Hà Nội: Hơn 13.300 tỷ đồng cho giải phóng mặt bằng, tái định cư dự án đường Vành đai 4

Bằng nguồn vốn ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương, thành phố Hà Nội sẽ chi 13.362 tỷ đồng cho công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư dự án đường Vành đai 4 (Dự án thành phần 1.1). Theo kế hoạch sẽ hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng trong năm 2023, thực hiện xong toàn bộ Dự án thành phần 1.1 trong năm 2024.
Hà Nội: Tạo sự lan tỏa những mô hình hay, cách làm hiệu quả Phối hợp thực hiện công tác dân vận trong giải phóng mặt bằng đường Vành đai 4

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký Quyết định số 1012/QĐ-UBND phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thành phần 1.1: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (bao gồm hệ thống đường cao tốc, đường song hành, hạ tầng kỹ thuật và hành lang dự trữ đường sắt quốc gia địa phận thành phố Hà Nội) thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội.

Dự án do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội là chủ đầu tư tổng thể (trong đó đồng thời thực hiện di chuyển công trình điện cao thế từ 110kV đến 500kV); chủ đầu tư các dự án thành phần hạng mục xây dựng các khu tái định cư là UBND các huyện Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín.

Hà Nội: Hơn 13.300 tỷ đồng cho giải phóng mặt bằng, tái định cư dự án đường Vành đai 4
Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội gồm 7 dự án thành phần

Dự án thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên các phần diện tích thuộc địa bàn 7 quận, huyện gồm: Hà Đông, Sóc Sơn, Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín với tổng diện tích đất thu hồi phục vụ xây dựng tuyến đường Vành đai 4 và đất hành lang dự trữ đường sắt Quốc gia là khoảng 812,07 ha (diện tích trong chỉ giới khoảng 796,77 ha; diện tích ngoài chỉ giới phục vụ hoàn trả kênh mương nội đồng, hoàn trả hệ thống điện cao thế, vuốt nối đường giao thông hiện hữu khoảng 15,30 ha); diện tích đất thu hồi phục vụ xây dựng các khu tái định cư là khoảng 39,28 ha (tương ứng với 13 khu tái định cư trên địa bàn 5 huyện: Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín).

Đồng thời, cải tạo, di chuyển 1 đoạn tuyến thuộc khoảng cột số 82-83 đường dây 500 kV mạch kép Thường Tín - Phố Nối, chiều dài tuyến cải tạo khoảng 2,13 km thuộc địa bàn xã Vân Tảo - Thường Tín; cải tạo, di chuyển 9 đoạn tuyến đường dây 220 kV trên địa bàn các xã Tân Dân - Sóc Sơn, xã Kim Hoa - Mê Linh, xã Đông La - Hoài Đức, xã Nhị Khê, Văn Bình, Ninh Sở - Thường Tín và phường Yên Nghĩa, Phú Lãm - Hà Đông, tổng chiều dài khoảng 20,02 km; cải tạo, di chuyển 6 đoạn tuyến đường dây 110 kV trên địa bàn các xã Thanh Lâm - Mê Linh, xã Đức Thượng, An Thượng - Hoài Đức, xã Văn Bình - Thường Tín và phường Phú Lãm - Hà Đông, tổng chiều dài khoảng 8,45 km.

Dự án được chia thành các dự án thành phần hạng mục, gồm: Xây dựng các khu tái định cư trên địa bàn huyện Mê Linh tương ứng với 3 dự án tại 3 xã: Văn Khê; Đại Thịnh và Chu Phan; xây dựng các khu tái định cư trên địa bàn huyện Đan Phượng tương ứng tại 2 xã Hạ Mỗ và Hồng Hà; xây dựng các khu tái định cư trên địa bàn huyện Hoài Đức tương ứng với 2 dự án tại 2 xã Đức Thượng và Đông La; xây dựng các khu tái định cư trên địa bàn huyện Thanh Oai tương ứng với 2 dự án tại 2 xã: Cự Khê và Tam Hưng; xây dựng các khu tái định cư trên địa bàn huyện Thường Tín tương ứng với 4 dự án tại 4 xã: Khánh Hà; Văn Bình; Hồng Vân và Vân Tảo.

Giá trị tổng mức đầu tư Dự án thành phần 1.1 là 13.362 tỷ đồng bằng nguồn vốn ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương, trong đó chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là 11.252,58 tỷ đồng; di chuyển điện cao thế từ 110 kV đến 500 kV là 530,02 tỷ đồng; xây dựng các khu tái định cư là 960,87 tỷ đồng; chi phí lập Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đầu tư tổng thể là 7,58 tỷ đồng; các chi phí khác liên quan của dự án đầu tư tổng thể là 611,19 tỷ đồng.

Thời gian chuẩn bị, thực hiện dự án từ năm 2022 đến năm 2024 (hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng trong năm 2023, thực hiện xong toàn bộ Dự án thành phần 1.1 trong năm 2024).

Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội gồm 7 dự án thành phần, trong đó, 3 dự án thực hiện giải phóng mặt bằng theo hình thức đầu tư công, 3 dự án đầu tư xây dựng đường song hành (đường đô thị) theo hình thức đầu tư công và 1 dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức PPP (đối tác công - tư).

Tổng chiều dài Dự án khoảng 112,8 km, bao gồm: 103,1 km đường vành đai 4 và 9,7 km tuyến nối theo hướng cao tốc Nội Bài - Hạ Long. Dự án sẽ giải phóng mặt bằng theo quy mô mặt cắt ngang hoàn chỉnh với chiều rộng từ 90 m - 135 m; thực hiện đầu tư phân kỳ đường cao tốc với quy mô 4/6 làn xe, hạn chế tốc độ 80 km/h với chiều rộng 17 m với 8 nút giao liên thông hoàn chỉnh và các lối ra vào đường cao tốc đảm bảo khai thác an toàn, hiệu quả. Đầu tư phân kỳ đường song hành (không liên tục) với quy mô mỗi bên rộng 12 m.

P.Ngân

Bài viết cùng chủ đề

Dự án đường Vành đai 4

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, có 20/23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thạch Thất tổ chức chiến dịch cung cấp dịch vụ dân số. Các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên... tiếp tục được nhân rộng qua đó góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn đã tổ chức hội nghị biểu dương Chủ tịch Công đoàn cơ sở xuất sắc tiêu biểu; biểu dương gia đình công nhân, viên chức, lao động tiêu biểu năm 2024; tặng quà cán bộ công đoàn là thương binh, con liệt sỹ năm 2024; kỷ niệm 95 năm Ngày Thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024).
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ

LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức gặp mặt các thế hệ cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ.
Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

(LĐTĐ) Mới đây, đoàn kiểm tra liên ngành lĩnh vực văn hoá thông tin và thể thao huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã kiểm tra công tác đảm bảo an toàn, hoạt động kinh doanh bể bơi.

Tin khác

Hà Nội sắp đối thoại với doanh nghiệp Khu công nghệ cao Hòa Lạc

Hà Nội sắp đối thoại với doanh nghiệp Khu công nghệ cao Hòa Lạc

(LĐTĐ) Dự kiến trong tháng 4/2024, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội sẽ đối thoại, thảo luận, giải đáp, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, các kiến nghị, đề xuất của các nhà đầu tư trong quá trình triển khai dự án đầu tư tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc.
Đẩy nhanh tiến độ thi công đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô

Đẩy nhanh tiến độ thi công đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô

(LĐTĐ) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội vừa có báo cáo tình hình triển khai Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội.
Xuân an vui trên khu tái định cư

Xuân an vui trên khu tái định cư

(LĐTĐ) Sớm bàn giao mặt bằng, các hộ dân giao đất phục vụ tuyến đường Vành đai 4 đi qua huyện Thường Tín, Hà Nội, rất phấn khởi được đón Tết tại nơi ở mới. Người dân đang khẩn trương hoàn thiện những ngôi nhà mới tại các khu tái định cư.
Nhịp sống trên những công trình

Nhịp sống trên những công trình

(LĐTĐ) Hơi thở mùa Xuân đang len lỏi trên từng con phố và trên mỗi miền quê. Nơi đại công trường Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô cũng vậy. Tại đây, đội ngũ kỹ sư, công nhân các đơn vị đã và đang khẩn trương đẩy nhanh tiến độ của công trình trọng điểm quốc gia. Xuân đang đến gần trong khí thế thi đua lao động sôi nổi, tươi mới.
Bí thư Thành ủy Hà Nội thăm, chúc Tết công nhân lao động làm đường Vành đai 4

Bí thư Thành ủy Hà Nội thăm, chúc Tết công nhân lao động làm đường Vành đai 4

(LĐTĐ) Ngày 30/1, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng - Trưởng ban Chỉ đạo triển khai dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội đã đi thăm, chúc Tết và tặng quà động viên công nhân, người lao động đang làm việc trên công trường dự án đường Vành đai 4 tại Hà Nội, Bắc Ninh và Hưng Yên.
Kiểm soát chặt chẽ việc khai thác khoáng sản theo cơ chế đặc thù cho dự án Vành đai 4

Kiểm soát chặt chẽ việc khai thác khoáng sản theo cơ chế đặc thù cho dự án Vành đai 4

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội yêu cầu các đơn vị trực thuộc đảm bảo nguồn cung đúng, đủ, kịp thời; tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi mua bán, vận chuyển trái phép khoáng sản với các mỏ được áp dụng cơ chế đặc thù cho xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô.
Hiệu quả nhìn từ dự án Vành đai 4

Hiệu quả nhìn từ dự án Vành đai 4

(LĐTĐ) Phó Giám đốc Ban Quản lý Đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội Đỗ Đình Phan cho biết, với Dự án Vành đai 4, Hà Nội đã đề xuất tách công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) thành dự án thành phần độc lập để triển khai ngay sau khi chủ trương đầu tư được duyệt. Từ đó, GPMB không còn phụ thuộc vào các yếu tố kỹ thuật mang tính chất chuyên ngành của công trình.
Giải phóng mặt bằng là "then chốt" thúc đẩy các dự án mở rộng đô thị cán đích

Giải phóng mặt bằng là "then chốt" thúc đẩy các dự án mở rộng đô thị cán đích

(LĐTĐ) Tại các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, các dự án phát triển hạ tầng được đẩy mạnh triển khai. Thực tế cho thấy, với công tác này, việc giải phóng mặt bằng, thu hồi đất là khâu quan trọng trong quá trình phát triển và triển khai dự án, để phát triển kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng.
Hà Nội: Tập trung cho Dự án Vành đai 4

Hà Nội: Tập trung cho Dự án Vành đai 4

(LĐTĐ) Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục tập trung cho Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, bảo đảm tiến độ, chất lượng, an toàn, hiệu quả.
Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô: Tiếp tục gỡ vướng để triển khai nhanh

Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô: Tiếp tục gỡ vướng để triển khai nhanh

(LĐTĐ) Sau 6 tháng thi công dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, 7 quận, huyện đã cơ bản phê duyệt và thu hồi được trên 763 hecta đất, đạt trên 96,5%. Từ cơ sở này, các nhà thầu đã triển khai đồng loạt 46 mũi thi công tại Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh nhằm bám sát kế hoạch.
Xem thêm
Phiên bản di động