, tới năm 2030 là tỉnh công nghiệp hiện đại. Để thực hiện mục tiêu trên, tỉnh tập trung đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực; khai thác và phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý, di sản văn hóa, bản sắc con người xứ Đông để phát triển nhanh và bền vững.

Tập trung phát triển kinh tế một cách bứt phá, bền vững, tạo lập một vị trí xứng đáng trong mối liên hệ Vùng Thủ đô, tỉnh Hải Dương đang nỗ lực sớm hoàn thành quy hoạch tỉnh, cùng với đó tập trung nguồn lực đầu tư vào hạ tầng giao thông, nhất là các công trình có tính kết nối liên vùng, tạo ra không gian phát triển mới; cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; đẩy mạnh thu hút đầu tư FDI và các nguồn vốn đầu tư trong nước; hình thành một vùng công nghiệp động lực với quy mô lớn nhằm tạo ra xung lực và không gian phát triển mới về công nghiệp công nghệ cao và công nghiệp hỗ trợ của tỉnh Hải Dương và của cả Vùng Thủ đô góp phần đưa Vùng Thủ đô phát triển xứng tầm khu vực.

Đẩy mạnh phát triển kinh tế, trong đó cơ cấu lại kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh, chuyển đổi số với các trụ cột: Công nghiệp công nghệ cao và công nghiệp hỗ trợ; sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, ứng dụng công nghệ cao; dịch vụ chất lượng cao; phát triển đô thị xanh, thông minh, hiện đại.

Trước mắt, tỉnh tập trung chỉ đạo tổ chức lập và hoàn thành tốt Quy hoạch tỉnh Hải Dương thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2030; hoàn thiện phương án Quy hoạch tỉnh để báo cáo các bộ, ngành Trung ương; khảo sát, lập quy hoạch vùng công nghiệp động lực tại Bình Giang, Thanh Miện có quy mô nghiên cứu trên 10.000 ha để xây dựng thành khu kinh tế chuyên biệt.

Tập trung lãnh đạo chỉ đạo và cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh; nhất là cải thiện năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (chỉ số PCI); thu hút đầu tư FDI của một số tập đoàn, doanh nghiệp lớn. Ưu tiên đầu tư phát triển công nghiệp công nghệ cao và công nghiệp hỗ trợ; đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp đồng bộ, hiện đại; các dự án có trình độ công nghệ cao, công nghệ mới, công nghệ sạch, quản trị thông minh, hiện đại, sử dụng hiệu quả tài nguyên, đóng góp lớn cho ngân sách.

Hải Dương tận dụng cơ hội để bứt phá
Hải Dương luôn xem cộng đồng doanh nghiệp là bạn đồng hành (Ảnh Bí thư Tỉnh ủy trao Huân chương Lao động hạng Nhì của Chủ tịch nước cho Hội doanh nghiệp trẻ Hải Dương)

Cạnh đó, tỉnh xác định ưu tiên tập trung đầu tư hạ tầng giao thông đồng bộ hiện đại nhằm mở rộng không gian phát triển mới; đặc biệt, đang chuẩn bị đầu tư hai nút giao lập thể với đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với các đường tỉnh 390, 392, dự kiến khởi công vào đầu năm 2022; xây dựng và phát triển các đô thị theo hướng xanh, thông minh hiện đại, hạ tầng đồng bộ, bền vững.

Mặc dù, từ đầu năm đến nay, dịch Covid-19 diễn biến rất phức tạp với các đợt bùng phát trên địa bàn tỉnh, đã tác động tiêu cực đến thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Với sự quyết tâm cao, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự phối hợp, vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là sự chung sức, đồng thuận cao của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, tỉnh đã hạn chế được mức thấp nhất ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, thực hiện có hiệu quả “mục tiêu kép”.

Về cơ bản đã đạt được các mục tiêu tổng quát và nhiều chỉ tiêu, nhiệm vụ của năm 2021 đã đề ra, trong đó đạt và vượt 11/14 chỉ tiêu chủ yếu. Tổng sản phẩm trên địa bàn ước tăng 8,6% (kế hoạch năm 8%); thu ngân sách Nhà nước đạt khá cao, vượt 48,4% dự toán năm. Các lĩnh vực về văn hóa - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, thực hiện đầy đủ các chính sách, giải pháp hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19.

Hải Dương tận dụng cơ hội để bứt phá
Với lợi thế nằm trong Vùng Thủ đô, ngay cạnh cửa ngõ ra cảng Hải Phòng, Hải Dương càng có cơ hội phát triển.

Năm 2022, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh xác định chủ đề hành động của năm là “Thích ứng linh hoạt, tăng trưởng bứt phá”; vừa tập trung thích ứng linh hoạt theo Nghị quyết 128 của Chính phủ, kiểm soát dịch bệnh Covid-19 kể cả với biến chủng vi rút mới, vừa tập trung phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân, phấn đấu tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh từ 10% trở lên so với năm 2021.

Để tập trung phát triển kinh tế một cách bứt phá, bền vững, tạo lập một vị trí xứng đáng trong mối liên hệ Vùng Thủ đô, tỉnh Hải Dương đang nỗ lực sớm hoàn thành quy hoạch tỉnh, cùng với đó tập trung nguồn lực đầu tư vào hạ tầng giao thông, nhất là các công trình có tính kết nối liên vùng, tạo ra không gian phát triển mới; cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; đẩy mạnh thu hút đầu tư FDI và các nguồn vốn đầu tư trong nước; hình thành một vùng công nghiệp động lực với quy mô lớn nhằm tạo ra xung lực và không gian phát triển mới về công nghiệp công nghệ cao và công nghiệp hỗ trợ của tỉnh Hải Dương và của cả Vùng Thủ đô góp phần đưa Vùng Thủ đô phát triển xứng tầm khu vực.

Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn đồng chí!

LÊ THỊ HÀ (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chú trọng phát hiện án oan sai, đẩy nhanh bồi thường thiệt hại

Chú trọng phát hiện án oan sai, đẩy nhanh bồi thường thiệt hại

(LĐTĐ) Trong phiên chất vấn do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí đã trả lời về việc ...
Cần có chính sách thu hút nhân tài lĩnh vực văn hóa hội tụ về Hà Nội

Cần có chính sách thu hút nhân tài lĩnh vực văn hóa hội tụ về Hà Nội

(LĐTĐ) GS.TS Phạm Duy Đức, nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng Hà Nội cần bổ sung chính ...
Độc đáo tục “Tết lại” ở làng cổ Hà Nội

Độc đáo tục “Tết lại” ở làng cổ Hà Nội

(LĐTĐ) Làng Yên Trường, xã Trường Yên (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) là một ngôi làng cổ nổi tiếng. Ít ai biết, ngoài nếp rêu phong mà ít nơi có được ...
Báo chí trong dòng chảy chuyển đổi số

Báo chí trong dòng chảy chuyển đổi số

(LĐTĐ) Trong thời đại bùng nổ dữ liệu và chia sẻ toàn cầu trên mạng Internet hiện nay, báo chí cách mạng Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức, ...
Chú trọng phát triển nguồn lực không gian sáng tạo văn hóa

Chú trọng phát triển nguồn lực không gian sáng tạo văn hóa

(LĐTĐ) Làm rõ hơn về một số giải pháp phát huy nguồn lực văn hóa Thủ đô trong thời kỳ mới, PGS.TS Phạm Thị Thu Hương, Hiệu trưởng Trường Đại học ...
Tái diễn bẫy lừa “tour du lịch 0 đồng”

Tái diễn bẫy lừa “tour du lịch 0 đồng”

(LĐTĐ) Với chiêu thức dụ dỗ, lôi kéo tinh vi, thời gian qua, loại hình “tour du lịch 0 đồng” đã xuất hiện tại nhiều địa phương. Đối tượng bị lôi ...
Chung sức, đồng lòng vì đô thị văn minh

Chung sức, đồng lòng vì đô thị văn minh

(LĐTĐ) Thời gian qua, việc xây dựng đời sống văn hóa và đô thị văn minh luôn được các cấp, ngành, địa phương tại Hà Nội dốc sức thực hiện. “Quả ...

Tin khác

Luật Thủ đô phải “đủ mạnh” cho Hà Nội phát triển

Luật Thủ đô phải “đủ mạnh” cho Hà Nội phát triển

(LĐTĐ) Ngày 15/3, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội đã tổ chức tọa đàm “Luật Thủ đô (sửa đổi): Xây dựng Thể chế vượt trội cho sự phát triển của Thủ đô". Các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và khán giả đã thảo luận, đóng góp nhiều ý trách nhiệm, tâm huyết đối với dự án Luật.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 21, cho ý kiến về Luật Giá (sửa đổi)

Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 21, cho ý kiến về Luật Giá (sửa đổi)

(LĐTĐ) Sáng 15/3, Phiên họp thứ 21 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã khai mạc dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Tại phiên họp này, UBTVQH sẽ tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn về một số nội dung thuộc lĩnh vực Toà án và Kiểm sát.
Hưng Yên: Phát động Chương trình “Chung tay xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ nạn nhân chất độc da cam” năm 2023

Hưng Yên: Phát động Chương trình “Chung tay xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ nạn nhân chất độc da cam” năm 2023

(LĐTĐ) Vừa qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hưng Yên đã tổ chức Hội nghị phát động Chương trình “Chung tay xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ nạn nhân chất độc da cam” (NNCĐDC) tỉnh Hưng Yên năm 2023.
Sáu điều dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Di sản tinh thần vô giá của lực lượng Công an nhân dân

Sáu điều dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Di sản tinh thần vô giá của lực lượng Công an nhân dân

(LĐTĐ) Ngày 9/3, Bộ Công an phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: "Sáu điều dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Di sản tinh thần vô giá của lực lượng Công an nhân dân".
Chuẩn bị chất vấn Chánh án Nguyễn Hòa Bình và Viện trưởng Lê Minh Trí

Chuẩn bị chất vấn Chánh án Nguyễn Hòa Bình và Viện trưởng Lê Minh Trí

Trên cơ sở tiêu chí, trình tự, thủ tục lựa chọn nhóm vấn đề chất vấn và người trả lời chất vấn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định hai nhóm vấn đề chất vấn thuộc lĩnh vực tòa án và kiểm sát.
Thủ tướng làm việc với Tập đoàn Viettel về nghiên cứu, sản xuất sản phẩm công nghệ cao

Thủ tướng làm việc với Tập đoàn Viettel về nghiên cứu, sản xuất sản phẩm công nghệ cao

(LĐTĐ) Chiều 4/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã tới thăm Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) và làm việc về hoạt động nghiên cứu sản xuất công nghệ cao của Viettel.
Truy xuất nguồn gốc là vấn đề trọng tâm trong lĩnh vực chuyển đổi số nông nghiệp

Truy xuất nguồn gốc là vấn đề trọng tâm trong lĩnh vực chuyển đổi số nông nghiệp

(LĐTĐ) Những năm gần đây, cùng với việc phát triển thị trường, đưa sản phẩm tới gần hơn với khách hàng thì vấn đề truy xuất nguồn gốc cũng được doanh nghiệp quan tâm. Việc truy xuất nguồn gốc không chỉ giúp các cơ sở, doanh nghiệp, Hợp tác xã (HTX) minh bạch thông tin sản phẩm mà còn góp phần hạn chế tình trạng hàng giả, hàng nhái tràn lan trên thị trường gây ảnh hưởng tới doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Ông Võ Văn Thưởng được Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước

Ông Võ Văn Thưởng được Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước

(LĐTĐ) Với 487/488 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 98,38% tổng số đại biểu Quốc hội, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Võ Văn Thưởng.
Sáng mai (2/3), Quốc hội họp bất thường để kiện toàn nhân sự Chủ tịch nước

Sáng mai (2/3), Quốc hội họp bất thường để kiện toàn nhân sự Chủ tịch nước

(LĐTĐ) Tổng Thư ký Quốc hội vừa ban hành thông cáo báo chí cho biết, sáng mai (2/3), Quốc hội Khóa XV sẽ họp Kỳ họp bất thường lần thứ 4 để kiện toàn nhân sự Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Từ 1/3/2023: Triển khai cấp Hộ chiếu phổ thông có gắn chíp điện tử

Từ 1/3/2023: Triển khai cấp Hộ chiếu phổ thông có gắn chíp điện tử

(LĐTĐ) Từ ngày 1/3/2023, Bộ Công an sẽ triển khai cấp Hộ chiếu phổ thông có gắn chíp điện tử cho công dân Việt Nam theo Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
Xem thêm
Phiên bản di động