Hà Nội: Các hội quần chúng góp phần tạo đồng thuận xã hội
Tổ chức hội đa dạng, đáp ứng nhu cầu phát triển
Ngày 1/7, Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo xây dựng “Đề án nghiên cứu chức năng, nhiệm vụ, mô hình tổ chức của các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ” và “Đề án Quy chế hoạt động của các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ” (gọi tắt là Ban Chỉ đạo Đề án 103) đã làm việc với Thành ủy Hà Nội.
Phó trưởng Ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương Phạm Tất Thắng phát biểu tại buổi làm việc |
Báo cáo tại buổi làm việc, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội Trịnh Huy Thành cho biết, trên địa bàn Thành phố có trên 3.711 hội quần chúng, trong đó có 159 hội hoạt động trong phạm vi Thành phố; 347 hội hoạt động trong phạm vi quận, huyện, thị xã; 3.205 hội hoạt động trong phạm vi xã, phường, thị trấn. Các tổ chức hội rất đa dạng, đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng quần chúng và đóng góp vào sự phát triển của Thủ đô.
Theo đồng chí Trịnh Huy Thành, các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ hoạt động trên phạm vi Thành phố có 19 hội; hoạt động trên phạm vi quận, huyện, thị xã có 143 hội; hoạt động trên phạm vi xã, phường, thị trấn có 1.552 hội. Đối với các Hội được giao biên chế, ngân sách Thành phố cấp theo số biên chế và hỗ trợ kinh phí tổ chức các hoạt động đối với nhiệm vụ được giao. Nhìn chung, các Hội đều được bố trí trụ sở, văn phòng làm việc.
Về công tác quản lý nhà nước đối với các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ, đồng chí Trịnh Huy Thành thông tin, Thành ủy Hà Nội đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác này; Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố ban hành các quy định về tổ chức và hoạt động, giao Sở Nội vụ chịu trách nhiệm trong việc tham mưu, thống nhất quản lý nhà nước về hội trên địa bàn Thành phố.
“Phần lớn các hội đều xây dựng Điều lệ hội được UBND Thành phố và cấp có thẩm quyền phê duyệt; tuân thủ nghiêm túc các quy định pháp luật về Hội...”, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội cho biết.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến phát biểu tại buổi làm việc |
Theo đánh giá của Thành ủy Hà Nội, hoạt động của các hội được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ trên địa bàn Thành phố, trong những năm vừa qua, đã có những đóng góp đáng kể trong việc thực hiện thành công các nhiệm vụ chính trị của Thành phố và các địa phương trên địa bàn, góp phần không nhỏ vào việc ổn định tình hình chính trị, an ninh trật tự, an sinh xã hội, thúc đẩy sự phát triển chung của Thủ đô trên tất cả các lĩnh vực xã hội, đối ngoại nhân dân và đóng góp tích cực xây dựng, củng cố, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, đặc biệt là trong thời gian dài chịu ảnh hưởng không nhỏ của dịch bệnh Covid-19.
Tuy nhiên, theo Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Thành ủy Trịnh Huy Thành, một số hội hoạt động còn mang tính hình thức, khả năng thu hút hội viên còn thấp; còn thụ động trong việc tạo nguồn kinh phí hoạt động... Từ thực tiễn đặt ra, Thành ủy Hà Nội đã nêu 4 bài học kinh nghiệm, 2 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn trong thời gian tới và 3 kiến nghị, đề xuất với đoàn công tác Trung ương.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và vai trò quản lý nhà nước
Tại buổi làm việc, thành viên đoàn công tác và đại diện các sở, ngành Thành phố, các hội quần chúng được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ đã trao đổi, thảo luận, chia sẻ về tổ chức, hoạt động, những kết quả đạt được, những vấn đề còn bất cập, hạn chế cũng như kiến nghị, đề xuất để nâng cao chất lượng hoạt động trong thời gian tới.
Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội Trịnh Huy Thành báo cáo tại buổi làm việc |
Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến khẳng định, buổi làm việc của Đoàn công tác Ban Chỉ đạo Đề án 103 với Thành ủy Hà Nội có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm thực hiện các chủ trương mới của Trung ương liên quan đến đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng và tăng cường thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến cho biết, trong những năm qua, Thành ủy Hà Nội đặc biệt quan tâm, tăng cường lãnh đạo đối với hoạt động của các hội quần chúng; ngay từ năm 2013, Thành ủy Hà Nội đã có Thông tri số 10, UBND Thành phố có Quyết định số 34-QĐ/UBND, quy định rõ về tổ chức và hoạt động của các hội được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ và tiếp tục được sửa đổi, bổ sung vào năm 2021...
Đánh giá cao hoạt động của các hội quần chúng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến cho rằng, các hội quần chúng cơ bản thực hiện tốt nhiệm vụ Thành phố giao, góp phần xây dựng, tạo sự đồng thuận xã hội để thực hiện sự lãnh đạo của Đảng, những nhiệm vụ của Nhà nước cũng như tham gia góp ý xây dựng Đảng và hệ thống chính trị.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội khẳng định, trong thời gian tới, Thành ủy Hà Nội sẽ chỉ đạo tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của các hội quần chúng; tiếp tục cụ thể hóa các chỉ đạo của Trung ương trong công tác này; chỉ đạo UBND Thành phố tiếp tục tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với hoạt động của các hội quần chúng.
Bên cạnh đó, để tiếp tục nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của các hội quần chúng, thay mặt lãnh đạo thành phố Hà Nội, đồng chí Nguyễn Thị Tuyến kiến nghị Trung ương nên ban hành một Quy chế mẫu đối với các hội quần chúng; nghiên cứu sửa Nghị định 45/2010/NĐ-CP về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội...
Quang cảnh buổi làm việc |
Nhấn mạnh những kết quả đạt được tại buổi làm việc với Thành ủy Hà Nội có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc xây dựng các đề án, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương Phạm Tất Thắng cũng bày tỏ ấn tượng đối với sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt để các hội quần chúng hoạt động hiệu quả.
Đồng chí Phạm Tất Thắng mong muốn, trong thời gian tới, thành phố Hà Nội tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện để các hội quần chúng hoạt động hiệu quả hơn nữa, đóng góp nhiều hơn vào sự phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định xã hội trên địa bàn Thủ đô.
Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương cũng đề nghị Thành ủy Hà Nội chỉ đạo các đơn vị liên quan hoàn thiện báo cáo, gửi về đoàn công tác, trong đó, nêu rõ hơn về chức năng, nhiệm vụ, mô hình tổ chức và quy chế hoạt động của các hội quần chúng trên địa bàn.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 22:12
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Infographic 04/11/2024 20:52
EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 17:32
Luật Thủ đô 2024: Thêm cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư xã hội
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 17:26
Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:36
Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:25
Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:05
Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng tặng cán bộ tiền khởi nghĩa
Thủ đô 04/11/2024 15:24
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc với 5 dự án đầu tư kéo dài, chậm triển khai
Chỉ đạo - Điều hành 04/11/2024 13:36
Phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng nông nghiệp sinh thái, bền vững
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 12:25