Hà Tĩnh: 'Săn ong rừng' về nuôi lấy mật

(LĐTĐ) Ong rừng theo cách gọi của người dân vùng miền núi tỉnh Hà Tĩnh là “ong ruồi”, loài ong này sinh sống trong rừng, như cây gỗ khô mục, hang đá… Nhưng nó lại thuần tính, người dân thường “săn” về nuôi và gây giống thành nhiều bầy đàn đến mùa thu hoạch lấy mật ong đem bán, thu lại lợi nhuận cao.
Nhân rộng mô hình nuôi ong lấy mật Thị xã Sơn Tây: Hiệu quả từ mô hình nuôi ong mật

Kỹ năng săn ong

Hà Tĩnh: 'Săn ong rừng' về nuôi lấy mật
Hành trình săn ong "kiếm"

Không chỉ biết tách đàn, gây giống ong, ông Nguyễn Thanh Vận ở xã Đức Giang, huyện Vũ Quang còn là người lành nghề với cách “săn ong kiếm” kể lại: “Bắt ong rừng về thuần hóa để làm giống không chỉ đơn thuần là việc kiếm tiền, nuôi nó sinh sống thành bầy đàn trong vườn nhà có nhiều hữu ích như thụ phấn cho cây ăn quả, làm thuốc…

Để bắt được tổ ong về chúng ta cần có một chiếc vợt bằng vải màn và vài ba cái chang (tổ mồi), sau khi bắt được con ong “kiếm” thì đem nó vào chang nhốt khoảng 5-10 phút cho nó làm quen và lựa chọn nơi mới sinh sống, sau đó thả ra để ong “kiếm” bay về tổ cũ thông báo với bầy đàn, cứ lần lượt sẽ có nhiều con ong mới về xem chang mới có đủ yếu tố cho bầy đàn sinh sống trong mùa tới không. Khi các con ong này xem xét kỹ lưỡng và kéo bầy đàn dời về đây làm tổ thì chúng ta mới nhốt (cùm tướng) rồi đem về vườn mình nuôi”.

Cũng theo ông Vận, từ khi con ong “kiếm” bị bắt đưa vào tổ mồi rồi thả ra, nó về gọi nhiều con ong liên tiếp đến được gọi là “ong thăm”. Đây là thời điểm mà người thợ săn ong hồi hộp đến nín thở. Bởi lúc con ong “kiếm” rời tổ ong mồi bay đi sẽ có ba khả năng xảy ra: Một là nó bỏ đi tìm chỗ khác, hai là nó về gọi đàn, ba là trên đường về bị loài ong khác hoặc nhện ăn thịt. Nếu đợi khoảng 20-30 phút không thấy ong trở lại, người “săn” ong biết là thất bại và phải tìm con ong “kiếm” khác làm lại quy trình.

Hà Tĩnh: 'Săn ong rừng' về nuôi lấy mật
Chờ ong "kiếm" về gọi bầy

Được biết, hàng năm khi vào mùa hè, nhiều loài cây trổ hoa, nguồn thức ăn của loài ong nhiều thì các đàn ong chủ động tách đàn nhiều. Nắm bắt được thời gian ong tách đàn nên người dân thường mang theo chang đi săn về nuôi sau đó lấy mật ong đem bán ra thị trường thu lợi nhuận rất cao.

Ngoài cách săn ong “kiếm” thì cách tìm tổ của chúng rồi bắt đem về nuôi là sự lựa chọn của nhiều người dân ở xã Thọ Điền, Quang Thọ, thị trấn Vũ Quang… huyện Vũ Quang và người dân xã Sơn Kim 1, Sơn Kim 2, thị trấn Sơn Tây… huyện Hương Sơn đang áp dụng.

Chúng tôi có mặt dọc các tuyến đường ven rừng núi dễ bắt gặp nhiều nhóm người mang vợt, chang ong, nhang (hương khói) tìm quanh các cây cột điện, vách đá, cây gỗ mục để bắt ong rừng về bán hoặc nuôi lấy mật.

Ông Văn Thông, trú tại huyện Hương Sơn cho biết, “Chỗ mà đàn ong rừng thường làm tổ trú đông là những bọng cây (cây mục) hoặc những cột điện rỗng ruột. Nắm bắt được đặc điểm này, những người “thợ săn” ong như chúng tôi sẽ dùng “kỹ năng” để dụ đàn ong vào ở trong những cái chang ong mồi mang theo của mình. Chang ong mồi là một khúc gỗ, thường bằng gỗ mít, được khoan đục rỗng ở giữa, hai đầu bịt kín và khoét một cái cửa nhỏ ở giữa. Trước khi săn ong, người thợ dùng mật ong nguyên chất quệt một ít vào phía trên thành chang để tạo mùi hấp dẫn đàn ong”.

Hà Tĩnh: 'Săn ong rừng' về nuôi lấy mật
Khi ong "kiếm" goi "ong thăm" đến xem tổ mới

Hỏi về cách bắt ong trong cột điện để nhốt vào chang, ông Thông kể lại chi tiết: Những đàn ong đã làm tổ trú ngụ trong đó, có nghĩa là nó đã yên vị trong đó và khả năng để nó rời bỏ tổ để vào các chang mồi là rất khó xảy ra.

Chính vì vậy, những người “thợ săn” ong buộc phải sử dụng “kỹ xảo” là dùng những que nhang (hương) hun khói vào trong cột điện để “phá tổ”. Đàn ong không chịu được mùi khói hương sẽ “vỡ tổ” bay ra ngoài. Trong khi đó, người “thợ săn” ong đã treo những cái chang mồi xung quanh khu vực đó.

Đàn ong trong lúc “vỡ tổ” bay ra, phát hiện những cái chang treo sẵn thì bay vào để trú ngụ. Sau khi đàn ong vào hết trong chang, người “thợ săn” ong sẽ dùng lá cây hoặc giấy bịt lỗ lại và đưa cả chang ong mồi cùng đàn ong trong đó về nhà, bắt đầu một quy trình khác gọi là “săn ong” hay là “tách ong”.

Nghề nuôi ong lấy mật đem lại nguồn thu cao cho người dân

“Săn” ong rừng về thuần hóa làm giống là một nghề độc đáo bởi ngoài nguồn thu nhập khá, nghề này rất dễ gây “nghiện” bởi được hòa mình vào thiên nhiên với nhiều điều kỳ thú.

Trong một mùa săn ong, có nhiều người thu được hàng chục tổ, bình quân 1 tổ ong giống có giá 750 nghìn đồng, thậm chí có đàn đông “quân” có giá lên đến 1 triệu đồng. Ông Hiền, ở thị trấn Vũ Quang cho biết: “Trong mùa “săn” ong này, ông đã bắt được trên 8 tổ ong. Cùng với những mùa trước, hiện gia đình đã có 40 đàn ong đang cho mật, mang về một nguồn thu nhập khá cho gia đình. Bình quân 1 lít mật ong bán ra thị trường từ 200-250 nghìn đồng, mỗi lần lấy mật có khoảng 3 lít/tổ, mỗi năm lấy 3-4 lần tùy vào tổ ong mạnh hay yếu”.

Hà Tĩnh: 'Săn ong rừng' về nuôi lấy mật
Sau khi ong rừng được thuần, được chia bầy, đàn để nhân rộng

Ông Nguyễn Văn Dũng - Phó Giám đốc Liên hiệp Hợp tác xã (HTX) Ong và Dịch vụ nông nghiệp huyện Vũ Quang cho biết, “Toàn huyện có hơn 1.600 người nuôi ong, còn nuôi theo dự án có 5 HTX nuôi ong. Toàn huyện năm 2021 vừa qua thu được trên 90 tấn mật ong/năm, bình quân 1 tổ lấy mật khoảng 10-15kg/năm và tách ra bán khoảng 3 tổ, 1 tổ bán tầm 750 nghìn. Hiện mật ong Vũ Quang đạt thương hiệu sản phẩm OCOP và VietGAP”.

Mật ong Vũ Quang có chất lượng thơm ngon, là sản phẩm được nhiều người tin dùng, nên dù trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, mặt hàng này vẫn tiêu thụ ổn định, không “đọng” hàng như những sản phẩm nông nghiệp khác.

Để tiếp tục khai thác, nâng cao hiệu quả kinh tế từ nghề nuôi ong, người dân sẽ được cán bộ chuyên môn về hướng dẫn bà con áp dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình nuôi; thành lập mới các tổ hợp tác, HTX nuôi ong, đồng thời tổ chức các đợt tập huấn, chuyển giao kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm gắn với thương hiệu mật ong Vũ Quang - ông Dũng kể thêm.

Nguyễn Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lối đi nào cho Hãng phim truyện Việt Nam?

Lối đi nào cho Hãng phim truyện Việt Nam?

(LĐTĐ) Tại buổi họp báo thường kỳ quý I và nhiệm vụ trọng tâm quý II năm 2023 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, nhiều vấn đề nóng ...
Tiền có mua được sức khỏe?

Tiền có mua được sức khỏe?

(LĐTĐ) Đêm trong bệnh viện thật tĩnh lặng. Chỉ có tiếng “tít tít” của các thiết bị y tế trợ giúp người bệnh, tiếng trao đổi nho nhỏ của bác sĩ, ...
Chạm mây trên đỉnh Nhìu Cồ San

Chạm mây trên đỉnh Nhìu Cồ San

(LĐTĐ) Vài năm trở lại đây, Nhìu Cồ San - ngọn núi cao thứ 9 tại Việt Nam trở thành điểm đến thu hút du khách đam mê chinh phục. “Cuối ...
Hơn một tháng kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự đô thị: Kiên trì giữ vỉa hè văn minh

Hơn một tháng kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự đô thị: Kiên trì giữ vỉa hè văn minh

(LĐTĐ) Sau hơn một tháng toàn Thành phố ra quân triển khai thiết lập trật tự đô thị, nhìn chung đã mang lại nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, để ...
Để trẻ em không mắc bệnh lao: Tiêm vắc xin là cách phòng tốt nhất

Để trẻ em không mắc bệnh lao: Tiêm vắc xin là cách phòng tốt nhất

(LĐTĐ) Theo các chuyên gia y tế, hiện nhiều trẻ em mắc lao nhưng không được phát hiện kịp thời. Trong khi, nguy cơ biến chứng của bệnh lao không được ...
Thủ tướng yêu cầu rà soát các dự án bất động sản, chủ động tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Thủ tướng yêu cầu rà soát các dự án bất động sản, chủ động tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Xây dựng và các đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động, chủ trì, phối hợp chặt chẽ với nhau, ...
Quyết liệt xử lý việc chậm đóng BHXH

Quyết liệt xử lý việc chậm đóng BHXH

(LĐTĐ) Nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tham gia, một trong những điểm mới của công tác thanh tra liên ngành đối với đơn vị chậm đóng bảo hiểm xã ...

Tin khác

Mỹ phẩm trôi nổi trên mạng: Ngăn chặn thế nào để hiệu quả?

Mỹ phẩm trôi nổi trên mạng: Ngăn chặn thế nào để hiệu quả?

(LĐTĐ) Cách mạng 4.0, mạng xã hội trở thành một trong những “không gian” gặp gỡ cung - cầu hàng hóa, trong đó có mặt hàng mỹ phẩm để làm đẹp cho chị em. Tuy nhiên, thời gian qua lợi dụng mạng xã hội, nhiều mặt hàng trôi nổi không rõ nguồn gốc vẫn được quảng cáo, chào bán. Bắt, xử lý cũng nhiều, song vấn đề đặt ra có biện pháp nào ngăn chặn hiệu quả.
Để quyền của người tiêu dùng ngày càng đi vào thực chất

Để quyền của người tiêu dùng ngày càng đi vào thực chất

(LĐTĐ) Nâng cao quyền và trách nhiệm của các hiệp hội ngành nghề, ngành hàng, nhất là Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam và Hiệp hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam ở Trung ương và ở các địa phương. Đặc biệt, khi tham gia giải quyết các vụ việc, các hiệp hội cần công tâm, phân biệt đúng sai sự việc, đảm bảo tính khách quan, trung thực của tổ chức mà doanh nghiệp và người tiêu đùng xã hội gửi gắm, tin tưởng,...
Hỗ trợ nông dân Hà Giang tiêu thụ gần 8 tấn cam sành

Hỗ trợ nông dân Hà Giang tiêu thụ gần 8 tấn cam sành

(LĐTĐ) Sáng nay (13/3) Hội Nông dân các huyện: Thanh Trì, Sóc Sơn, Ba Vì, Thạch Thất đã phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ Nông dân thuộc Hội Nông dân tỉnh Hà Giang tiếp nhận, hỗ trợ tiêu thụ 7.880 kg cam sành cho nông dân tỉnh Hà Giang.
Kangaroo tiên phong về công nghệ với thế hệ máy lọc nước mới

Kangaroo tiên phong về công nghệ với thế hệ máy lọc nước mới

(LĐTĐ) “Hội nghị khách hàng Kangaroo 2023” là sự kiện được Tập đoàn Kangaroo phối hợp với các nhà phân phối hàng đầu tổ chức liên tục, quy mô tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước. Điểm nhấn của chuỗi sự kiện này là ngày 10/3, tại Thanh Hóa, Kangaroo đã cùng Công ty cổ phần Thanh Hoa Sông Đà giới thiệu máy lọc nước Hydrogen thế hệ mới, tiên phong về công nghệ.
Ngày Quyền của Người tiêu dùng Việt Nam: Thông tin minh bạch - Tiêu dùng an toàn

Ngày Quyền của Người tiêu dùng Việt Nam: Thông tin minh bạch - Tiêu dùng an toàn

(LĐTĐ) Với thông điệp “Thông tin minh bạch - Tiêu dùng an toàn”, tối ngày 9/3, tại Công viên Thống Nhất (Hà Nội), Sở Công Thương Hà Nội chủ trì, phối hợp cùng với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Lễ phát động Ngày Quyền của Người tiêu dùng Việt Nam năm 2023 và tổ chức Hội chợ hàng hóa, sản phẩm vì người tiêu dùng. Sự kiện thu hút hàng trăm doanh nghiệp cùng đông đảo người dân Thủ đô tham gia.
Nhận diện hóa mỹ phẩm giả qua trưng bày hàng thật

Nhận diện hóa mỹ phẩm giả qua trưng bày hàng thật

(LĐTĐ) Sáng 6/3, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) đã mở cửa gian trưng bày hàng thật - hàng giả đối với ngành hàng hóa mỹ phẩm. Tại đây, trưng bày hơn 500 sản phẩm của hơn 30 nhãn hiệu, chủ yếu là dầu gội, sữa tắm thông dụng, được nhiều người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng.
Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt với game online, thuốc lá mới

Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt với game online, thuốc lá mới

(LĐTĐ) Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đang được lấy ý kiến góp ý, với nhiều điểm mới quan trọng. Trong đó, đáng quan tâm là Bộ Tài chính đề xuất bổ sung áp thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với một số sản phẩm không có lợi cho sức khỏe, môi trường và dịch vụ hạn chế sử dụng theo chủ trương của Đảng, Nhà nước.
Xăng, dầu đồng loạt giảm gần 400 đồng/lít

Xăng, dầu đồng loạt giảm gần 400 đồng/lít

(LĐTĐ) Từ 15 giờ chiều nay (21/2), giá xăng E5 RON 92 và RON 95 giảm 320 đồng/lít; giá dầu diesel được điều chỉnh giảm mạnh với mức 700 đồng/lít.
Giá xăng, dầu dự kiến sẽ tăng nhẹ trong ngày 21/2

Giá xăng, dầu dự kiến sẽ tăng nhẹ trong ngày 21/2

(LĐTĐ) Ngày mai (21/2), giá xăng bán lẻ được dự báo sẽ có lần thứ 3 liên tiếp được điều chỉnh tăng giá bán; trong khi đó, giá dầu có khả năng sẽ được điều chỉnh giảm. Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế, nếu không trích Quỹ bình ổn, giá xăng có thể tăng 250 đồng/lít, trong khi đó, giá dầu có khả năng giảm 500 đồng/lít.
Hà Nội: Tạm giữ 700kg nầm lợn không rõ nguồn gốc xuất xứ

Hà Nội: Tạm giữ 700kg nầm lợn không rõ nguồn gốc xuất xứ

(LĐTĐ) Đội Quản lý thị trường số 25 - Cục Quản lý thị trường Hà Nội vừa phối hợp với Đội 4 - PC05, Công an thành phố Hà Nội tiến hành khám, kiểm tra xe phương tiện vận tải đã phát hiện và tạm giữ 700 kg nầm lợn không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Xem thêm
Phiên bản di động