Hà Nội: Đề xuất nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp văn hóa

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội đề xuất khuyến khích người dân, doanh nghiệp đủ điều kiện đầu tư vào các ngành công nghiệp văn hóa bằng quy định ưu đãi đầu tư cao hơn mức ưu đãi đầu tư trong các luật hiện hành như ưu đãi về giao đất, cho thuê đất, hỗ trợ thủ tục thành lập doanh nghiệp, giảm, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp...
Đề xuất chính sách để xây dựng Hà Nội thành trung tâm khoa học, đổi mới sáng tạo Đề xuất Thủ đô được ban hành các cơ chế đặc thù phát triển nông nghiệp, nông thôn

Sáng 4/10, Bộ Tư pháp và Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã phối hợp tổ chức Hội thảo phát triển văn hóa và giáo dục Thủ đô. Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Lê Hồng Sơn và Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật Bộ Tư pháp Nguyễn Hồng Tuyến đồng chủ trì Hội thảo.

Bố trí tối thiểu 2% tổng chi ngân sách hằng năm cho văn hóa

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Lê Hồng Sơn nhấn mạnh, Thủ đô có bề dày hàng nghìn năm văn hiến, và chỉ có Thủ đô thì trong Nghị quyết 15, Bộ Chính trị mới đặt là văn hiến. Đó là đặc trưng, tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô, phải phát huy như thế nào?

“Chúng tôi mong muốn các chuyên gia, nhà khoa học có những góc nhìn đa chiều giúp cho Thủ đô có những chính sách và hoạch định được các chính sách này vào trong luật”, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố nói.

Hà Nội: Đề xuất nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp văn hóa
Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Lê Hồng Sơn phát biểu khai mạc Hội thảo.

Hội thảo đã nghe bà Phạm Thị Lan Anh, Trưởng phòng Quản lý di sản văn hóa, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội trình bày đề xuất chính sách phát triển văn hóa của Thủ đô.

Theo đó, Thành phố bố trí tối thiểu 2% tổng chi ngân sách hằng năm để chi đầu tư cho văn hóa, kết hợp với huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực xã hội nhằm nghiên cứu, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. Ưu tiên đầu tư nghiên cứu, bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ mai một, bảo tồn, tu bổ, tôn tạo, phát huy giá trị các di tích, các công trình kiến trúc có giá trị văn hóa, lịch sử trên địa bàn Thủ đô. Khuyến khích sáng tạo, phát triển giá trị văn hóa tinh thần mới dựa trên di sản; đảm bảo hài hoà với phát triển kinh tế, giáo dục, du lịch văn hóa.

Khuyến khích người dân, doanh nghiệp đủ điều kiện đầu tư vào các ngành công nghiệp văn hóa bằng quy định ưu đãi đầu tư cao hơn mức ưu đãi đầu tư trong các luật hiện hành. Cụ thể, ưu đãi về giao đất, cho thuê đất, giảm tiền sử dụng đất, hỗ trợ thủ tục thành lập doanh nghiệp nhằm khuyến khích cá nhân, tổ chức đầu tư phát triển các ngành công nghiệp văn hóa; áp dụng thuế suất 5% hoặc miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập của doanh nghiệp đầu tư trong các ngành công nghiệp văn hóa.

Thủ đô được quy định chính sách hỗ trợ, đãi ngộ, tôn vinh đối với nghệ nhân di sản văn hóa phi vật thể; hỗ trợ nghệ nhân bảo vệ, truyền dạy cho đội ngũ kế cận, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong cộng đồng ở trong nước và ở nước ngoài. Mức hỗ trợ cao hơn mức Trung ương quy định theo khả năng cân đối ngân sách của Thủ đô.

Hà Nội: Đề xuất nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp văn hóa
Bà Phạm Thị Lan Anh trình bày đề xuất chính sách phát triển văn hóa của Thủ đô.

Đồng thời, Thành phố được lập Quỹ bảo vệ di sản và phát triển văn hóa Thủ đô để đầu tư cho nghiên cứu, bảo vệ di sản văn hóa, hỗ trợ hoạt động giáo dục, quảng bá và sáng tạo dựa trên di sản văn hóa Thủ đô.

Văn hóa chưa thực sự trở thành nguồn sức mạnh, nguồn động lực

Báo cáo của Thành phố cho thấy, Hà Nội luôn xác định, coi trọng phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là trung tâm trong chính sách phát triển bền vững của Thủ đô. Giai đoạn 2016-2020, chi đầu tư phát triển văn hóa tăng 30% so với thời kỳ trước. Thủ đô Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước trở thành thành viên mạng lưới các “Thành phố sáng tạo” của UNESCO.

Với số lượng di tích đứng đầu cả nước gồm 5.922 di tích các loại, trong đó có 5 di sản thế giới, Thành phố đã triển khai và đạt được một số kết quả tích cực trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của Thủ đô; quan tâm tới việc vinh danh các nghệ nhân trong lĩnh vực Di sản văn hóa phi vật thể...

Tuy nhiên, bên cạnh đó, phát triển văn hóa và con người Hà Nội chưa xứng tầm với vai trò, vị thế của Thủ đô, chưa thực sự trở thành nguồn sức mạnh, nguồn động lực cho cho phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế của Thủ đô.

Việc bảo tồn, khai thác, phát huy vai trò của văn hóa trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập chưa tương xứng với các tiềm năng, thế mạnh, bề dày văn hóa lịch sử Thủ đô.

Hệ thống thiết chế văn hóa cả ở cấp Thành phố và cơ sở còn thiếu, chưa đồng bộ; hiệu quả sử dụng chưa cao. Xã hội hóa và huy động, sử dụng nguồn lực xã hội trong lĩnh vực văn hoá còn bất cập. Lĩnh vực văn học nghệ thuật chưa huy động được hết tiềm năng sáng tạo và tâm huyết của trí thức - văn nghệ sỹ, chưa có nhiều tác phẩm xuất sắc. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác văn hóa chưa được chú trọng đúng mức.

Phát triển công nghiệp văn hóa; quảng bá văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh chưa đạt kết quả như mong muốn. Văn hóa ứng xử của người dân trong gia đình và nơi công cộng chuyển biến chưa đồng đều, thiếu bền vững...

Hợp tác công tư” trong lĩnh vực văn hóa

PGS.TS Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia cho rằng, Luật Thủ đô cần tạo ra khung pháp lý cho việc hoạch định các chính sách đặc thù đầu tư cho phát triển văn hoá và bảo tồn di sản văn hoá.

Hà Nội: Đề xuất nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp văn hóa
PGS.TS Đặng Văn Bài phát biểu tham luận tại Hội thảo.

Hà Nội có nhiều đặc thù và lợi thế về tiềm năng cho phát triển các ngành công nghiệp văn hoá, mà phần lớn các tài nguyên và lợi thế của Hà Nội lại hội tụ trong di sản văn hoá làng, trong các làng nghề và phố nghề. Đó là các khu vực đông đặc các di sản văn hoá đang chịu áp lực rất lớn của quá trình đô thị hoá và xây dựng nông thôn mới. Từ thực tế của Hà Nội, cần xem xét vấn đề đầu tư cho phát triển văn hoá và bảo tồn di sản văn hoá trong chương trình mục tiêu quốc gia về “Đại chấn hưng văn hoá Việt Nam”.

Cho rằng hệ thống sông, hồ của Hà Nội là những yếu tố quan trọng tạo nên sức sống đặc thù ở Thủ đô, PGS. TS Đặng Văn Bài cho rằng, đã đến lúc phải có cơ chế chính sách đặc thù làm sống lại, thức tỉnh các chức năng, thế mạnh của sông Hồng, sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu và sông Nhuệ để tạo lập những cảnh quan sinh thái điển hình dọc theo đôi bờ các dòng sông lớn.

“Với tư cách là thành viên trong hệ thống các thành phố sáng tạo của UNESCO, tôi nghĩ lãnh đạo Thành phố cần đầu tư nhiều hơn nữa cho việc phát triển các ngành công nghiệp văn hoá, trong đó có ưu tiên cho phát triển du lịch văn hoá, du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng trên nền tảng “kinh tế nông nghiệp” ở các vùng quê ở ngoại ô. Đặc biệt là tạo lập các không gian sáng tạo cho phát triển văn hoá”, ông Bài góp ý kiến.

Đồng thời, Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia cũng cho rằng, đã đến lúc cần xây dựng cơ chế phù hợp cho việc vận hành mô hình “hợp tác công tư” trong lĩnh vực văn hoá nhằm điều hoà lợi ích của các bên có liên quan: Cơ quan quản lý nhà nước về văn hoá, cộng đồng cư dân địa phương, các doanh nghiệp tư nhân và các nhà khoa học với tư cách tư vấn.

PGS.TS Đỗ Văn Trụ, Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam đánh giá cao các đề xuất chính sách phát triển văn hóa của Hà Nội, đặc biệt là việc chi 2% tổng ngân sách Thành phố cho văn hóa là chính sách vượt trội. Tuy nhiên, để chính sách thật sự khả thi, ông Trụ cho rằng, cần làm rõ cơ sở khoa học thực tiễn để đề ra chỉ tiêu chi 2% tổng ngân sách Thành phố cho văn hóa, nêu cụ thể như chi đầu tư cho bảo vệ di sản, chi cho các hoạt động văn hóa của các đoàn thể không...

Phát biểu kết luận Hội thảo, Vụ trưởng Nguyễn Hồng Tuyến đánh giá các ý kiến góp ý của các chuyên gia, nhà khoa học đều tâm huyết, trách nhiệm, thể hiện tình cảm với Hà Nội. Với sự chia sẻ, tham gia ý kiến đánh giá, góp ý của các cơ quan, chuyên gia, nhà khoa học sẽ giúp cho Bộ Tư pháp, thành phố Hà Nội củng cố vững chắc hơn nữa về cơ sở lý luận, thực tiễn cho việc đề xuất chính sách xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) khả thi, đồng bộ, phù hợp với tình hình thực tiễn, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô trong thời gian tới.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

(LĐTĐ) Sau 3 ngày (31/10 - 2/11), Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024 đã khép lại, đánh dấu sự trở lại sôi động của các ban nhạc sống trong dòng chảy nghệ thuật biểu diễn, khẳng định vị trí không gì có thể thay thế được dẫu rằng đã đến thời của kỷ nguyên công nghệ 4.0. Đáng chú ý, trong những ngày biểu diễn, hàng nghìn khán giả từ khắp mọi miền đã đổ về Sơn Tây để thưởng lãm chương trình nghệ thuật đặc sắc này.
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

(LĐTĐ) Google Maps vừa nâng cấp tính năng vượt trội với sự hỗ trợ của AI Gemini, giúp người dùng có trải nghiệm du lịch và khám phá địa điểm thông minh, tiện lợi hơn bao giờ hết.
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

(LĐTĐ) Hiện nay, không khí lạnh tăng cường đang ảnh hưởng mạnh đến thời tiết miền Bắc và miền Trung, gây ra tình trạng rét tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, trong khi miền Trung đối diện với những trận mưa lớn kèm nguy cơ ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất.
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

(LĐTĐ) Ủng hộ chủ trương xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài, tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn thành phố Hà Nội) cho rằng, phải cân nhắc thật kỹ về sự cần thiết và tính hiệu quả.
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Sau thời gian triển khai, mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” trên địa bàn quận Ba Đình bước đầu đã phát huy tác dụng, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường trước và sau giờ tan học. Mô hình này còn giúp xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện, góp phần đẩy lùi tình trạng vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT).
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

(LĐTĐ) Theo quy định mới, từ 16/12/2024, yêu cầu phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở theo quy trình chi tiết, bao gồm tiếp nhận, kiểm tra, và xử lý hồ sơ đúng thẩm quyền. Hồ sơ cần đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể và được lưu trữ cẩn thận.
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ngày 2/11, Công đoàn ngành Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội tổ chức đoàn công tác do đồng chí Tạ Thị Mỹ Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn GTVT Việt Nam, Đảng ủy viên, Chủ tịch Công đoàn ngành GTVT Hà Nội làm Trưởng đoàn đã đến các đơn vị Công đoàn cơ sở để trao hỗ trợ cho đoàn viên công đoàn bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.

Tin khác

Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

(LĐTĐ) Sau 3 ngày (31/10 - 2/11), Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024 đã khép lại, đánh dấu sự trở lại sôi động của các ban nhạc sống trong dòng chảy nghệ thuật biểu diễn, khẳng định vị trí không gì có thể thay thế được dẫu rằng đã đến thời của kỷ nguyên công nghệ 4.0. Đáng chú ý, trong những ngày biểu diễn, hàng nghìn khán giả từ khắp mọi miền đã đổ về Sơn Tây để thưởng lãm chương trình nghệ thuật đặc sắc này.
Hội khoẻ Hội Nhà báo thành phố Hà Nội mở rộng năm 2024 đã thành công tốt đẹp

Hội khoẻ Hội Nhà báo thành phố Hà Nội mở rộng năm 2024 đã thành công tốt đẹp

(LĐTĐ) Chiều nay (2/11), sau nhiều ngày thi đấu, tranh tài sôi nổi, quyết liệt, Hội khỏe Hội Nhà báo thành phố Hà Nội mở rộng lần thứ 29 năm 2024 đã chính thức khép lại.
Thanh Trì triển khai công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ

Thanh Trì triển khai công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ

(LĐTĐ) Bước vào mùa tuyển quân năm nay, Ban Thường vụ Huyện ủy Thanh Trì đã ban hành Chỉ thị về công tác tuyển chọn gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân năm 2025.
Hà Nội: Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Hà Nội: Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(LĐTĐ) Giai đoạn 2019 - 2024, thành phố Hà Nội đã tập trung nguồn lực đầu tư thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, đẩy mạnh phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và đã đạt được những kết quả quan trọng. Từ đó, rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển giữa vùng dân tộc miền núi và vùng nông thôn trên địa bàn Thành phố.
Đảng bộ Khối doanh nghiệp quận Tây Hồ đạt kết quả toàn diện trên các mặt công tác

Đảng bộ Khối doanh nghiệp quận Tây Hồ đạt kết quả toàn diện trên các mặt công tác

(LĐTĐ) Ngày 1/11, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Đảng bộ Khối doanh nghiệp quận Tây Hồ (3/11/2014 - 3/11/2024).
Huyện Sóc Sơn hoàn thành rà soát hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp

Huyện Sóc Sơn hoàn thành rà soát hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp

(LĐTĐ) Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) huyện Sóc Sơn Nguyễn Nam Hà cho biết, công tác quản lý nhà nước về đất đai của huyện đã đạt được nhiều kết quả. Điển hình là hoàn thành rà soát hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp, phục vụ thiết lập quản lý bảo vệ, phát triển và khai thác tiềm năng, lợi thế diện tích rừng hiện có và diện tích đất được quy hoạch cho lâm nghiệp.
Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến Luật Thủ đô 2024 trên báo chí, mạng xã hội

Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến Luật Thủ đô 2024 trên báo chí, mạng xã hội

(LĐTĐ) Chiều 1/11, tại Hội nghị cung cấp thông tin chuyên đề và giao ban triển khai nhiệm vụ công tác báo chí Thành phố tháng 11 năm 2024 do Ban Tuyên giáo Thành ủy tổ chức, bà Phạm Thị Thanh Hương, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội đã thông tin về công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục Luật Thủ đô năm 2024.
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024

Quận Thanh Xuân hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 31/10, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội phối hợp với quận Thanh Xuân tổ chức Lễ hưởng ứng “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” năm 2024 tại Trường Trung học cơ sở (THCS) Thanh Xuân (quận Thanh Xuân).
Nhiều hoạt động sáng tạo sôi nổi tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động sáng tạo sôi nổi tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 với chủ đề “Giao lộ sáng tạo” diễn ra từ ngày 9 - 17/11, tập trung vào 3 trụ cột chính: Thiết kế, Cộng đồng và Sáng tạo. Lần đầu tiên, “Giao lộ sáng tạo” sẽ được thí điểm hình thành dọc theo 7 công trình di sản lịch sử tiêu biểu của Hà Nội với hơn 100 hoạt động sáng tạo sôi nổi.
Công an huyện Phú Xuyên đảm bảo an ninh chính trị địa phương

Công an huyện Phú Xuyên đảm bảo an ninh chính trị địa phương

(LĐTĐ) Thời gian qua, Công an huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã thực hiện có hiệu quả trên các mặt công tác, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng chống tội phạm, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Xem thêm
Phiên bản di động