Hà Nội trên hành trình phát triển bền vững
Kết cấu hạ tầng của Thủ đô không ngừng phát triển, góp phần tạo tiền đề vững chắc để phát triển bền vững trong tương lai. |
Đảm bảo sự cân bằng
Sau Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/1954 đến nay, Thủ đô Hà Nội đã phát triển không ngừng. Hà Nội, từ một thành phố tiêu thụ hàng hóa, quy mô nhỏ, nền công nghiệp chỉ với một vài cơ sở sản xuất hàng tiêu dùng, đời sống vật chất và tinh thần còn rất khó khăn, ngày nay Hà Nội không chỉ là Thủ đô, trung tâm đầu não chính trị, hành chính quốc gia mà còn là trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, kinh tế và giao lưu quốc tế. Thủ đô là một đô thị lớn, phát triển theo hướng đa hệ, bản sắc, văn minh và hiện đại.
Đứng giữa dòng chảy đô thị, Hà Nội ngày nay vẫn lưu giữ những hình ảnh đã rất đỗi thân quen với những phố phường rộn ràng, đông đúc. Nhưng song song với đó, trong nhịp sống đô thị hiện đại, Thủ đô Hà Nội đã có quy mô diện tích 3.344,7 km2, đứng thứ 10 trên thế giới, dân số tăng gấp 1,5 lần, hiện nay là gần 10 triệu người, trong đó, số người trong độ tuổi lao động là 67,8%.
Hà Nội cũng có hơn 1.350 làng nghề truyền thống, 5.922 di tích lịch sử, trong đó, có 2.396 di tích được xếp hạng cấp Quốc gia, cấp Thành phố… Đặc biệt, 10 năm sau sáp nhập Hà Nội đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong việc xây dựng nông thôn mới theo hướng nông nghiệp đô thị, nông nghiệp sinh thái…
Cụ thể, các xã ngoại thành Hà Nội đã phát triển với 76% trong 386 xã là xã nông thôn mới, 4 huyện nông thôn mới. Kết quả khẳng định sự chủ động và nỗ lực của Hà Nội trong việc giải quyết các khó khăn, thách thức, tạo ra niềm tin lớn cho người dân về việc phát triển đô thị bền vững, nhưng vẫn hài hòa, thanh lịch.
Chỉ trong một thời gian ngắn, chúng ta chứng kiến tốc độ tăng trưởng đô thị đến “chóng mặt” của Hà Nội. Hàng loạt công trình, các tòa cao ốc, những khu đô thị mới đua nhau mọc lên theo cùng sự gia tăng dân số, sự phát triển về mọi mặt kinh tế - xã hội. Cùng với đó là những con đường, những cây cầu, những tuyến phố được nâng cấp, mở rộng không chỉ tạo sự kết nối thuận tiện trong nội đô, mà còn kết nối Hà Nội với các tỉnh, thành phố lân cận.
Việc Thủ đô Hà Nội rút ngắn khoảng cách giữa Hà Nội cũ và Hà Nội mở rộng, đã tạo nên một đô thị Hà Nội đặc biệt. Nó đặc biệt là bởi, trong sự hiện đại của các khu đô thị mới, các dịch vụ tiện ích, hiện đại, thì đâu đó ở các khu đô thị cổ, người Hà Nội vẫn có những “khoảng lặng” đầy thư thái.
Xu thế phát triển trong tương lai
Thực hiện Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Thủ đô Hà Nội đã và đang phát triển theo mô hình “chùm” đô thị, gồm khu vực đô thị trung tâm và năm đô thị vệ tinh. Đô thị trung tâm là khu vực nội đô hiện tại được phát triển mở rộng về phía Tây-Nam đến đường Vành đai 4; về phía Bắc với khu vực Mê Linh, Đông Anh; phía Đông với khu vực Gia Lâm và Long Biên. Năm đô thị vệ tinh của thành phố bao gồm Hòa Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên và Sóc Sơn.
Theo quy hoạch, đô thị trung tâm được phân cách với các đô thị vệ tinh, cách thị trấn bằng một hành lang xanh chiếm tới 70% diện tích đất tự nhiên. Mỗi đô thị vệ tinh có chức năng hỗn hợp và đặc thù riêng, hoạt động tương đối độc lập để hỗ trợ và chia sẻ với khu vực đô thị trung tâm về nhà ở, đào tạo, công nghiệp và dịch vụ.
TS. Đào Ngọc Nghiêm – Nguyên Giám đốc Sở quy hoạch Kiến trúc Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội cho rằng, Hà Nội đã và đang đi theo xu hướng chung của các nước trên thế giới là quy hoạch các đô thị vệ tinh, tạo nên các vành đai xanh, khích lệ tăng trưởng, kéo giãn dân ra khỏi nội đô chật chội.
Song song với việc triển khai tuyến đường sắt Đô thị Hà Nội gồm 8 tuyến với tổng chiều dài khoảng 318 km (tuyến Cát Linh - Hà Đông, Nhổn - ga Hà Nội; Ngọc Hồi - Yên Viên và Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo - Thượng Đình...), mới đây Hà Nội tiếp tục thông tin về hàng loạt dự án khác. Đó là việc Hà Nội đã đề xuất Chính phủ xin cơ chế đặc thù xây dựng 6 cây cầu bắc qua sông Hồng, sông Đuống, với tổng mức đầu tư khoảng 57.000 tỷ, hay việc Hà Nội xin ý kiến các bộ, ngành liên quan về Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Khu vực ga Hà Nội và phụ cận...
Song song với việc triển khai tuyến đường sắt Đô thị Hà Nội gồm 8 tuyến với tổng chiều dài khoảng 318 km (tuyến Cát Linh - Hà Đông, Nhổn - ga Hà Nội; Ngọc Hồi - Yên Viên và Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo - Thượng Đình...), mới đây Hà Nội tiếp tục thông tin về hàng loạt dự án khác. Đó là việc Hà Nội đã đề xuất Chính phủ xin cơ chế đặc thù xây dựng 6 cây cầu bắc qua sông Hồng, sông Đuống, với tổng mức đầu tư khoảng 57.000 tỷ, hay việc Hà Nội xin ý kiến các bộ, ngành liên quan về Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Khu vực ga Hà Nội và phụ cận... |
Địa giới hành chính ngày nay mang đến cho Hà Nội một diện tích đủ lớn để thực hiện tái cơ cấu không gian kinh tế - xã hội, tổ chức sắp xếp lại các phân khu chức năng phát triển công nghiệp, dịch vụ, đô thị... theo hướng bền vững, đáp ứng yêu cầu phát triển của Thủ đô.Hà Nội cũng đặt yêu cầu phát triển đô thị cao hơn theo hướng đô thị bền vững để trở thành thành phố đáng sống với các giá trị và tiêu chí: Xanh - Văn hiến - Văn minh - Hiện đại.
Quá trình phát triển kinh tế ở Hà Nội trong thời gian qua đang diễn ra rất nhanh chóng và biến đổi từng ngày. Bên cạnh thành công của ngành Xây dựng đã đạt được, vẫn còn tồn tại những bất cập. Cụ thể như, Hà Nội đã và đang xây dựng nhiều loại công trình mang tính điểm nhấn và nhiều công trình chưa đạt hiệu quả với đúng ý nghĩa của nó.
Thiếu vắng công trình điểm nhấn đẹp, phát huy được giá trị đô thị, lịch sử văn hoá truyền thống dân tộc thời kỳ đổi mới. Công trình hết sức mờ nhạt không hiệu quả về tổ chức không gian, tạo dáng kiến trúc hạn chế, mang tính tự phát, không thống nhất, tính lai tạp nặng hình thức, chưa tạo dựng được phong cách riêng.
Nhìn lại bức tranh Thủ đô sau hàng thập kỷ phát triển cho thấy, quá trình đô thị hóa Hà Nội dù đôi lúc chưa thật hợp lý nhưng nhờ định hướng phát triển bền vững, đã kết hợp chặt chẽ, hài hòa của 3 mặt kinh tế - xã hội và môi trường. Do đó, cùng với mục tiêu xây dựng Thủ đô thành đô thị văn minh, đáng sống, thành phố cũng cần tập trung giải quyết những vấn đề còn tồn tại nhằm nâng cao chất lượng sống cho người dân.
Bài viết cùng chủ đề
70 năm ngày Giải phóng Thủ đôCó thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng
Tôi yêu Hà Nội 20/11/2024 16:19
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư
Tôi yêu Hà Nội 17/11/2024 21:01
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ
Tôi yêu Hà Nội 15/11/2024 14:47
Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một
Tôi yêu Hà Nội 14/11/2024 09:08
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Tôi yêu Hà Nội 05/11/2024 17:10
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương
Tôi yêu Hà Nội 23/10/2024 11:30
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm
Tôi yêu Hà Nội 22/10/2024 14:02
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh
Thủ đô 11/10/2024 15:43
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 17:49