Hà Nội sẽ tiếp tục bán nhiều căn biệt thự cũ
Quận Hoàn Kiếm triển khai dự án bảo tồn biệt thự cổ kiến trúc Pháp Trưng bày tài liệu kiến trúc Pháp tiêu biểu tại Phố sách Hà Nội Triển lãm "Kiến trúc Pháp trong lòng Hà Nội" |
Hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội có 1.216 biệt thự, gồm 367 biệt thự thuộc sở hữu Nhà nước, 732 biệt thự thuộc sở hữu hỗn hợp giữa nhà nước với các hộ dân hoặc giữa các hộ dân với nhau và 117 biệt thự thuộc sở hữu tư nhân.
Trong 367 biệt thự thuộc sở hữu Nhà nước gồm cả biệt thự của Văn phòng Trung ương Đảng, Cục phục vụ ngoại giao Đoàn (Bộ Ngoại giao), của các cơ quan khác của trung ương và thành phố, của các công ty quản lý nhà quản lý, có 177 biệt thự nhóm 1; 131 biệt thự nhóm 2; 59 biệt thự nhóm 3.
Các biệt thự cũ chủ yếu được xây dựng trước năm 1954 chủ yếu nằm ở các quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa và Tây Hồ.
Theo thống kê, hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội có 1.216 biệt thự cũ. |
Về khó khăn vướng mắc trong quản lý, UBND Thành phố cho rằng chất lượng nhiều biệt thự đã xuống cấp, không có đủ kinh phí để bảo trì, cải tạo, sửa chữa. Đa số các biệt thự được xây dựng trên dưới 100 năm; nhiều biệt thự không được bảo trì, sửa chữa thường xuyên nên bị xuống cấp, hư hỏng gây mất an toàn.
UBND Thành phố cũng đánh giá việc quản lý, khai thác, cho thuê, bán biệt thự thuộc sở hữu Nhà nước chưa thực sự hiệu quả.
Nhằm đẩy mạnh công tác quản lý, sử dụng các biện thự công được xây dựng trước năm 1954, UBND thành phố Hà Nội cho rằng về cơ chế chính sách, cần sửa đổi, bổ sung Luật Thủ đô với các nội dung về biệt thự cũ, nhà cổ và các công trình kiến trúc khác. Trong đó, cần hoàn thiện khung pháp lý về cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị; hoàn thiện cơ chế hợp tác giữa nhà nước và tư nhân trong thực hiện công tác cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị…
Điều phối, kiểm soát có hiệu quả việc sử dụng giá trị gia tăng từ địa tô, đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân trong quá trình cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị; xây dựng và khuyến khích cơ chế thu gom và điều chỉnh đất đai để tái thiết đô thị, đặc biệt trong khu vực nội đô lịch sử.
Cho phép đấu thầu, cho thuê biệt thự cũ thuộc sở hữu Nhà nước để kinh doanh du lịch, dịch vụ văn hóa, nghệ thuật, ẩm thực; được đấu giá bán biệt thự cũ, trừ công trình có giá trị đặc biệt hoặc công trình có hiệu quả cao về cho thuê, gắn với cam kết về giữ gìn, tôn tạo, bảo trì công trình.
Trước đó, UBND quận Hoàn Kiếm đã nhiều lần xây dựng các đề án cải tạo biệt thự cũ trên địa bàn. |
Về tạo lập nguồn vốn để thực hiện việc cải tạo, chỉnh trang, tái thiết khu nội đô lịch sử đối với các công trình nhà cổ, biệt thự cũ, các công trình kiến trúc khác, thành phố cho biết sẽ dựa trên các nguồn vốn.
Trong đó, Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện bán 600 biệt thự cũ thuộc danh mục được bán, thuộc sở hữu Nhà nước, đang bán dở dang theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 và các Nghị định liên quan.
Bên cạnh đó, Thành phố sẽ rà soát trong danh mục 207 biệt thự cũ thuộc sở hữu Nhà nước thuộc danh mục biệt thự không được bán để xây dựng phương án bán đấu giá hoặc đấu giá cho thuê 10 - 15 năm theo giá thị trường, trả tiền một lần đối với 34 biệt thự chuyên dùng do Công ty TNHH MTV Quản lý và phát triển nhà Hà Nội đang quản lý một phần hoặc toàn bộ biệt thự.
Thành phố cũng sẽ nghiên cứu điều chỉnh Danh mục biệt thự không được bán tại Đề án quản lý biệt thự (rà soát 105 biệt thự cũ thuộc sở hữu Nhà nước do Thành phố quản lý, hiện đang sử dụng đan xen trụ sở cơ quan và nhà ở của các hộ dân) để xây dựng phương án di chuyển cơ quan, tổ chức. Sau đó, Thành phố tổ chức bán đấu giá hoặc đấu giá cho thuê 10 - 15 năm theo giá thị trường, trả tiền một lần; sẽ ban hành cơ chế hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tham gia cải tạo, chỉnh trang tái thiết nhà cổ, biệt thự cũ, các công trình kiến trúc khác có giá trị trong khu vực nội đô lịch sử.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV
Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện
Xem trực tiếp chung kết Miss Universe 2024 ở đâu?
Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” luôn thực chất, hiệu quả
Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024
Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên
Tin khác
Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV
Nhịp sống Thủ đô 05/11/2024 13:00
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Infographic 04/11/2024 20:52
EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 17:32
Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:36
Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:25
Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:05
Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới
Nhịp sống Thủ đô 03/11/2024 07:16
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 23:19
Hội khoẻ Hội Nhà báo thành phố Hà Nội mở rộng năm 2024 đã thành công tốt đẹp
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 17:25
Thanh Trì triển khai công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 12:17