Hà Nội sẽ xây dựng 2 cảng cạn ở Gia Lâm và Hoài Đức phát triển dịch vụ logistics
Xử lý nghiêm các hung thần đường phố Hà Nội: Không để xảy ra tiêu cực trong đấu giá quyền sử dụng đất |
Vừa qua, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 81/KH-UBND về việc phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2022.
Theo đó, Kế hoạch xác định 3 mục tiêu và 5 nhóm nhiệm vụ trọng tâm. Đáng chú ý, về mục tiêu, phát triển hoạt động logistics nhằm thúc đẩy sản xuất, thương mại truyền thống, thương mại quốc tế và thương mại điện tử; phát triển kết cấu hạ tầng logistics đồng bộ với kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, kết cấu hạ thông thương mại - dịch vụ văn minh, hiện đại, đưa Hà Nội trở thành một đầu mối logistics quan trọng của vùng, cả nước và khu vực.
Đồng thời, thúc đẩy doanh nghiệp dịch vụ logistics đổi mới, sáng tạo, cung ứng chuỗi dịch vụ logistics ở mức độ 3, mức độ 4; hướng đến mức độ 5, logistics điện tử trên cơ sở phát triển thương mại điện tử và quản trị chuỗi cung ứng hiện đại, hiệu quả và chuyên nghiệp.
Để hoàn thành tốt mục tiêu trên, UBND Thành phố giao Sở Công Thương chủ trì, triển khai với các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn Thành phố.
![]() |
Thành phố Hà Nội tếp tục nghiên cứu xây dựng các trung tâm logistics có quy mô phù hợp trên các tuyến đường vành đai Thành phố (ảnh minh họa) |
Về các nhiệm trọng tâm cụ thể, Thành phố sẽ hoàn thiện cơ chế quản lý và phát triển hoạt động logistics. Rà soát, điều chỉnh quy hoạch xây dựng, quy hoạch phân khu và các quy hoạch ngành có liên quan cũng như các kế hoạch phát triển hạ tầng và dịch vụ logistiscs, tích hợp sâu dịch vụ logistics trong chiến lược phát triển ngành đảm bảo đồng bộ về cơ sở hạn tầng, cơ cấu sản xuất phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố…
Đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hóa hành chính; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính, giải quyết các thủ tục hành chính nhanh chóng, thuận tiện ở tất cả các khâu, trọng tâm là các lĩnh vực: Công thương, hải quan, thuế, giao thông vận tải.
Xây dựng cơ chế phối hợp và tăng cường hợp tác giữa các cơ quan trung ương, các tỉnh, thành phố và các cơ quan sở, ngành, chính quyền các cấp của Thành phố trong việc triển khai các quy định pháp luật về quản lý và phát triển logistics; chú trọng hợp tác bảo đảm an ninh hàng hóa và phát triển nguồn nhân lực…
Bên cạnh đó, phát triển hạ tầng dịch vụ logistics, cụ thể hóa quy hoạch các trung tâm logistics và cơ sở hạ tầng phục vụ dịch vụ logistics trên địa bàn. Tập trung đôn đốc tiến độ, tăng cường phối hợp giữa các ngành tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng dịch vụ logistics.
Phấn đấu trong năm 2022 khởi công xây dựng 2 cảng cạn ICD (tại xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm và xã Đức Thượng, huyện Hoài Đức); xác định vị trí, ranh giới, diện tích cụ thể 2 trung tâm logistics (tại các huyện Phú Xuyên, Sóc Sơn); chấp thuận chủ trương đầu tư 1 cảng container quốc tế (tại xã Cổ Bi, xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm)… Tiếp tục đẩy mạnh kêu gọi, xúc tiến đầu tư các dự án hạ tầng dịch vụ logistics theo quy hoạch.
Định hướng phát triển hạ tầng dịch vụ logistics trên địa bàn Hà Nội theo nguyên tắc dành quỹ đất và phát huy tối đa tiềm năng, nguồn lực để xây dựng và khai thác hiệu quả hạ tầng logistics. Tiếp tục nghiên cứu xây dựng các trung tâm logistics có quy mô phù hợp trên các tuyến đường vành đai Thành phố, kết nối các đầu mối gom hàng, các kho tập kết, phân phối hàng tại các khu vực tập trung sẩn xuất, nông nghiệp, công nghiệp, khu công nghiệp; chú trọng phát triển hệ thống kho bãi, kho bãi chuyên dụng…
Thành phố cũng sẽ thực hiện tốt công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát thị trường và hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics trong các khâu lưu thông, vận chuyển, phân phối, dự trữ hàng hóa; xử lý nghiêm minh và kịp thời các vi phạm theo đúng quy định pháp luật; thúc đẩy tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp logistics, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics trên địa bàn và trong cả nước, với các doanh nghiệp, tổ chức quốc tế. Khuyến khích, thu hút các nhà cung cấp dịch vụ logistics lớn trên thế giới và các doanh nghiệp trong nước đặt trụ sở, chi nhánh và văn phòng giao dịch tại thành phố nhằm xây dựng Hà Nội thành trung tâm điều hành logistics của khu vực miền Bắc.
Đồng thời đẩy mạnh hợp tác liên kết với các địa phương lân cận trong vùng Thủ đô, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và các tỉnh, thành phố trong cả nước nhằm tạo thuận lợi cho sự giao lưu vận chuyển, phân phối hàng hóa của thành phố với các tỉnh, thành phố khác...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

TP.HCM: Bệnh tay chân miệng nặng xuất hiện trở lại do vi rút EV71

TP.HCM: Đẩy mạnh văn hoá đọc cho thiếu nhi

Nâng cao hiểu biết về pháp luật và nhận diện tín dụng đen cho người lao động

Tăng cường công tác tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết

Lễ hội pháo hoa DIFF 2023 Đà Nẵng đã sẵn sàng

Tập trung chuẩn bị cho Đại hội Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội lần thứ XII

Hà Nội mở rộng thí điểm thi tuyển chức danh lãnh đạo quản lý cấp phòng
Tin khác

Xây dựng xe buýt Thủ đô “Thân thiện, tận tụy và nhiệt tình”
Nhịp sống Thủ đô 01/06/2023 16:54

Di tích lịch sử “kiểu mẫu” Đền - Chùa Bà Tấm
Thủ đô 01/06/2023 08:51

Hà Nội sẽ triển khai thí điểm mô hình quận, huyện chuyển đổi số điển hình
Thủ đô 30/05/2023 22:27

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng chúc mừng Lễ Phật đản
Thủ đô 30/05/2023 18:35

Khai thác tiềm năng, thế mạnh nghề thủ công
Nhịp sống Thủ đô 30/05/2023 18:33

Thành đoàn Hà Nội: Ra quân Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè
Thủ đô 30/05/2023 16:38

Luật Thủ đô cần được đặt trong tổng thể hệ thống pháp luật
Nhịp sống Thủ đô 29/05/2023 19:19

Gia Lâm: Nhiều sân chơi bổ ích cho thiếu nhi trong Tháng hành động vì trẻ em
Nhịp sống Thủ đô 28/05/2023 17:44

Chính thức khai mạc Năm du lịch Sơn Tây - xứ Đoài 2023
Nhịp sống Thủ đô 27/05/2023 21:58

Quận Long Biên: Chú trọng xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở các loại hình cơ sở
Thủ đô 27/05/2023 19:59