Hà Nội hướng đến mục tiêu xếp hạng cao trong khu vực về chính quyền điện tử
Hà Nội phát triển Văn phòng Thừa phát lại phù hợp với địa bàn dân cư Ngày đầu kiểm tra giấy đi đường mã QR Code: Giao thông ổn định, không ùn tắc giờ cao điểm |
Vừa qua, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 4097/QĐ-UBND về việc phê duyệt Kiến trúc chính quyền điện tử thành phố Hà Nội - xây dựng theo Khung kiến trúc chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0. Kiến trúc chính quyền điện tử là bản kiến trúc chung của thành phố Hà Nội, được áp dụng cho các cơ quan, đơn vị Thành phố.
Theo đó, bản Kiến trúc chính quyền điện tử thành phố Hà Nội nêu rõ tầm nhìn đến năm 2025, hoàn thiện nền tảng chính quyền điện tử Hà Nội, đưa Hà Nội dẫn đầu cả nước và xếp thứ hạng cao trong khu vực về phát triển chính quyền điện tử, tạo tiền đề phát triển chính quyền số. Thành phố Hà Nội phát triển nhanh và bền vững theo hướng đô thị xanh, thành phố thông minh, hiện đại, có sức cạnh tranh trong nước và khu vực.
Đến năm 2030, thành phố Hà Nội với chính quyền số là động lực phát triển kinh tế tri thức, xã hội văn minh, hiện đại, phát triển bền vững trên cơ sở hạ tầng đô thị thông minh phát triển ở mức cao.
Việc phê duyệt Kiến trúc chính quyền điện tử Hà Nội hướng đến mục tiêu phát triển chính quyền điện tử của thành phố hướng tới Chính phủ số, góp phần tích cực xây dựng chính quyền Hà Nội hiệu năng, hiệu quả, công khai, minh bạch phục vụ tốt mọi lúc, mọi nơi cho người dân và doanh nghiệp; đồng thời phục vụ tốt công tác chỉ đạo điều hành của chính quyền các cấp.
Việc phê duyệt Kiến trúc chính quyền điện tử Hà Nội góp phần tích cực xây dựng chính quyền Thành phố hiệu năng, hiệu quả, công khai, minh bạch phục vụ tốt mọi lúc, mọi nơi cho người dân và doanh nghiệp. |
Kiến trúc chính quyền điện tử thành phố Hà Nội gồm 5 lớp thành phần: kiến trúc nghiệp vụ, kiến trúc ứng dụng, kiến trúc dữ liệu, kiến trúc công nghệ và kiến trúc an toàn thông tin.
Về lộ trình, Hà Nội sẽ xây dựng chính quyền điện tử theo 3 giai đoạn gồm E-Hanoi (2021 - 2023), D-Hanoi (2023 - 2025) và S-Hanoi (2025 - 2030).
Trong đó, ở giai đoạn đầu tiên E-Hanoi, thành phố sẽ tập trung hoàn thành nền tảng chính quyền điện tử; hầu hết các giao dịch với người dân và doanh nghiệp được thực hiện trên môi trường mạng; hoàn thành các cơ sở dữ liệu cốt lõi, hệ thống thông tin dùng chung phục vụ công tác điều hành và xử lý công việc của các cấp chính quyền; đồng thời thay đổi phương thức làm việc của bộ máy chính quyền chuyển hoàn toàn sang môi trường mạng.
D-Hanoi là giai đoạn chính quyền điện tử Hà Nội hướng tới chính quyền số, phát triển các nền tảng dữ liệu số trong chính quyền và trong xã hội, dữ liệu trở thành tài nguyên được chia sẻ làm nhân tố thúc đẩy phát triển nền hành chính hiện đại, thúc đẩy kinh tế số, xã hội số.
Giai đoạn S-Hanoi, chính quyền điện tử Hà Nội sẽ phát triển ở mức cao với nền hành chính thông minh, dựa trên khai thác tối ưu nguồn tài nguyên số, cùng với các sự phát triển các hệ thống phục vụ dân sinh và xã hội, tạo điều kiện sống thuận lợi nhất cho người dân.
Về chỉ tiêu phát triển các hệ thống nền tảng chính quyền điện tử, Thành phố yêu cầu hạ tầng mạng, trung tâm dữ liệu đảm bảo an toàn thông tin và đủ năng lực để triển khai các thành phần khác của chính quyền điện tử Hà Nội. Hoàn thành triển khai các cơ sở dữ liệu cốt lõi (đất đai, dân cư, doanh nghiệp, cán bộ công chức, viên chức) và các cơ sở dữ liệu quan trọng, tích hợp, chia sẻ dữ liệu cho các ứng dụng; xây dựng các nền tảng ứng dụng dùng chung, hệ thống cung cấp dịch vụ hành chính công và các hệ thống thông tin phục vụ hoạt động của cơ quan chính quyền và cung cấp thông tin cho người dân, doanh nghiệp, làm cơ sở xây dựng chính quyền số.
Thành phố cũng sẽ phát triển 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 cung cấp qua Cổng dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa điện tử dùng chung 3 cấp, tích hợp với Cổng dịch vụ công quốc gia. Trên 40% số lượng người dân và doanh nghiệp tham gia hệ thống chính quyền điện tử được xác thực định danh điện tử thông suốt và hợp nhất trên tất cả các hệ thống thông tin của Thành phố và Trung ương. Tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên tổng số hồ sơ đạt từ 70% trở lên; tối thiểu 90% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính.
Bên cạnh đó, Thành phố phấn đấu 60% các hệ thống thông tin có liên quan đến người dân, doanh nghiệp đã đưa vào vận hành, khai thác được kết nối, liên thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu; thông tin của người dân, doanh nghiệp đã được số hóa và lưu trữ tại các cơ sở dữ liệu của Thành phố và Quốc gia không phải cung cấp lại. 90% hồ sơ công việc tại các sở, ban, ngành, 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (không bao gồm hồ sơ xử lý công việc có nội dung mật). 100% báo cáo định kỳ (không bao gồm nội dung mật) của các cơ quan hành chính nhà nước được cập nhật, chia sẻ trên Hệ thống thông tin báo cáo, phục vụ hiệu quả hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành.
Đến cuối năm 2022, phấn đấu 100% cấp thành phố, 80% cấp quận, huyện thực hiện họp thông qua hệ thống họp trực tuyến. Hà Nội tiếp tục duy trì chỉ số về chính quyền điện tử nằm trong nhóm 5 tỉnh, thành phố đứng đầu trên cả nước.
Quyết định cũng nêu rõ, thành phố Hà Nội quan điểm xây dựng kiến trúc chính quyền điện tử là một quá trình, vì vậy cần liên tục duy trì và hoàn thiện kiến trúc để kiến trúc chính quyền điện tử phát huy cao nhất hiệu quả trong quá trình phát triển ứng dụng công nghệ thông tin của Thành phố...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Tin khác
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:41
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:23
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 16:44
Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 13:51
Xử lý dứt điểm vướng mắc để hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết Nguyên đán
Chỉ đạo - Điều hành 20/11/2024 15:56
Hà Nội công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí
Chỉ đạo - Điều hành 20/11/2024 10:57
Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại với nông dân trong tháng 12/2024
Chỉ đạo - Điều hành 20/11/2024 09:57
Cơ sở pháp lý quan trọng để kịp thời triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024
Chỉ đạo - Điều hành 19/11/2024 17:09
HĐND Thành phố thông qua quy định về ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính
Chỉ đạo - Điều hành 19/11/2024 13:49
Phát huy công suất và hiệu quả sử dụng tài sản công
Chỉ đạo - Điều hành 19/11/2024 13:13