Hà Nội: Trên 6.000 tỷ đồng hỗ trợ an sinh cho các đối tượng khó khăn

Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội, từ đầu tháng 7/2021 đến nay, nguồn kinh phí các cơ quan chức năng đã phê duyệt để hỗ trợ cho người dân, người lao động, chủ cơ sở, hộ gia đình trên địa bàn Thành phố bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 đã lên tới 6.012 tỷ đồng. Số tiền này đến với hơn 5,12 triệu lượt người, hộ gia đình, góp phần giúp họ vượt qua giai đoạn khó khăn.
Hà Nội đã hỗ trợ an sinh xã hội cho trên 5 triệu lượt đối tượng khó khăn Hà Nội: Trên 5.500 tỷ đồng hỗ trợ an sinh xã hội cho các đối tượng khó khăn Hà Nội: Trên 5.300 tỷ đồng hỗ trợ an sinh xã hội cho các đối tượng khó khăn

Về gói 26.000 tỷ đồng của Chính phủ, đến nay, các sở, ngành chức năng và các quận, huyện, thị xã đã ra quyết định hỗ trợ cho hơn 1,96 triệu người lao động, người sử dụng lao động, hộ kinh doanh gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Trong đó, chính sách giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã đến với hơn 1,42 triệu người lao động với kinh phí gần 245 tỷ đồng.

Chính sách hỗ trợ người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương đã đến với gần 80.000 người với số tiền hơn 225 tỷ đồng. Đáng chú ý, chính sách hỗ trợ lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) đã giúp cho hơn 427.000 người tiếp cận, thụ hưởng với số tiền hơn 641 tỷ đồng...

Về gói hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp dành cho người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp, toàn Thành phố đã có gần 1,62 triệu người thụ hưởng với số tiền hơn 3.929 tỷ đồng.

Hà Nội: Trên 6.000 tỷ đồng hỗ trợ an sinh cho các đối tượng khó khăn
Trao hỗ trợ cho người dân khó khăn ở huyện Gia Lâm

Các chính sách hỗ trợ đặc thù của Thành phố đến với gần 1,6 triệu lượt người dân, người lao động, tập trung chủ yếu ở nhóm hộ nghèo, cận nghèo, bảo trợ xã hội, người lao động làm việc tại hộ kinh doanh phải tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương do phải dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền...

Ngoài các chính sách nói trên, Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội đã trích kinh phí 82,98 tỷ đồng từ nguồn ủng hộ công tác phòng, chống dịch Covid-19 để hỗ trợ cho 162.529 người khó khăn trên địa bàn Thành phố (bao gồm cả một số người nước ngoài khó khăn đang sinh sống, học tập và làm việc tại Hà Nội).

Với tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, từ khi thực hiện Chỉ thị 17/CT-UBND ngày 23/7/2021 đến nay, các tổ chức chính trị, xã hội Thành phố (Ủy ban Mặt trận Tổ quốc; Bộ Tư lệnh Thủ đô; các cấp Công đoàn Thành phố; Thành đoàn Hà Nội; Hội Chữ thập đỏ; Hội Cựu chiến binh; Hội Nông dân; Hội Liên hiệp phụ nữ) và một số quận, huyện, thị xã cũng đã huy động nhiều nguồn lực xã hội và quà của các nhà hảo tâm để cùng chung sức hỗ trợ cho 1,082 triệu lượt người, hộ gia đình khó khăn trên địa bàn ổn định cuộc sống với số tiền 320,46 tỷ đồng.

Phạm Diệp

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Kim ngạch xuất nhập khẩu quý I/2025 ước đạt hơn 202 tỷ USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu quý I/2025 ước đạt hơn 202 tỷ USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 3 ước đạt 75,39 tỷ USD, tăng 18,2% so với tháng trước và tăng 16,6% so với cùng kỳ năm 2024. Tính chung quý I/2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá quý I/2025 ước đạt 202,52 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm trước.
Bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng quý I/2025 tăng 8,6%

Bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng quý I/2025 tăng 8,6%

Tháng 3/2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 570,9 nghìn tỷ đồng, tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2024. Tính chung quý I/2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 1.708,3 nghìn tỷ đồng, tăng 8,6% so với quý năm I/2024.
Hạn chế phương tiện lưu thông qua Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục từ 7/4

Hạn chế phương tiện lưu thông qua Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục từ 7/4

Sở Xây dựng Hà Nội vừa ban hành thông báo về việc thí điểm điều chỉnh tổ chức giao thông khu vực Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm. Phương án thí điểm nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, giảm thiểu ùn tắc và cải thiện môi trường đô thị tại khu vực trung tâm của Thủ đô.
Nghị quyết mới sẽ mở đường cho phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa Thủ đô

Nghị quyết mới sẽ mở đường cho phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa Thủ đô

Thủ đô Hà Nội đang chuẩn bị xây dựng phát triển hệ sinh thái sáng tạo khi dự thảo Nghị quyết về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa đang được lấy ý kiến rộng rãi của người dân và cộng đồng.
Yêu cầu người dân và du khách ra khỏi khu vực “cà phê đường tàu” khi tàu chạy qua

Yêu cầu người dân và du khách ra khỏi khu vực “cà phê đường tàu” khi tàu chạy qua

Trước thực trạng người dân và du khách tập trung chụp ảnh, check-in tại khu vực cà phê đường tàu, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, mới đây, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) đã triển khai mô hình “Vành đai an toàn đường sắt” nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại khu vực này.
8 hoạt động trọng tâm của LĐLĐ thành phố Hà Nội trong Tháng Công nhân năm 2025

8 hoạt động trọng tâm của LĐLĐ thành phố Hà Nội trong Tháng Công nhân năm 2025

Theo Kế hoạch về việc tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân năm 2025 trong các cấp Công đoàn thành phố Hà Nội của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, LĐLĐ Thành phố sẽ tổ chức 8 hoạt động trọng tâm trong Tháng Công nhân.
Lấy ý kiến nhân dân về khu phát triển thương mại và văn hóa

Lấy ý kiến nhân dân về khu phát triển thương mại và văn hóa

Thành phố Hà Nội đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân về Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố về khu phát triển thương mại và văn hóa, (thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô).

Tin khác

Quyền lợi khi đi khám chữa bệnh BHYT vượt tuyến, trái tuyến

Quyền lợi khi đi khám chữa bệnh BHYT vượt tuyến, trái tuyến

Người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) khi đi khám chữa bệnh BHYT vượt tuyến, trái tuyến hoặc cấp cứu, sẽ được hưởng quyền lợi như thế nào?
Người lao động có được thưởng dịp Giỗ Tổ Hùng Vương?

Người lao động có được thưởng dịp Giỗ Tổ Hùng Vương?

Kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là một trong những dịp lễ dài ngày trong năm. Nhiều cơ quan, doanh nghiệp có chế độ thưởng cho nhân viên trong các ngày lễ quan trọng.
Đi làm ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, người lao động được tính lương thế nào?

Đi làm ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, người lao động được tính lương thế nào?

Theo quy định, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động trong 1 ngày là ngày 10/3 âm lịch. Nếu người lao động đi làm vào ngày này sẽ được trả ít nhất 300% so với tiền lương thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường.
Kỳ 2: Nên nâng tiêu chí về thu nhập đối với hai thành phố lớn

Kỳ 2: Nên nâng tiêu chí về thu nhập đối với hai thành phố lớn

Từ những bất cập về thu nhập đủ điều kiện mua nhà ở xã hội, trao đổi với phóng viên, nhiều người lao động kiến nghị, nên chăng cần xem xét lại tiêu chí về thu nhập - giá cả với những người đang làm việc, sinh sống tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh theo hướng “mở biên độ” thu nhập lên cao hơn so với mức cứng 15 triệu đồng/tháng như quy định hiện hành.
Kỳ 1: Thu nhập dưới 15 triệu đồng chi tiêu đã khó, làm sao mua được nhà

Kỳ 1: Thu nhập dưới 15 triệu đồng chi tiêu đã khó, làm sao mua được nhà

Trong bối cảnh giá bất động sản liên tục gia tăng kéo theo chỉ số tiêu dùng tăng, việc Chính phủ đẩy nhanh phát triển thị trường nhà ở xã hội để hiện thực hóa mục tiêu người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp cũng có chỗ để an cư là chính sách nhân văn. Với các địa phương khác, những quy định liên quan đến tiêu chí thu nhập không vấn đề, song đối với Hà Nội và TP Hồ Chí Minh áp dụng như hiện tại người lao động rất khó mua được nhà, nên chăng cần phải có những quy định đặc thù.
Sắp bãi bỏ 11 nghị định về tiền lương, tiền thưởng

Sắp bãi bỏ 11 nghị định về tiền lương, tiền thưởng

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 44/2025/NĐ-CP nhằm quản lý lao động, tiền lương, thù lao và tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 15/4/2025 và thay thế nhiều văn bản pháp lý trước đó, tạo nên một hệ thống quản lý tiền lương và nhân sự thống nhất, minh bạch hơn.
Điều kiện để được nhận lương hưu từ ngày 1/7/2025

Điều kiện để được nhận lương hưu từ ngày 1/7/2025

Bộ Nội vụ vừa hoàn thành dự thảo Thông tư quy định chi tiết thời điểm hưởng lương hưu, việc tính, việc xác định điều kiện hưởng đối với từng trường hợp để giải quyết chế độ hưu trí theo quy định tại khoản 4 Điều 101 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH).
Thời gian người lao động được nghỉ dưỡng sức sau ốm đau

Thời gian người lao động được nghỉ dưỡng sức sau ốm đau

Người lao động sẽ được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau, nếu đáp ứng đủ 2 điều kiện.
Đề xuất thực hiện cơ chế quản lý cán bộ, công chức theo vị trí việc làm

Đề xuất thực hiện cơ chế quản lý cán bộ, công chức theo vị trí việc làm

Bộ Nội vụ đã xây dựng và đang đưa ra lấy ý kiến về Dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), trong đó đề xuất sửa đổi các quy định liên quan đến cơ chế quản lý, sử dụng cán bộ, công chức để làm cơ sở sàng lọc, cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Thay đổi quy định về tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội

Thay đổi quy định về tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội

Từ ngày 1/7, khi Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 có hiệu lực, quy định về tiền lương, thu nhập làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc sẽ có sự thay đổi.
Xem thêm
Phiên bản di động