Hà Nội ghi nhận nhiều nét mới trong công tác tổ chức lễ hội đầu năm

(LĐTĐ) Theo thống kê, thành phố Hà Nội hiện có 1.661 lễ hội, trong đó có 1.051 lễ hội được thông báo tổ chức trong năm 2024. Năm nay, việc tổ chức lễ hội đã có nhiều nét mới đáng ghi nhận, tạo không khí phấn khởi, yên tâm cho du khách khi đi lễ đầu năm.
Có gì mới ở Lễ hội Chùa Hương 2024? Văn hóa lễ hội - mạch nguồn xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch Hướng đến mùa lễ hội văn minh, lành mạnh

Năm nay, Đoàn kiểm tra Lễ hội của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã tiến hành kiểm tra việc thực hiện nếp sống văn minh trong hoạt động lễ hội, công tác an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng, chống cháy nổ, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm tại một số lễ hội lớn, tiêu biểu của Thành phố như: Lễ hội Gò Đống Đa, Lễ hội Đền Sóc, Lễ hội Đền Cổ Loa, Lễ hội Đền Sái, Lễ hội Đền Hai Bà Trưng, Lễ hội Chùa Hương, Lễ hội Đền Phù Đổng, Phủ Tây Hồ, Lễ tế khai sắc - rước khai xuân, Lễ hội Đền Núi Sưa, Chùa Bà Tấm...

Hà Nội ghi nhận nhiều nét mới trong công tác tổ chức lễ hội đầu năm
Đoàn kiểm tra của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tại Lễ hội Chùa Hương.

Đặc biệt, đã ghi nhận nhiều nét mới trong công tác tổ chức lễ hội. Tiêu biểu tại Lễ hội Chùa Hương năm 2024 đã áp dụng hình thức bán vé điện tử tạo sự văn minh, minh bạch, công khai về giá, tránh thất thu ngân sách, vé giả, vé lậu trong việc kiểm soát vé. Việc tiếp tục đổi mới bỏ bán vé tại 2 vị trí cổng, đưa vào bán vé tại các vị trí trong bãi đậu xe cùng với việc phân luồng giao thông hợp lý đã giảm tối đa tình trạng ùn tắc giao thông, giảm bớt nhân lực của Ban Tổ chức trong công tác điều phối tại các điểm cổng.

Còn tại Phủ Tây Hồ, ông Trương Tiến Hồi - Trưởng tiểu Ban Quản lý di tích Phủ Tây Hồ cho biết, Ban Quản lý di tích quyết tâm đưa việc trông giữ xe, trông giữ phương tiện vào quy củ. Khu vực trông giữ xe có người hướng dẫn với giá niêm yết công khai theo bảng niêm yết của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Cụ thể, đối với xe máy gửi ban ngày là 5.000 đồng/xe, buổi tối 8.000 đồng/xe; xe ô tô dưới 20 chỗ 20.000 đồng/xe. Đặc biệt, người dân và du khách thập phương sẽ trả phí thông qua hình thức quét mã QR nhờ vậy gần như chấm dứt hoàn toàn việc thu lời bất chính của các đơn vị trông giữ xe.

Tại quận Ba Đình, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin quận Lê Thị Khanh thông tin, nét mới là ngoài các hoạt động văn hóa, thể thao, các trò chơi dân gian truyền thống diễn ra trong lễ hội, quận Ba Đình đã tổ chức Hội thi bày mâm Lễ đẹp trong khuôn khổ Lễ hội truyền thống "Tế khai sắc –Rước khai xuân" và Lễ hội kỷ niệm ngày sinh Đức Thánh Huyền Thiên Hắc Đế (Đền Núi Sưa) năm Giáp Thìn 2024 tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho nhân dân khi tham gia Lễ hội.

Điểm mới năm nay tại Đình - Chùa Hà là Ban Quản lý di tích đã thực hiện số hóa với mã quét QR code để người dân và du khách dễ dàng tra cứu, tìm hiểu thông tin về di tích. Hiện nay, chùa Hà thu hút ngày càng đông du khách đến lễ, nhất là trai gái Hà Nội hay đến chùa Hà để cầu tình duyên. Nơi đây được biết đến là di tích nghệ thuật - di tích cách mạng kháng chiến, di tích lịch sử văn hóa.

Là khu vực ngoại thành, công tác tổ chức lễ hội tại thị xã Sơn Tây nhìn chung được chuẩn bị chu đáo. Các hoạt động mê tín dị đoan không đúng với thuần phong mỹ tục; tàng trữ, buôn bán, sử dụng văn hóa phẩm phản động, dịch vụ đổi tiền lẻ, nạn ăn xin... trong lễ hội được ngăn chặn triệt để.

Tuy có nhiều điểm đáng ghi nhận nhưng Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh đánh giá, tại các lễ hội, việc tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng chưa được Ban Tổ chức chú trọng, một số lễ hội các bảng, biển quảng cáo, loa đài mở công xuất lớn chưa được kiểm soát chặt chẽ làm ảnh hưởng đến môi trường và sự tôn nghiêm của di tích.

Hà Nội ghi nhận nhiều nét mới trong công tác tổ chức lễ hội đầu năm
Lễ hội kỷ niệm ngày sinh Đức Thánh Huyền Thiên Hắc Đế tại Đền Núi Sưa.

Từ nay đến hết năm, tại Hà Nội còn diễn ra khoảng hơn 1.000 lễ hội. Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh đề nghị các địa phương tiếp tục tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội; bảo đảm việc quản lý và tổ chức lễ hội theo đúng quy định của pháp luật, thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm, phù hợp với thuần phong mỹ tục, phát huy giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc; đáp ứng nhu cầu văn hoá tinh thần lành mạnh của nhân dân.

Bên cạnh đó, đa dạng hóa công tác tuyền truyền về các di tích lịch sử - văn hoá, ý nghĩa lễ hội truyền thống, đồng thời phổ biến các quy định của pháp luật về lễ hội đến cán bộ và nhân dân, chú trọng tuyên truyền Quy tắc ứng xử nơi công cộng, tiếp tục triển khai thực hiện "Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống".

Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã, Ban quản lý di tích lịch sử văn hoá tiếp tục nâng cao tinh thần trách nhiệm, kịp thời giải quyết những phát sinh, tồn tại diễn ra trong lễ hội; quản lý chặt chẽ, thực hiện công khai, minh bạch hoạt động thu chi nguồn công đức tại di tích, lễ hội; đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, vệ sinh an toàn thực phẩm tại lễ hội; kịp thời ngăn chặn những hành vi tiêu cực, lệch chuẩn, không phù hợp với thuần phong mỹ tục và truyền thống của dân tộc.

P.B

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.

Tin khác

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024) và 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm hoạt động của Không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm sẽ tổ chức chuỗi sự kiện văn hóa đặc sắc từ ngày 15/11 đến 15/12/2024.
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo

Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo

(LĐTĐ) Để công nghiệp văn hóa Hà Nội thực sự "cất cánh" và trở thành trung tâm sáng tạo hàng đầu, sự kiện thường niên như Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội đang được xem là "bệ phóng" không thể thiếu trong hành trình phát triển này.
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng

Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng

(LĐTĐ) Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm Hà Nội vừa tổ chức thành công Đại nhạc hội Hoa tháng Năm lần thứ 12 tại Cung Điền kinh trong nhà Mỹ Đình với quy mô hoành tráng chưa từng có, 3.800 học sinh và gần 300 cán bộ giáo viên cùng tham gia biểu diễn.
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025

Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025

(LĐTĐ) Tỉnh Khánh Hòa tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao dịp Tết Dương lịch “Chào năm mới 2025” và Tết Nguyên đán “Mừng Đảng - Mừng Xuân Ất Tỵ” nhằm thu hút, phục vụ người dân, khách du lịch đến Khánh Hòa nhân dịp đón năm mới 2025.
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội

Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội

(LĐTĐ) Từ ngày 11 -18/11, Đại sứ quán Cộng hòa Haiti tại Hà Nội đã tổ chức một loạt sự kiện nhằm tưởng niệm Trận chiến Vertières lịch sử, một thời khắc quan trọng trong cuộc chiến giành độc lập của Haiti.
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông

Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông

(LĐTĐ) Từ bao đời nay, mỗi người dân xã Đại Áng (huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội) đều tự hào được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống hiếu học, truyền thống cách mạng. Những di tích văn hóa đã được xếp hạng càng khẳng định những giá trị truyền thống của quê hương Đại Áng - Đất trạng, Anh hùng.
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi

Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi

(LĐTĐ) Tháng mười một có ý nghĩa thật đặc biệt bởi được coi là tháng tri ân Nhà giáo Việt Nam. Trong đời, tôi đã được hạnh duyên gặp nhiều thầy cô giáo trao truyền kiến thức ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Những ngày này, khi đã chạm tuổi heo may, tôi muốn viết về hai người rọi sáng ngọn đèn tri thức trong tâm tôi từ nhỏ.
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ

Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ

(LĐTĐ) Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 không chỉ là một lễ hội nghệ thuật thông thường, mà còn là câu chuyện về sự giao thoa giữa di sản và sáng tạo đương đại, giữa giá trị truyền thống và những ý tưởng mới mẻ của thế hệ trẻ.
Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"

Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"

(LĐTĐ) Sáng 18/11, Ban Quản lý di tích Danh thắng Hà Nội tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê" tại Di tích lịch sử công trình tưởng niệm vua Lê Thái Tổ.
Xem thêm
Phiên bản di động