Hà Nội: Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống được phép hoạt động sau 21h

(LĐTĐ) Thực hiện chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Hà Nội cho phép các cơ sở kinh doanh dịch vụ, nhà hàng, quán ăn, uống được phép hoạt động bình thường (không quy định đóng cửa trước 21h hàng ngày), đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo hướng dẫn của cơ quan y tế và các quy định liên quan.
Hà Nội sẽ xây dựng 2 cảng cạn ở Gia Lâm và Hoài Đức phát triển dịch vụ logistics Hà Nội: Thu giữ lô kit test Covid-19 và thuốc tân dược không rõ nguồn gốc trị giá trên 10 tỷ đồng

Chiều 15/3, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh đã ký ban hành văn bản số 735/UBND-KGVX về triển khai thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 và mở cửa lại các hoạt động du lịch trong tình hình mới trên địa bàn Thành phố.

Theo đó, UBND Thành phố yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường chỉ đạo các phường, xã, thị trấn và các đơn vị liên quan tuyệt đối không chủ quan, lơ là; tiếp tục thực hiện đầy đủ, đồng bộ các quy định, phương châm, biện pháp phòng, chống dịch theo dúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Trong đó tuân thủ nghiêm yêu cầu 5K đối với cá nhân, yêu cầu an toàn Covid-19 đối với tổ chức, cơ quan, đơn vị và các biện pháp phòng dịch khác. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong công tác phòng, chống dịch. Tiếp tục triển khai hiệu quả hơn nữa công tác tiêm chủng vắc xin, bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả, hoàn thành tiêm mũi 3 cho người tử 18 tuổi trở lên trong tháng 3 năm 2022...

Bổ sung, kiện toàn Tổ Covid-19 cộng đồng; tổ hỗ trợ theo dõi người nhiễm Covid-19 tại nhà; huy động lực lượng các y, bác sĩ đã nghỉ hưu và các cơ sở y tế ngoài công lập trên địa bàn tình nguyện cùng phối hợp lực lượng y tế cơ sở thực hiện hướng dẫn về điều trị F0 tại nhà, hạn chế tối đa số ca chuyển nặng, tử vong…

Thực hiện việc tổ chức dạy và học trực tiếp tại các trường học gắn với bảo đảm an toàn phòng, chống dịch, kiểm soát và xử lý kịp thời các ca nhiễm, giữ mức độ an toàn cao nhất cho học sinh, giáo viên.

Tích cực phối hợp với Sở Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao và các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai các hoạt động du lịch bảo đảm an toàn, hiệu quả, thuận lợi cho khách du lịch.

Hà Nội: Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống được phép hoạt động sau 21h
Các cơ sở kinh doanh dịch vụ, nhà hàng, quán ăn, uống được phép hoạt động bình thường (không quy định đóng cửa trước 21h hàng ngày).

UBND Thành phố giao Sở Y tế thường xuyên theo dõi, cập nhật tiến độ tiêm chủng vắc xin của các quận, huyện, thị xã, kịp thời báo cáo UBND Thành phố… Chỉ đạo các cơ sở điều trị người nhiễm SARS-CoV-2 trên địa bàn; thực hiện tốt công tác điều trị tại các tầng điều trị theo hướng dẫn của Bộ Y tế, kiểm soát chặt chẽ việc chuyển tầng, các ca bệnh diễn biển năng, nâng cao năng lực điều trị tại các tầng, hạn chế đến mức thấp nhất tử vong… Rà soát và bổ sung giường điều trị Covid-19 tại các bệnh viện của Thành phố đáp ứng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Đồng thời hướng dẫn các đơn vị thực hiện quản lý tốt F0 tại nhà theo Quyết định số 604/QĐ-BYT ngày 14/3/2022 của Bộ Y tế về việc ban hành "Hướng dẫn quản tại nhà đối với người mắc Covid-19".

UBND Thành phố cũng giao Sở Du lịch rà soát, cập nhật các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Bộ Y tế để thực hiện việc đón du khách quốc tế đến Hà Nội. Phối hợp Sở Thông tin Truyền thông, Sở Y tế, Sở Văn hóa và Thể thao tăng cường công tác truyền thông, giới thiệu các hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới theo tinh thần “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19”.

Sở Du lịch cần phối hợp UBND các quận, huyện, thị xã và các cơ quan liên quan tăng cường kiểm tra, đôn đốc các cơ sở lưu trú, các công ty lữ hành, các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch đảm bảo các điều kiện phục vụ đón khách an toàn phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Đáng chú ý, văn bản nêu rõ, thực hiện Nghị quyết của Chính phủ, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, UBND Thành phố điều chỉnh một số biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19.

Cụ thể, các cơ sở kinh doanh dịch vụ, nhà hàng, quán ăn, uống được phép hoạt động bình thường (không quy định đóng cửa trước 21h hàng ngày), đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo hướng dẫn của cơ quan y tế và các quy định liên quan.

Ngoài ra, trên cơ sở thực hiện hướng dẫn tại Quyết định số 218/QĐ-BYT ngày 27/01/2022 của Bộ Y tế và tình hình thực tế tại địa phương, UBND quận, huyện, thị xã chủ động triển khai, quyết định số lượng người tham gia các hoạt động tập trung trong nhà, ngoài trời đảm bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Thực hiện thông điệp 5K theo thứ tự ưu tiên: 1) Khẩu trang (đảm bảo 100% thực hiện); 2) Khử khuẩn (vệ sinh tay, vệ sinh môi trường, vệ sinh bề mặt thường xuyên...); 3) Khai báo y tế; 4) Khoảng cách; 5) Không tụ tập đông người.

Khuyến cáo khi có các biểu hiện nghi ngờ bệnh (ho, sốt, khó thở, mất vị giác...) không tham gia các hoạt động tại các địa điểm trên; các hoạt động tập trung đông người như đám cưới, đám hỏi, đám tang... hạn chế số người tham gia ở cùng một thời điểm…

P.Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.

Tin khác

Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho rằng, phải lượng hóa được giá trị mà người dân được hưởng là gì, đây là đích cuối cùng của công cuộc chuyển đổi số và Đề án 06 của Chính phủ. Người dân phải được thụ hưởng dịch vụ như nhau ở các địa bàn khác nhau, xóa dần khoảng cách giàu nghèo, tạo công bằng xã hội.
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội

Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Chiều 21/11, Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội tổ chức lễ ký kết biên bản phối hợp triển khai một số nhiệm vụ của Đề án 06 với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng

Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng

(LĐTĐ) Lãnh đạo thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn đầu tư công, gồm: Cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi.
Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 21/11, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại với nông dân trong tháng 12/2024

Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại với nông dân trong tháng 12/2024

(LĐTĐ) Dự kiến trong tháng 12/2024, lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho nông dân với chủ đề: “Phát huy tiềm năng, lợi thế của Thủ đô hỗ trợ nông dân liên kết hợp tác, ứng dụng chuyển đổi số, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn bền vững”.
Cơ sở pháp lý quan trọng để kịp thời triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024

Cơ sở pháp lý quan trọng để kịp thời triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024

(LĐTĐ) Kỳ họp thứ 19 Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố đã thông qua 15 Nghị quyết. HĐND Thành phố đề nghị, ngay sau kỳ họp, UBND Thành phố, các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị tập trung tổ chức triển khai khẩn trương, quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để đảm bảo các nghị quyết của HĐND Thành phố đi vào cuộc sống và đạt hiệu quả thiết thực.
HĐND Thành phố thông qua quy định về ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính

HĐND Thành phố thông qua quy định về ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính

(LĐTĐ) Việc tiếp tục mở rộng ủy quyền của Chủ tịch UBND cấp xã cho công chức thuộc UBND cấp xã theo quy định tại khoản 4, khoản 6, điều 14, Luật Thủ đô là yêu cầu khách quan, cần thiết nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước ở cơ sở; nâng cao trách nhiệm của công chức cấp xã.
Phát huy công suất và hiệu quả sử dụng tài sản công

Phát huy công suất và hiệu quả sử dụng tài sản công

(LĐTĐ) Nhà nước không cấp kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa đối với tài sản công chỉ được sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết. Đơn vị sự nghiệp công sử dụng nguồn thu được từ việc kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết để bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công theo quy định.
Quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn thuộc UBND Thành phố

Quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn thuộc UBND Thành phố

(LĐTĐ) Sáng 19/11, tại kỳ họp thứ 19, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố đã xem xét thông qua Nghị quyết Quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố; thuộc UBND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc thành phố Hà Nội.
Cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn được chuyển sang biên chế hành chính

Cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn được chuyển sang biên chế hành chính

(LĐTĐ) Tại kỳ thứ 19, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khoá XVI được tổ chức sáng 19/11, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua quy định việc chuyển cán bộ, công chức làm việc tại xã, phường, thị trấn thành cán bộ, công chức thuộc biên chế hành chính; việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức làm việc tại xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động