Hà Nội nghĩa tình không để ai thiếu ăn, bị bỏ lại phía sau

(LĐTĐ) Với tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau”, thành phố Hà Nội đã triển khai những chính sách, hỗ trợ an sinh xã hội kịp thời và thiết thực nhằm chia sẻ khó khăn với những người bị ảnh hưởng trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội. Giúp người dân có thêm động lực, yên tâm tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch, chung tay cùng Thành phố sớm kiểm soát và đẩy lùi dịch bệnh.
Không trường hợp nào khó khăn mà không được hỗ trợ Có đến 92,2% Giấy đi đường do doanh nghiệp tư nhân cấp

Chủ động gỡ vướng, bổ sung các chính sách đặc thù

Hà Nội đã hơn 1 tháng thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị của Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh Covid-19. Việc thực hiện giãn cách xã hội theo nguyên tắc “người cách ly với người, gia đình cách ly với gia đình”, nhân dân “ai ở đâu, ở yên đó” đảm bảo hiệu quả nhưng cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt thường nhật và cả sinh kế của người dân, nhất là những người lao động thời vụ, lao động phải tạm dừng hoặc mất việc…

Đồng cảm, chia sẻ với khó khăn của người dân trong thời gian qua, nhất là đối với các hoàn cảnh khó khăn và người yếu thế, thành phố Hà Nội luôn nỗ lực đảm bảo các chính sách về an sinh xã hội. Quan điểm của Thành phố là việc chăm lo sức khỏe, đời sống của người dân là quan trọng nhất, từng cấp, từng ngành phải quan tâm, chăm lo thật tốt, không để người dân thiếu đói, người khó khăn mà không được giúp đỡ, người ốm đau mà không được chữa trị kịp thời.

Hà Nội nghĩa tình không để ai thiếu ăn, bị bỏ lại phía sau
Thành phố Hà Nội triển khai những chính sách, hỗ trợ an ninh xã hội chia sẻ khó khăn với những người bị ảnh hưởng trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội.

Triển khai thiết thực các biện pháp, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã kịp thời ban hành Nghị quyết số 15/NQ-HĐND quy định một số chính sách đặc thù của Thành phố hỗ trợ đối tượng bị ảnh hưởng, gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 với 10 nhóm đối tượng ngoài các đối tượng được quy định tại Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ. HĐND Thành phố cũng đã ban hành Nghị quyết số 17/NQ-HĐND quy định ngân sách nhà nước đảm bảo chi phí thực hiện hỏa táng đối với người tử vong dương tính với SARS-CoV-2 trên địa bàn thành phố Hà Nội; Nghị quyết số 16/NQ-HĐND hỗ trợ tiền sử dụng nước sạch sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2021 trong điều kiện bị ảnh hưởng do đại dịch Covid-19…

Ngoài ra, UBND thành phố Hà Nội cũng đã ban hành Công văn số 2647/UBND-KGVX về hỗ trợ người lao động ngoại tỉnh không có nơi cư trú trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội. Theo đó, Thành phố yêu cầu thực hiện nguyên tắc “4 tại chỗ”, linh hoạt, sáng tạo trong việc chăm lo, hỗ trợ nhu yếu phẩm cần thiết cho người lao động ngoại tỉnh gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 không có nơi cư trú và Quyết định số 3642/QĐ-UBND về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trên địa bàn Thành phố…

Cùng với gói hỗ trợ an sinh xã hội của Chính phủ, Hà Nội còn bổ sung các chính sách đặc thù khác, nhằm hỗ trợ cấp bách cho các trường hợp khó khăn với số tiền lên tới hàng trăm tỷ đồng. Trong đó có thể kể đến như việc trao quà, tặng tiền mặt cho các hộ gia đình bị ảnh hưởng nặng bởi dịch Covid-19; xây dựng mô hình “Chợ 0 đồng”; tổ chức các chuyến “Xe buýt siêu thị 0 đồng” ở nhiều địa điểm...

Đặc biệt, tại Chỉ thị số 20/CT-UBND do Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh ký ban hành mới đây về việc tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn Thành phố, UBND Thành phố đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tiếp tục phát động phong trào toàn dân chung tay chăm lo an sinh xã hội. Huy động các cấp, ngành, tổ chức, cá nhân tham gia ủng hộ Quỹ phòng, chống Covid-19, tạo nguồn lực chăm lo an sinh xã hội, tiếp tục quan tâm đến các đối tượng lao động tự do, học sinh, sinh viên ngoại tỉnh gặp khó khăn, lao động không có giao kết hợp đồng hoặc gặp khó khăn chưa được hỗ trợ theo chính sách của Trung ương và Thành phố.

Hà Nội nghĩa tình không để ai thiếu ăn, bị bỏ lại phía sau
Ủy ban MTTQ Việt Nam quận Hà Đông tiếp nhận nguồn lực xã hội hóa để hỗ trợ người dân có hoàn cảnh khó khăn.

UBND Thành phố giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hôi tiếp tục đảm bảo an sinh xã hội đối với đối tượng chính sách, người nghèo, người lao động mất việc làm không có bảo hiểm thất nghiệp theo các quy định của Trung ương và Thành phố; cố gắng cao nhất với phương châm “không có ai trên địa bàn Thành phố khó khăn do dịch bệnh Covid-19 mà không được hỗ trợ”.

Tại cuộc họp Sở Chỉ huy công tác phòng, chống dịch Covid-19 Thành phố tổ chức ngày 3/9 vừa qua, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong cũng khẳng định, trong thời gian tới Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện chính sách đảm bảo an sinh xã hội, ban hành nhiều chính sách đặc thù. Ngoài ra, Thành phố đã chỉ đạo cơ quan chức năng tiếp tục rà soát các đối tượng khó khăn, tính toán để hỗ trợ vòng thứ 2.

Những hoạt động thiết thực

“Không để ai bị bỏ lại phía sau”, đó không chỉ là khẩu hiệu mà còn là hành động quyết liệt song hành cùng các biện pháp phòng, chống dịch. Thời gian qua, các cấp chính quyền trên địa bàn Thành phố đã dồn lực, quan tâm, chăm lo đến từng người dân, từng nhóm đối tượng. Điển hình như tại quận Hà Đông đã phát động “Chương trình 15.000 túi an sinh” kêu gọi các tổ chức, cá nhân chung tay cùng Đảng, Nhà nước tiếp tục quan tâm, hỗ trợ kịp thời các đối tượng bị tổn thương do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Nguồn lực huy động từ chương trình để hỗ trợ các hộ gia đình, người lao động ngoại tỉnh đang ở lại tại các công trình xây dựng, khu nhà trọ trên địa bàn.

Đại diện lãnh đạo quận Hà Đông thông tin, trong hơn một tháng giãn cách xã hội, quận đã chủ động chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền địa phương nắm bắt, dự báo cuộc sống của nhân dân. Việc đầu tiên quận Hà Đông thực hiện là giao cho từng tổ dân phố, các doanh nghiệp rà soát đối tượng là công nhân và sinh viên. Theo đó, trên địa bàn quận có gần 13.000 lao động và khoảng 400 sinh viên đang bị mắc kẹt do giãn cách không thể về quê. Sau khi rà soát, nắm tình hình, quận đánh giá người lao động các tỉnh đang lưu lại trên địa bàn có nguy cơ thất nghiệp và thiếu đói nhất. Trên cơ sở đó, quận đã phát động “Chương trình 15.000 túi quà an sinh” để hỗ trợ lần hai, lần ba cho công nhân ngoại tỉnh bị “mắc kẹt” tại các công trình, các khu nhà trọ. Mỗi túi an sinh hỗ trợ đối với cá nhân có trị giá từ 200 - 300 ngàn đồng, đối với hộ gia đình có trị giá từ 400 - 500 ngàn đồng, gồm 10kg gạo, dầu ăn và 20 quả trứng, lạc, nước mắm...

Hà Nội nghĩa tình không để ai thiếu ăn, bị bỏ lại phía sau
Mô hình như “Siêu thị mini 0 đồng” đưa nhu yếu phẩm đến với những người dân đang gặp khó khăn.

Ông Trần Sơn Hải, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam quận Hà Đông cũng chia sẻ, suốt thời gian qua, tinh thần tình nguyện, giúp đỡ nhau, "lá lành đùm lá rách" là nét đẹp đáng quý của nhân dân trên địa bàn quận. Các tổ dân phố, phường của quận luôn trách nhiệm và khẩn trương rà soát các đối tượng cần được giúp đỡ, đề xuất lên cơ quan cấp trên. Mỗi đơn vị đều tự lo rất tốt công tác an sinh nên cũng giảm áp lực cho quận rất nhiều. Bên cạnh chỉ đạo các địa phương rà soát đúng, trúng đối tượng, tạo sự bình đẳng, quận cũng tích cực vận động ủng hộ được hàng chục tỷ đồng để hỗ trợ các hộ nghèo và người lao động thiếu ăn.

“Hiện nay, quận đã chuyển các mặt hàng nhu yếu phẩm đến từng tổ dân phố, trụ sở phường để lực lượng cơ sở trao đến tận tay người lao động. Bên cạnh đó, nhằm bảo đảm an sinh xã hội cho người dân ở mức cao nhất, từ thời điểm ngày 24/7 đến nay, ngoài các chính sách chung, quận Hà Đông đã huy động các nguồn lực xã hội hóa để hỗ trợ cho khoảng 25.000 lượt người, hộ gia đình với tổng trị giá gần 8 tỷ đồng. Ngoài ra, thực hiện Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ và Nghị quyết 15/NQ-HĐND của HĐND Thành phố, quận đã hỗ trợ 11 nhóm đối tượng với số tiền là 15 tỷ đồng”, ông Hải cho biết.

Hà Nội nghĩa tình không để ai thiếu ăn, bị bỏ lại phía sau
Khu vực cách ly y tế cũng được hỗ trợ.

Trong công cuộc phòng, chống dịch, mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi xã phường là một pháo đài. “Pháo đài” phải đảm bảo an sinh xã hội mọi lúc, mọi nơi. Khi người dân cần, người dân gọi thì “pháo đài” là các xã, phường là nơi đầu tiên tiếp nhận, không để người dân đứt bữa, thiếu ăn.

Ông Trần Trung Tuyển, Chủ tịch UBND phường Xuân Đỉnh (quận Bắc Từ Liêm) cho biết, hơn 1 tháng qua phường đã liên tục rà soát các hộ dân, người cần được giúp đỡ. Phường đã gửi đến tận tay người lao động, sinh viên, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn hàng trăm suất quà. Mỗi suất quà gồm 10kg gạo, mì tôm hoặc rau củ quả, thực phẩm thiết yếu… Với nguồn lực từ Thành phố, địa phương và nguồn xã hội hóa, phường Xuân Đỉnh nỗ lực tạo mọi điều kiện đến người dân được đầy đủ nhất có thể.

Tiếp nối hành trình chia sẻ yêu thương, chung tay cùng xã hội hỗ trợ những người đang gặp khó khăn, các quận, huyện: Đống Đa, Ba Đình, Tây Hồ, Hoàng Mai, Hai Bà Trưng, Đông Anh… đã tổ chức các mô hình như “Siêu thị mini 0 đồng”, “Gian hàng 0 đồng” để đưa nhu yếu phẩm đến với người dân đang chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19; cung ứng nhu yếu phẩm cho dân cư tại các khu vực cách ly. Đơn cử như tại quận Đống Đa, quận đã trao hàng ngàn suất quà cho các gia đình ở khu vực phong tỏa tại các phường Văn Chương, Hàng Bột, Thổ Quan, Văn Miếu... Hội phụ nữ quận còn tiếp tục phối hợp các đơn vị chức năng để triển khai chương trình giúp người dân đi chợ qua phiếu mua hàng theo nhu cầu.

Là một trong những người nhận những món quà từ chương trình “Gian hàng 0 đồng" tại phường Phúc Xá (quận Ba Đình), anh Lâm Quốc Nghị (quê ở Tuyên Quang, làm nghề kéo xe tại chợ đầu mối Long Biên) không khỏi xúc động: “Trong giai đoạn như thế này, nhận được sự sẻ chia của các cấp chính quyền, những nhà hảo tâm, tôi càng thấm thía hơn câu nói “một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Lúc khó khăn bủa vây, còn gì xúc động hơn với người lao động nghèo chúng tôi khi được quan tâm, không còn lo bị đói. Món quà không chỉ có ý nghĩa về mặt vật chất mà còn là món quà tinh thần rất lớn”, anh Nghị bày tỏ.

Như vậy, đến thời điểm này có thể thấy các chính sách an sinh xã hội của Hà Nội đã được khẩn trương triển khai, bao quát nhiều mặt của đời sống, hỗ trợ người dân, người lao động khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, đặc biệt là những người dân đang sống tại các “vùng đỏ”. Những việc làm này đã lan tỏa bao điều tốt đẹp, thắp lên ngọn lửa sưởi ấm người lao động để họ có thêm động lực yên tâm trong cuộc chiến phòng, chống dịch Covid-19.

Ngân Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Những ngày qua, Liên đoàn Lao động quận Đống Đa đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực chăm lo cho đoàn viên, người lao động, như tổ chức tọa đàm nâng cao nghiệp vụ hoạt động công đoàn; thăm, tặng quà đoàn viên công đoàn, người lao động có hoàn cảnh khó khăn; khám sức khoẻ miễn phí cho đoàn viên, người lao động…
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ thành phố Hà Nội năm 2024; phát động Cuộc thi thử thách công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào kết nối chuỗi cung ứng doanh nghiệp vừa và nhỏ (RESET 2024).
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

(LĐTĐ) Đảm nhiệm nhiều công việc một lúc kèm theo áp lực dồn dập trong 2 tháng cuối năm khiến nhiều người trẻ căng thẳng, mệt mỏi. Làm gì khi vừa chạy deadline mà vẫn giải nhiệt cuộc sống để tận hưởng không khí sôi động những ngày cuối năm là điều nhiều Gen Z quan tâm.
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

(LĐTĐ) Học bổng lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2025 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và thế giới.
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật, tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản.
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp

Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp

(LĐTĐ) Từ năm 2021 đến tháng 11/2024, Chương trình kết nối các ngân hàng, tổ chức tài chính và nhà nước để hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa 
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) giai đoạn 2020 - 2025 đã thực hiện với số tiền đạt 2.319.496 tỷ đồng, cho vay 411.474 lượt khách hàng, trong đó phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 23/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức Hội thảo “Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô”. Tại Hội thảo, các đại biểu đã làm rõ hơn vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp văn hóa. Đồng thời, đánh giá, phân tích những kết quả, hạn chế trong phát triển văn hóa và công nghiệp văn hóa thời gian qua trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm.

Tin khác

Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ thành phố Hà Nội năm 2024; phát động Cuộc thi thử thách công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào kết nối chuỗi cung ứng doanh nghiệp vừa và nhỏ (RESET 2024).
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

(LĐTĐ) Ngày 23/11, phường Xuân La, quận Tây Hồ tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm Xuân La (23/11/1964 - 23/11/2024), và đón nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”.
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và Đề án 06 thành phố Hà Nội vừa có Thông báo số 26/TB-BCĐ thông báo kết luận Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tháng 11/2024.
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(LĐTĐ) Cuộc thi “Tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, là kênh thông tin hữu hiệu để tuyên truyền phổ biến sâu rộng nội dung Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tới đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân trên địa bàn Thủ đô.
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức chung khảo Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024. Tại Hội thi, thí sinh Lê Huyền Trang, Bí thư chi bộ Tổ chức hành chính, Đảng bộ Trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội đã giành giải Nhất.
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

(LĐTĐ) Để tiếp tục phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa, quận Tây Hồ triển khai những biện pháp sáng tạo thu hút sự quan tâm của người dân trong và ngoài nước, đồng thời giúp thế hệ trẻ tiếp nối truyền thống của ông cha, trân trọng và phát huy được giá trị lịch sử, văn hóa của di tích.
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận

Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận

(LĐTĐ) Quận Hai Bà Trưng vừa tổ chức Hội nghị lần thứ 27 Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI nhiệm kỳ 2020 - 2025, cho ý kiến dự thảo Báo cáo chính trị (lần 1) của Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI trình Đại hội đại biểu Đảng bộ quận lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước

Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước

(LĐTĐ) Huyện Đông Anh cần nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP, sản phẩm thế mạnh của địa phương tới thị trường trong và ngoài nước; phát triển các trung tâm quảng bá, giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP, nông lâm sản của huyện, qua đó lan tỏa thương hiệu sản phẩm tới nhiều người tiêu dùng.
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Việc có thêm 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (đợt 1) năm 2024, thống kê đến nay, Hà Nội đã có 189 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Ngoài ra, Thành phố cũng đã có 84 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu trên các lĩnh vực.
Xem thêm
Phiên bản di động