Hà Nội: Chú trọng giải quyết thủ tục hành chính cho F0 điều trị tại nhà
Báo cáo tại cuộc họp, Phó Giám đốc Sở Y tế Vũ Cao Cương cho biết, tuần qua trung bình Hà Nội ghi nhận 27.283 ca/ngày, tăng so với kỳ báo cáo trước; ngày cao nhất ghi nhận 32.650 ca. Tính đến ngày 9/3, Hà Nội đã ghi nhận các trường hợp nhiễm biến thể Omicron trong cộng đồng, chiếm tỷ lệ 80% (93/109 mẫu) mẫu bệnh phẩm của các ca dương tính được giải trình tự gen ngẫu nhiên từ 4/12/2021 đến 1/3/2022, trong đó, chiếm ưu thế là biến thể phụ BA.2 (86/93 mẫu).
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp. |
Mặc dù số ca mắc tăng nhanh nhưng các mục tiêu cốt lõi của hoạt động phòng, chống dịch (kiểm soát tỷ lệ tử vong, chuyển nặng; đảm bảo số mắc không vượt quá năng lực tiếp nhận của hệ thống) vẫn được đảm bảo, phù hợp với tinh thần thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.
Theo đánh giá mức độ dịch trên địa bàn Thành phố, đến nay Hà Nội có 66/579 xã, phường, thị trấn cấp độ 1; 187/579 xã, phường, thị trấn cấp độ 2; 326/579 xã, phường, thị trấn cấp độ 3; không có xã, phường, thị trấn nào cấp độ 4. Về công tác tiêm chủng, toàn Thành phố đã tiêm được 16.124.773 mũi tiêm. Từ ngày 27/4 đến nay, các bệnh viện, cơ sở thu dung, các địa phương đã tiếp nhận quản lý, điều trị tổng số 495.130 bệnh nhân; hiện đang điều trị 242.971 người…
Tại cuộc họp, đại diện các sở, ngành, địa phương đã báo cáo công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn trong tuần qua. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 cho người dân; công tác thu dung điều trị các F0 thể nhẹ không triệu chứng; việc phân tuyến điều trị cho các bệnh nhân nặng phải chuyển tầng; bảo đảm an toàn cho học sinh đi học trực tiếp tại trường.
Giám đốc Sở Y tế Trần Thị Nhị Hà phát biểu tại cuộc họp. |
Giám đốc Sở Y tế Trần Thị Nhị Hà cho biết, bệnh nhân ở tầng 2 tầng 3 có chiều hướng giảm nên những ngày qua, tỷ lệ F0 nhập viện chỉ chiếm 1-1,5%. Hà Nội đã chủ động kiểm soát được dịch bệnh ở ngưỡng an toàn, song ngành Y tế vẫn tiếp tục giải trình tự gen để có các giải pháp ứng phó phù hợp với tình hình chung.
Giám đốc Sở Y tế Hà Nội đề nghị các các quận, huyện, thị xã tăng cường ứng dụng phần mềm trong quản lý F0 điều trị tại nhà; đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng mũi 3 khi được phân bổ; tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn F0 điều trị tại nhà; chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường, y tế tại địa phương tổ chức kiểm tra, giám sát việc bán thuốc Molnupiravir tránh việc găm hàng, tăng giá…
Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng yêu cầu các địa phương đặt nhiệm vụ phòng, chống dịch lên hàng đầu; tuyệt đối không được chủ quan lơ là trong bất cứ tình huống nào. Bởi tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến hết sức phức tạp nên phải thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Trung ương, Thành phố và thông điệp 5K một cách triệt để. Trong đó, các địa phương đề cao ý thức của người dân trong công tác phòng, chống dịch cũng như điều trị khi mắc Covid-19.
"Điều này đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt, thực chất, hiệu quả của các địa phương, trong đó có các cơ quan báo chí của thành phố để người dân nắm đầy đủ thông tin về dịch bệnh, từ đó có cách thức xử lý tốt nhất, không rơi vào tình trạng khủng hoảng khi mắc Covid-19. Đặc biệt, cần tuyên truyền để người dân không hoang mang dẫn đến việc lạm dụng xét nghiệm nhanh Covid-19 không cần thiết, từ đó gây lãng phí và khan hiếm vật tư y tế", ông Dũng nhấn mạnh.
Quang cảnh cuộc họp |
Về công tác quản lý bệnh nhân F0 tại nhà, Phó Chủ tịch Chử Xuân Dũng yêu cầu các địa phương quản lý tốt các tổ hỗ trợ quản lý và điều trị F0 tại nhà, hoàn thiện việc kiện toàn Tổ Covid-19 cộng đồng để báo cáo Sở Y tế cũng như Ban Chỉ đạo Thành phố ngay.
"Cần phân công rõ trách nhiệm từng thành viên, thường xuyên đánh giá rút kinh nghiệm và nhân rộng những mô hình hoạt động hiệu quả. Cùng với đó, các địa phương cần chú trọng giải quyết các thủ tục hành chính cho các bệnh nhân F0 điều trị tại nhà", ông Dũng chỉ đạo.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đặc biệt yêu cầu các địa phương tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý thủ tục hành chính quản lý F0 tại nhà. Sở Y tế chủ trì phối hợp với Bảo hiểm xã hội và Sở Thông tin và Truyền thông khẩn trương giải quyết về vấn đề hạ tầng, cần thiết huy động sự hỗ trợ của các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn Thành phố.
Nêu tình trạng ở một số cơ sở tốc độ bao quát và xử lý chuyển tầng còn chậm, Phó Chủ tịch Chử Xuân Dũng đề nghị các địa phương cần phải tập trung bảo vệ nhóm người có nguy cơ cao, không được chủ quan, bởi chỉ cần chậm một chút là có thể nguy hiểm đến sinh mạng người dân.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thủ đô 23/12/2024 11:39
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Luật Thủ đô 2024 23/12/2024 11:34
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất
Nhịp sống Thủ đô 22/12/2024 16:16
Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 22:33
Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:23
Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:21
Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2
Chỉ đạo - Điều hành 21/12/2024 14:15
Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 20:42
Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 18:52
Quận Bắc Từ Liêm tích cực khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 17:09