“Giữ lửa” nghệ thuật truyền thống

(LĐTĐ) Trong thời buổi các loại hình giải trí thời thượng lấn át, thì điều đáng mừng là vẫn còn không ít nghệ nhân đang âm thầm “giữ lửa” những tinh túy văn hóa phi vật thể. Không ồn ào, náo nhiệt nhưng họ là những người đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn, lưu giữ, truyền dạy lại các di sản văn hóa đó tới thế hệ kế cận.
Dư âm thời vàng son của nghệ thuật truyền thống Bảo vệ giá trị nghệ thuật thêu truyền thống

“Giữ lửa” bằng cách truyền nghệ

Hà Nội là nơi hội tụ, chắt lọc và chuyên nghiệp hóa nhiều môn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của dân tộc, như: Chèo, cải lương, tuồng, hát xẩm, ca trù... Đây chính là nền móng cho sự phát triển nghệ thuật phục vụ cộng đồng. Tuy nhiên, có một điều mà ít người đề cập đến là vai trò của người “giữ lửa”. Đó là những nghệ nhân luôn mong muốn gìn giữ vẹn nguyên hồn cốt tinh hoa những di sản văn hóa phi vật thể mà họ đã gắn bó gần như cả cuộc đời.

“Giữ lửa” nghệ thuật truyền thống
Nghệ thuật diễn xướng cồng chiêng của người Mường trở thành điểm nhấn đặc sắc trong các lễ hội. (Ảnh chụp thời điểm chưa diễn ra dịch lần thứ 4). Ảnh: Giang Nam

Trong dịp đến huyện Đan Phượng để tìm hiểu về những lợi thế và tiềm năng để phát triển du lịch của vùng đất này, tôi tình cờ được biết đến loại hình nghệ thuật dân gian Chèo tàu chỉ có ở Tân Hội. Ở vùng Tân Hội, có thể dễ dàng cảm nhận được Chèo tàu như ngấm vào máu, vào thịt mỗi người dân. Từ những trẻ mới lớn, cho đến người trưởng thành và cả những cụ già vẫn có niềm đam mê, yêu những làn điệu mượt mà, những câu ca sâu lắng.

Nghệ nhân Ðông Sinh Nhật - người nổi tiếng khắp Tân Hội như là một “đạo diễn” cho các hội diễn văn hóa văn nghệ quần chúng của xã chia sẻ, hát Chèo tàu đã có từ khoảng những năm 1683. Thuở xưa, do đây là điệu hát thiêng nên phải cách quãng 25 năm người dân mới mở hội hát một lần, mỗi lần hội hát được mở lại kéo dài trong vòng một tháng.

Hay và đặc sắc, song việc lưu giữ Chèo tàu cũng gặp khó khăn bởi việc học hát Chèo tàu chủ yếu qua hình thức truyền miệng, bởi không có sách nào ghi lại những lời ca, điệu hát. Vậy nên, xưa Chèo tàu có hàng trăm làn điệu nhưng hiện nay, dù các nghệ nhân dân gian trong vùng đã nỗ lực sưu tầm nhưng cũng chỉ lưu giữ chính xác về ngôn ngữ và cách hát khoảng trên 20 làn điệu, trong đó có nhiều bài được trình diễn tương đối phổ biến như “Hát bỏ bộ”, “Hát ví”...

Theo tìm hiểu, để Chèo tàu được thịnh hành như hiện tại, ngoài sự đóng góp của các cao niên trong việc lưu giữ thì việc sưu tầm và truyền thụ điệu hát phải kể đến các ông Đông Sinh Nhật, Nguyễn Hữu Yến, bà Ngô Thị Thu, bà Nguyễn Thị Tuyết và bà Nguyễn Thị Lệ Thủy… với sự tâm huyết của mình, những nghệ nhân này đã phối hợp với Viện Âm nhạc Việt Nam, Sở Văn hóa và Thông tin Hà Tây (cũ) nay là Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức sưu tầm, ghi âm bài hát dân gian trong quần chúng rồi học, đối chiếu để hát cho chuẩn.

Sau nhiều năm trăn trở, bằng sự cống hiến vô tư, các ông bà trên đã thành lập Câu lạc bộ hát Chèo tàu Tân Hội nhằm khôi phục làn điệu Chèo tàu cổ, phục dựng lễ hội hát. Từ 20 người ban đầu, sau một thời gian hoạt động, số hội viên câu lạc bộ đã tăng dần.

Cũng như loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian Chèo tàu, đã có những lúc tưởng chừng cồng chiêng của người dân tộc Mường ở xã Tiến Xuân (Thạch Thất) bị mai một. Tuy nhiên, nhờ sự quan tâm của chính quyền địa phương, sự nhiệt huyết của những nghệ nhân trong vùng, cho đến nay loại hình nghệ thuật này vẫn được duy trì và phát triển.

Nghệ nhân ưu tú Bùi Thị Bích Thìn - người thành thạo cách chơi, thuộc nhiều điệu hát về cồng chiêng bậc nhất trong vùng kể, khi hợp nhất từ huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình về với Hà Nội, nhiều bà con dân tộc Mường ở các xã Yên Bình, Yên Trung, Tiến Xuân dường như đã “quên” mất nét văn hóa đặc sắc này. Các bộ chiêng, các bài hát, làn điệu cũng tứ tán, rải rác ở một số ít các gia đình trong vùng.

Từ niềm yêu thích với cồng chiêng, hát múa dân gian, bà Thìn đã sưu tầm, gìn giữ các bài chiêng, lời ca, điệu hát. Đồng thời, truyền lại cho các chị em trong đội văn nghệ, giới thiệu và biểu diễn cồng chiêng phục vụ bà con nhân dân các thôn, xã trên địa bàn huyện. Đặc biệt, với mong muốn khơi dậy và quảng bá văn hóa cồng chiêng một cách sâu rộng hơn, bà Thìn đã đứng ra vận động các chị em trong đội văn nghệ ở các thôn thành lập Câu lạc bộ Cồng chiêng.

Về phía chính quyền xã Tiến Xuân cũng như huyện Thạch Thất đã xác định bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa nghệ thuật vùng dân tộc thiểu số, trong đó có cồng chiêng, là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Chính vì vậy, từ năm 2010 đến nay, địa phương liên tục mở các lớp dạy cách sử dụng cồng chiêng cho đồng bào dân tộc Mường của 3 xã: Tiến Xuân, Yên Trung, Yên Bình. Các thôn của cả 3 xã cũng được chính quyền hỗ trợ mua sắm nhiều bộ cồng chiêng. Hiện những người dân trong vùng, từ người già đến trẻ nhỏ đều biết đến loại hình nghệ thuật đặc sắc này.

Những nỗi niềm trăn trở

Phải khẳng định, các loại hình diễn xướng văn hóa phi vật thể kể trên đều mang đậm bản sắc riêng có ở những vùng ngoại thành Hà Nội. Tất cả đều đang rất cần được bảo tồn và phát huy giá trị. Tuy nhiên, ở câu chuyện này, nếu nhìn rộng ra có thể thấy, các hoạt động khôi phục những loại hình nghệ thuật truyền thống bước đầu đều xuất phát hoàn toàn nhờ vào sự tự nguyện và niềm đam mê của các cá nhân. Và để tạo “sức bật” thì còn cần sự quan tâm của các cấp chính quyền khi ưu tiên tạo các điều kiện ủng hộ về vật chất và tinh thần để các hội, nhóm, câu lạc bộ phát triển.

Đây là điều rất đáng ghi nhận, dù vậy, hiện các loại hình nghệ thuật cũng như những nghệ nhân dân gian dù đã có sự quan tâm song đãi ngộ vẫn chưa xứng đáng. Nói cách khác, hiện vẫn còn nhiều nghệ nhân theo đuổi và duy trì các loại hình nghệ thuật nhờ cái tâm và niềm tin “thắp lửa” lại thời hoàng kim của nghệ thuật diễn xướng vào tương lai. Trường hợp ông Nguyễn Văn Dậu - Trưởng phường rối nước Chàng Sơn, xã Chàng Sơn (huyện Thạch Thất) là ví dụ điển hình.

“Giữ lửa” nghệ thuật truyền thống
Nghệ thuật diễn xướng cồng chiêng của người Mường. Ảnh: Giang Nam

Suốt nhiều năm nay ông Nguyễn Văn Dậu luôn tâm niệm nghệ thuật là sự lưu truyền và tiếp nối. Ông là đời thứ 5 trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật rối nước giật dây ở làng Chàng. Năm 1985, sau khi về hưu, ông Dậu quyết tâm khôi phục phường rối nước Chàng Sơn. Để thành lập lại phường rối, ông Dậu đã dày công thuyết phục những người thân trong gia đình, bạn bè yêu nghệ thuật tham gia phường rối.

Quá trình khôi phục ban đầu gặp rất nhiều khó khăn, các thành viên trong phường rối đã dốc hết tâm sức đục đẽo, tạo tác những con rối mới. Bản thân ông Dậu trong nhiều tháng cũng rong ruổi khắp làng trên, xóm dưới, gặp nhiều người để tìm hiểu, sưu tầm những tích trò rối nước bị mai một sau nhiều năm bị quên lãng. Nhờ sự quyết tâm “giữ lửa” này đến nay phường rối đã được khắp xa gần biết đến.

Hiện tại, trăn trở lớn nhất của ông Dậu là nguồn kinh phí để duy trì hoạt động của phường rối. Kinh phí hoạt động của phường rối hoàn toàn do các thành viên tự thân đóng góp, lẽ dĩ nhiên, nếu kinh phí hạn hẹp sẽ kéo theo không ít những nghệ nhân phải bỏ nghề vì những khó khăn của cuộc sống. Trước những khó khăn của ngoại cảnh, ông Dậu cùng các nghệ nhân phường rối luôn tích cực vận động con cháu tham gia duy trì nghệ thuật múa rối nước đặc sắc của làng với hy vọng thông qua gìn giữ thì tương lai tinh hoa rối nước Chàng Sơn sẽ không mờ phai.

Khách quan nhìn nhận, đã có rất nhiều ý kiến đóng góp hay để bảo tồn những giá trị văn hóa kể trên. Chẳng hạn, xây dựng các tour du lịch diễn xướng dân gian hướng tới đối tượng du khách quốc tế; tăng cường truyền dạy các loại hình nghệ thuật vào lớp trẻ thông qua trường học; chủ động phổ biến các loại hình nghệ thuật một cách rộng rãi trong chính cộng đồng bản địa… tất cả những giải pháp này là cần thiết và đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, nên chăng các ngành chức năng cũng cần quan tâm hơn đến các nghệ nhân - những người đang từng ngày “truyền lửa”, lưu giữ nét đặc sắc của các loại hình này đến thế hệ kế cận. Khi không quá nặng gánh với nỗi lo “cơm áo” tin chắc rằng ngọn lửa truyền lưu nghệ thuật sẽ bùng cháy và lan tỏa mạnh mẽ hơn.

Giang Nam

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh

Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay 5/11/2024, giá dầu thế giới ghi nhận mức tăng mạnh hơn 3% sau khi OPEC+ đưa ra quyết định trì hoãn kế hoạch tăng sản lượng thêm một tháng. Cụ thể, giá dầu WTI đạt 71,68 USD/thùng (tăng 3,19%), trong khi giá dầu Brent ở mức 75,30 USD/thùng (tăng 3,04%).
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm

Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm

(LĐTĐ) Sáng nay 5/11, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.253 VND/USD, tăng 11 VND. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) hiện ở mức 103,89 điểm, giảm 0,39%.
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh

Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay 5/11, thị trường vàng trong nước chứng kiến sự giảm giá mạnh mẽ trong khi thị trường vàng quốc tế vẫn đang ổn định, chờ đợi các sự kiện kinh tế quan trọng sắp tới.
Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội

Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội

(LĐTĐ) Các chuyên gia đã giải đáp trực tiếp nhiều câu hỏi liên quan đến các vấn đề như: Tiền lương, tiền thưởng, chế độ bảo hiểm xã hội, thời giờ làm việc, an toàn vệ sinh lao động, những quy định mới của Luật Thủ đô năm 2024,... từ đó giúp đoàn viên, người lao động thuộc Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội có thể hiểu và nắm vững các quy định của pháp luật có liên quan đến bản thân mình.
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi

Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi

(LĐTĐ) Với tình yêu dành cho Hà Nội, họa sĩ Nguyễn Văn Luận (quận Đống Đa, Hà Nội) đã sử dụng bút bi để vẽ lại những khoảnh khắc đời thường một cách chân thực và sống động. Những bức tranh phong cảnh đặc trưng của Hà Nội như hàng hoa, phố cổ,… khiến người xem không khỏi ngạc nhiên vì chúng được vẽ hoàn toàn bằng bút bi, loại bút vốn rất hạn chế về màu.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét

(LĐTĐ) Dự báo khu vực Hà Nội sáng sớm có mưa rào, sau không mưa, nhiệt độ từ 19 - 24 độ C, trời chuyển rét.
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.

Tin khác

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện

EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện

(LĐTĐ) Liên quan đến những cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực và yêu cầu thanh toán tiền điện bằng cách chuyển khoản vào tài khoản cá nhân, Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) khẳng định, tuyệt đối không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện.
Luật Thủ đô 2024: Thêm cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư xã hội

Luật Thủ đô 2024: Thêm cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư xã hội

(LĐTĐ) Với nhiều điểm mới và tiến bộ, Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025 được đánh giá là hành lang pháp lý quan trọng để Hà Nội trở thành đầu tàu phát triển của cả nước. Đáng chú ý, để thu hút đầu tư xã hội, Luật quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù khác với pháp luật hiện hành.
Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai

Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai

(LĐTĐ) Ngày 4/11, huyện Thanh Oai tổ chức lễ khởi công Cụm công nghiệp Thanh Văn - Tân Ước. Đây là cụm đa ngành nghề, nhằm mục tiêu thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, sản xuất sạch; kéo giãn các hộ, doanh nghiệp, cơ sở đang sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề, khu dân cư, giải quyết tình trạng gây ô nhiễm môi trường.
Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI

Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI

(LĐTĐ) Giải Bóng bàn tranh Cúp Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI năm 2024 sẽ chính thức khởi tranh vào ngày 7/11, tại Nhà thi đấu Hà Nội (số 12 phố Trịnh Hoài Đức, quận Đống Đa, Hà Nội). Đáng chú ý, sẽ có 68 đơn vị với gần 400 tay vợt chuyên nghiệp và nghiệp dư tranh tài ở 12 nội dung thi đấu. Cơ cấu giải thưởng của lần tranh tài này cũng được tăng cao hơn so với các mùa giải trước.
Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc

Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc

(LĐTĐ) Nhờ triển khai nhiều chủ trương, giải pháp phù hợp, đúng đắn, nên mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, nhất là những ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, bão lũ, nhưng bức tranh tổng thể kinh tế - xã hội của huyện Thanh Trì vẫn tiếp tục khởi sắc.
Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng tặng cán bộ tiền khởi nghĩa

Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng tặng cán bộ tiền khởi nghĩa

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 107 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917 - 17/11/2024), ngày 4/11, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài, đã đến nhà riêng để trao tặng đồng chí Đoàn Duy Thành (Đảng bộ quận Ba Đình) và đồng chí Trần Giang (Đảng bộ quận Đống Đa) Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng.
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc với 5 dự án đầu tư kéo dài, chậm triển khai

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc với 5 dự án đầu tư kéo dài, chậm triển khai

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các sở, ngành, quận, huyện, thực hiện một số nhiệm vụ để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với 5 dự án đầu tư đã kéo dài, chậm triển khai.
Phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng nông nghiệp sinh thái, bền vững

Phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng nông nghiệp sinh thái, bền vững

(LĐTĐ) Luật Thủ đô 2024 đã thực sự mang đến những cơ chế chính sách đặc thù vượt trội cho Hà Nội, kịp thời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong thực tiễn, đặt nền móng quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, Quy định phát triển nông nghiệp và phát triển nông thôn là điều mới so với Luật Thủ đô năm 2012.
Xem thêm
Phiên bản di động