Hà Nội: 100% xã đã hoàn thành xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Sáng 29/12, Ban Chỉ đạo Chương trình số 04-CTr/TU về "Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành Nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025" tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình đến hết quý IV/2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến chủ trì hội nghị.
Hà Nội siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong cả hệ thống chính trị Quận Ba Đình có 671 F0 đang điều trị tại nhà Huyện Thanh Oai: Thu nhập bình quân đạt 60,18 triệu đồng/người/năm

12/18 huyện, thị xã đạt chuẩn nông thôn mới

Báo cáo tại hội nghị, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết, đến nay Hà Nội có 12/18 huyện, thị xã đạt chuẩn nông thôn mới, gồm: Đan Phượng, Đông Anh, Thanh Trì, Hoài Đức, Quốc Oai, Gia Lâm, Thạch Thất, Thường Tín, Thanh Oai, Phúc Thọ, Sóc Sơn và thị xã Sơn Tây.

Đối với 6 huyện còn lại, huyện Phú Xuyên đã hoàn thiện lại hồ sơ, trình Hội đồng thẩm định Trung ương đề nghị công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020. Huyện Chương Mỹ đã được Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội đồng thẩm định Trung ương xem xét, công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2021.

Huyện Ứng Hòa và huyện Mê Linh đã hoàn thiện hồ sơ báo cáo Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia Thành phố họp bỏ phiếu trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội đồng thẩm định Trung ương xem xét, công nhận. Huyện Ba Vì và huyện Mỹ Đức đã có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, đang tiến hành hoàn thiện các tiêu chí huyện nông thôn mới, phấn đấu đạt chuẩn vào năm 2022.

undefined
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến phát biểu chỉ đạo. (Ảnh: Lương Toàn)

Theo ông Chu Phú Mỹ, trong quý IV, Hà Nội đã ban hành Quyết định công nhận 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới (9 xã của huyện Ba Vì, 2 xã của huyện Mỹ Đức), đưa tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới toàn Thành phố đến nay đạt 379/382 xã (chiếm 99,21%).

Đối với 3 xã còn lại của huyện Mỹ Đức, Đoàn thẩm định nông thôn mới Thành phố đã tiến hành thẩm định, đề nghị Thành phố công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2021. Như vậy, đến hết năm 2021, Hà Nội có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 54,07 triệu đồng/người/năm.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản năm 2021 của Hà Nội đạt 39.568,4 tỷ đồng, tăng 3,46% so với năm trước. Trong đó: Trồng trọt, chăn nuôi đạt 36.113,6 tỷ đồng, chiếm 91,3%; Thủy sản đạt 3.356,3 tỷ đồng, chiếm 8,5%; Lâm nghiệp đạt 98,4 tỷ đồng, chiếm 0,2%.

Toàn Thành phố có 160 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trong đó có 105 mô hình thuộc lĩnh vực trồng trọt, 39 mô hình thuộc lĩnh vực chăn nuôi, 15 mô hình thuộc lĩnh vực thủy sản và 1 mô hình kết hợp trồng trọt và chăn nuôi, tập trung nhiều ở các huyện như: Mê Linh, Gia Lâm, Thường Tín, Đông Anh, Thanh Oai, Đan Phượng… Một số mô hình ứng dụng công nghệ cao, đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với tình hình thực tế của Hà Nội và đang khẳng định được vị thế trên thị trường.

undefined
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Chu Phú Mỹ báo cáo tại hội nghị. (Ảnh: Lương Toàn)

Hà Nội đã có 595 sản phẩm của 26 quận, huyện, thị xã được trình Hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP Thành phố đánh giá, phân hạng, vượt kế hoạch Thành phố giao 400 sản phẩm OCOP năm 2021.

Dành nguồn lực cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Sau khi nghe các ý kiến trao đổi, thảo luận, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đánh giá, trong năm 2021, mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng Ban Chỉ đạo Thành phố, cấp ủy, chính quyền của 18 huyện và thị xã Sơn Tây đã nỗ lực triển khai Chương trình số 04-CTr/TU, vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa triển khai xây dựng nông thôn mới, gắn với phát triển kinh tế - xã hội. Chính vì thế, kết quả thực hiện Chương trình 04-CTr/TU trong năm 2021 có nhiều khởi sắc và thực chất.

Dù vậy, theo bà Nguyễn Thị Tuyến, việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp chưa rõ nét, nhất là chuyển đổi từ trồng trọt sang chăn nuôi, từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi theo quy mô trang trại, từ sản xuất hộ gia đình sang sản xuất tập trung quy mô lớn.

Bên cạnh đó, hoạt động của các hợp tác xã còn nhiều khó khăn; thu nhập bình quân đầu người chưa đạt kế hoạch; đầu tư cho xây dựng nông thôn mới, nhất là các xã nông thôn mới nâng cao chưa rõ; tỷ lệ cấp nước sạch khu vực nông thôn cũng chưa đạt kế hoạch…

Về nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2022, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội đề nghị, rà soát lại toàn bộ cơ chế, chính sách đã có về khuyến khích, hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, nhất là sản xuất tập trung, ứng dụng công nghệ cao để triển khai thực hiện; giao chỉ tiêu cho mỗi một huyện, thị xã trong năm 2022 phải có thêm 1 mô hình nông nghiệp công nghệ cao.

undefined
Quang cảnh hội nghị. (Ảnh: Lương Toàn)

Đồng thời, tập trung xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Đối với 4 huyện Phú Xuyên, Chương Mỹ, Mê Linh, Ứng Hòa đã hoàn thiện hồ sơ, cần tiếp tục đeo bám để được công nhận trong quý I/2022. Hai huyện còn lại là Ba Vì và Mỹ Đức hoàn thành xây dựng huyện nông thôn mới trong năm 2022.

Bên cạnh đó, bà Nguyễn Thị Tuyến yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống nông dân, nhất là các tiêu chí về cấp nước sạch, nâng cao chất lượng hệ thống y tế cơ sở, xây dựng trường chuẩn quốc gia... phấn đấu tăng trưởng ngành nông nghiệp trong năm tới từ 2,5-3%.

Đặc biệt, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội cho biết, Thành phố đã bố trí kinh phí 1.000 tỷ đồng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, vì thế Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các sở, ngành phối hợp để triển khai, trong đó cần dành nguồn lực cho phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và có một khoản hỗ trợ nhất định cho các xã xây dựng nông thôn mới nâng cao.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

(LĐTĐ) Mới đây, Công đoàn Trường Mầm non thị trấn Phú Xuyên tổ chức chuyên đề “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới”.
Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Tại kỳ họp thứ 15, HĐND Thành phố khoá XVI, diễn ra ngày 29/3, HĐND Thành phố đã thông qua Nghị quyết "Về việc điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024 và giao bổ sung biên chế viên chức giáo dục từ năm học 2023- 2024". Theo đó Nghị quyết quyết định bổ sung 2.648 biên chế giáo dục năm học 2023 - 2024 ở các cấp học.
Lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển là điểm nhấn quan trọng

Lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển là điểm nhấn quan trọng

(LĐTĐ) Góp ý Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, các đại biểu cho rằng, việc lấy sông Hồng là trung tâm phát triển, gắn với lịch sử văn hóa Thủ đô là điểm nhấn quan trọng. Tuy nhiên, phải quan tâm đến quy hoạch tuyến đường ven sông, kết nối với các cây cầu và lan ra các tuyến đường theo 5 trục động lực.
Vì sao SJC được chọn để sản xuất vàng miếng?

Vì sao SJC được chọn để sản xuất vàng miếng?

(LĐTĐ) Căn cứ Nghị định 24, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai tổ chức sản xuất vàng miếng thông qua việc thuê Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Sài Gòn (Công ty SJC) trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh gia công vàng miếng SJC cho Ngân hàng Nhà nước.
Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Để nâng cao trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động, đại biểu Nguyễn Đại Thắng đề xuất bổ sung các chế tài: Không được đấu thầu, thi công, mua sắm vật tư, hàng hóa, trang thiết bị bằng nguồn vốn của Nhà nước.
HĐND thành phố Hà Nội xem xét bổ sung biên chế viên chức ngành giáo dục

HĐND thành phố Hà Nội xem xét bổ sung biên chế viên chức ngành giáo dục

(LĐTĐ) Kỳ họp thứ 15, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội xem xét, quyết định các nội dung quan trọng như: Bổ sung biên chế viên chức giáo dục của Thành phố; quy định mức thu học phí, dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo; chế độ chăm sóc sức khoẻ cán bộ; giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh…
Ưu đãi khách hàng vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống với lãi suất cho vay ngắn hạn chỉ từ 4,0%/năm

Ưu đãi khách hàng vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống với lãi suất cho vay ngắn hạn chỉ từ 4,0%/năm

(LĐTĐ) Với mong muốn hỗ trợ ngày càng nhiều khách hàng tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của Agribank để phục vụ nhu cầu đời sống, Agribank dành khoảng 10.000 tỷ đồng triển khai chương trình cho vay ngắn hạn ưu đãi đối với khách hàng cá nhân phục vụ nhu cầu đời sống với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Tin khác

Lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển là điểm nhấn quan trọng

Lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển là điểm nhấn quan trọng

(LĐTĐ) Góp ý Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, các đại biểu cho rằng, việc lấy sông Hồng là trung tâm phát triển, gắn với lịch sử văn hóa Thủ đô là điểm nhấn quan trọng. Tuy nhiên, phải quan tâm đến quy hoạch tuyến đường ven sông, kết nối với các cây cầu và lan ra các tuyến đường theo 5 trục động lực.
HĐND thành phố Hà Nội xem xét bổ sung biên chế viên chức ngành giáo dục

HĐND thành phố Hà Nội xem xét bổ sung biên chế viên chức ngành giáo dục

(LĐTĐ) Kỳ họp thứ 15, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội xem xét, quyết định các nội dung quan trọng như: Bổ sung biên chế viên chức giáo dục của Thành phố; quy định mức thu học phí, dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo; chế độ chăm sóc sức khoẻ cán bộ; giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh…
Khai mạc kỳ họp 15 HĐND Thành phố khoá XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026

Khai mạc kỳ họp 15 HĐND Thành phố khoá XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026

(LĐTĐ) Sáng nay (29/3), Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 khai mạc kỳ họp chuyên đề (kỳ họp thứ 15), để xem xét, quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền của HĐND Thành phố.
Hội viên, phụ nữ quận Bắc Từ Liêm thực hiện tốt các phong trào thi đua

Hội viên, phụ nữ quận Bắc Từ Liêm thực hiện tốt các phong trào thi đua

(LĐTĐ) Trong năm 2023, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) quận Bắc Từ Liêm luôn chú trọng đổi mới nội dung, phương thức phát động và tổ chức, triển khai các phong trào thi đua yêu nước với các nội dung phong phú, thiết thực, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của cán bộ, hội viên phụ nữ trong toàn quận.
Cầu Thượng Cát  và cầu Thạch Hãn 1 có thiết kế khác nhau

Cầu Thượng Cát và cầu Thạch Hãn 1 có thiết kế khác nhau

(LĐTĐ) Tại họp báo thông tin về tình hình kinh tế - xã hội quý I/2024 do UBND thành phố Hà Nội tổ chức, Phó Giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc Hà Nội Nguyễn Bá Nguyên khẳng định, thiết kế cầu Thượng Cát (Hà Nội) và cầu Thạch Hãn 1 (Quảng Trị) không giống nhau.
Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

(LĐTĐ) Chiều 28/3, Báo Hànộimới chính thức phát động cuộc thi viết Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào” trên báo điện tử Hànộimới và ấn phẩm Hànộmới Cuối tuần.
3 tháng đầu năm 2024, Hà Nội thu ngân sách 146.877 tỷ đồng

3 tháng đầu năm 2024, Hà Nội thu ngân sách 146.877 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong quý I/2024, thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội tăng so với cùng kỳ; đảm bảo cân đối chi ngân sách. GRDP quý I/2024 tăng 5,5%, các ngành duy trì tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ.
Chỉnh lý nhiều quy định quan trọng về cải tạo, tái thiết đô thị trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Chỉnh lý nhiều quy định quan trọng về cải tạo, tái thiết đô thị trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

(LĐTĐ) Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Nguyễn Công Anh cho biết, qua những lần xin ý kiến, cơ bản việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) được các cơ quan Trung ương, đại biểu Quốc hội đánh giá cao và tán thành nhiều nội dung; lãnh đạo Quốc hội đánh giá đủ điều kiện để trình kỳ họp thứ 7 của Quốc hội.
Hàng loạt KOL, Tiktoker livestream bán hàng góp sức đưa hàng Việt Nam lan tỏa

Hàng loạt KOL, Tiktoker livestream bán hàng góp sức đưa hàng Việt Nam lan tỏa

(LĐTĐ) Sáng 28/3, Thành đoàn Hà Nội đã phối hợp với các đơn vị tổ chức chương trình “Ngày hội người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Thực hiện chuyển đổi số, có khoảng 50 KOL, Tiktoker đến từ các trường đại học trên địa bàn Thành phố sẽ thực hiện livestream bán hàng tại chương trình.
Linh Thiêng đình Vẽ

Linh Thiêng đình Vẽ

(LĐTĐ) Hằng năm, cứ đến ngày 9 và 10/2 Âm lịch, những người con làng Kẻ Vẽ trên mọi miền Tổ quốc lại trở về phường Đông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) tham dự lễ hội đình Vẽ để tưởng nhớ, tri ân các vị thần. Đây cũng là nét văn hóa tín ngưỡng truyền thống được người làng Kẻ Vẽ lưu giữ hàng trăm năm qua.
Xem thêm
Phiên bản di động