Giữ “hồn xưa” cho tương Cự Đà

(LĐTĐ) “Tương Cự Đà, cà Thụy Khuê” là câu nói đã đi sâu vào tiềm thức của người dân Hà Nội. Trải qua những biến động của thời cuộc, sự thay đổi của cuộc sống hiện đại, ở Cự Đà (xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội) ngày nay số lượng nhà làm tương đã giảm nhiều. Tuy nhiên, số ít hộ còn lại vẫn nặng lòng, trăn trở giữ nghề truyền thống, họ đã không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng đưa sản phẩm truyền thống của làng tiêu thụ rộng khắp ở các tỉnh, thành phố lớn trên cả nước.  
nhung nguoi miet mai giu hon xua cho tuong cu da Người nghệ nhân miệt mài giữ “hồn xưa”
nhung nguoi miet mai giu hon xua cho tuong cu da Nghệ nhân 30 năm miệt mài “tạo hình” cho bánh trung thu

Vào buổi sáng thu Hà Nội, tới đầu làng đã thấy trong gió vị đậm nồng của tương, một thứ nước chấm đã đi vào tâm thức nhiều người Việt. Đến thăm cơ sở sản xuất tương Trọng Tình, hộ sản xuất lớn nhất trong làng, cả gia đình với 5 thế hệ sống chung dưới một mái nhà cùng gìn giữ nghề làm tương truyền thống, gặp cụ Đinh Văn Tình, người có 70 năm làm nghề mới thấu hiểu sự đam mê cũng như nỗi vất vả của nghề.

Nói về nghề làm tương Cự Đà có từ bao giờ thì không được sử sách ghi lại, nhưng theo các cụ cao niên trong làng thì số tuổi của nghề làm tương cũng cao gần bằng số tuổi của làng. Cũng chẳng phải ngẫu nhiên mà tương Cự Đà vang tiếng gần xa. Theo các cụ làm nghề, cái khác biệt, tạo thương hiệu riêng cho tương Cự Đà là vị ngọt và hương thơm của tương.

nhung nguoi miet mai giu hon xua cho tuong cu da
Cụ Vũ Thị Tâm (85 tuổi) nhưng vẫn phụ giúp con, cháu trong công đoạn đồ xôi, ủ mốc để làm tương. Với cụ, đó là cách để cụ được "sống lại" với nghề làm tương truyền thống gắn bó với gia đình cụ từ nhiều đời. (Ảnh: Hoa Nguyễn)

Để tương Cự Đà có được vị ngọt dịu và hương thơm, đúng hương vị không phải đơn giản, đòi hỏi người thực hiện phải tỉ mỉ với quy trình chế biến rất công phu. Nguyên liệu chính để làm tương là những thứ gần gũi, thân thiết với cuộc sống hàng ngày gồm gạo nếp, đậu tương, muối và nước sạch. Công đoạn làm tương truyền thống được làm qua hai khâu đó là làm mốc và làm nước đậu, mỗi công đoạn được chia làm nhiều khâu khác nhau.

Theo cụ Tình, khâu làm mốc được người dân trong làng đong loại gạo nếp không lẫn tẻ, vo sạch, ngâm gạo qua đêm, chiêu (rửa) nước chua đi và đem đồ chín thành xôi, tãi ra nong, bóp tơi và ủ khoảng 2 ngày, xôi lên men vàng được đem đi chiêu nấm mốc rồi cho vào ủ khoảng một tuần, sau khi mốc lên đỏ như chè kho, ăn có vị ngọt sẽ được đem muối và cho vào bể phơi.

nhung nguoi miet mai giu hon xua cho tuong cu da
Gạo nếp sau khi đồ thành xôi được người dân tãi ra nong, bóp tơi và ủ cho tới khi lên mốc đỏ như chè kho sẽ được đem đi muối, cho vào bể phơi (Ảnh: Hoa Nguyễn)

Khâu làm nước đậu, người dân đong loại đậu tương to đều hạt, không có hạt hỏng được đem rang chín, nghiền nhỏ và đun sôi, để nguội sau đó cho vào chum ngâm, tùy theo từng chum dày, mỏng có chum 15 hôm được ngả, có chum 20 hôm. Khi nước đậu lắng trong, nếm có mùi ngọt khi đó nước đậu đã ngả và được người dân đem trộn lẫn nấm mốc, cho vào xay như vậy là thành tương, sau đó được cho ra phơi nắng càng lâu càng tốt.

Ngoài ra, nguồn nước làm tương phải sử dụng nguồn nước sạch là nước mưa hoặc nước máy sạch,.... Đặc biệt, tương phải đựng trong các chum sành bởi như vậy mới không có độ thôi của muối mặn, mới đảm bảo chất lượng, giữ được độ ngon của tương.

nhung nguoi miet mai giu hon xua cho tuong cu da

Khi nước đậu đã ngả, nếm có mùi ngọt được đem về trộn lẫn nấm mốc và cho vào xay như vậy là thành tương, sau đó được cho ra phơi nắng càng lâu càng cho tương có vị thơm ngon hơn (Ảnh: Hoa Nguyễn)

“Tất cả các công đoạn đòi hỏi sự liên hoàn, mỗi công đoạn có độ khó khác nhau, ăn nhau ở kỹ thuật của người làm. Tất cả các khâu làm tương đều quan trọng, nếu hỏng khâu nước đậu hay khâu mốc đều ảnh hưởng độ ngon của tương. Hai công đoạn đòi hỏi người làm phải đủ công thức, liên hoàn với nhau mới tạo ra độ ngon của tương. Làm tương vốn vất vả, đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao cũng như tính kiên trì, bền bỉ của người làm nghề”, cụ Tình cho hay.

Ngồi kế bên, tiếp lời cụ tình, cụ Vũ Thị Tâm (85 tuổi, từng gắn bó mấy chục năm với nghề) vui vẻ kể với niềm tự hào về những năm tháng tuổi trẻ gắn bó với gánh tương trên phố: “Ngày ấy chúng tôi vất vả nhưng cũng vui lắm. Thời xưa, chúng tôi làm tương tuy số lượng không lớn như bây giờ nhưng thường gánh bộ lên Hà Đông rồi bắt tàu điện lên bờ Hồ gánh tương đi bán. Với lời rao “Ai mua tương Cự Đà”, cứ vậy những gánh tương của chúng tôi len lỏi khắp phố”.

Tuy nhiên, theo các cụ, ngày nay do nhiều biến động của thời cuộc, sự thay đổi của cuộc sống hiện đại, ở Cự Đà số lượng những nhà làm tương đã giảm rất nhiều. Không ít gia đình chuyển sang nghề làm miến hoặc kinh doanh chứ không còn mặn mà với làng nghề truyền thống mà cha ông đã để lại.

nhung nguoi miet mai giu hon xua cho tuong cu da
Theo người dân Cự Đà, tương phải đựng trong các chum sành, sứ mới đảm bảo chất lượng, giữ được độ ngon của tương. Cứ vậy những chai tương đủ chất lượng được người dân đem đi tiêu thụ ở khắp các thành phố lớn. (Ảnh: Hoa Nguyễn)

“Ngày xưa 70% các gia đình làm tương nhưng hầu hết chỉ làm để phục vụ trong gia đình, ngày nay cả làng chỉ còn chưa đến chục hộ làm nghề bởi làm tương đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao nhiều gia đình không đáp ứng được nên bỏ nghề”, cụ Tình cho biết.

Cùng đó, những hộ còn gắn bó với nghề đã không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường để duy trì, phát triển nghề truyền thống.

Anh Đinh Công Thể (đời thứ 5 trong gia đình có nghề làm tương truyền thống) chia sẻ: “Nghề làm tương chẳng những là nghề đem lại thu nhập cho gia đình mà còn là trách nhiệm của thế hệ con, cháu chúng tôi phải gìn giữ nghề của cha ông. Một ngày gia đình sản xuất 300 lít tương, một tháng sản xuất 10.000 lít, ngày nay tương của gia đình được người dân ở các thành phố lớn đón nhận như: Hà Nội, Thanh Hóa, Hồ Chí Minh,...”

Cứ vậy, lòng yêu nghề, giữ nghề của thế hệ con, cháu người Cự Đà là bảo tàng sống về một nét đẹp văn hóa Việt. Để rồi, tương Cự Đà vẫn tồn tại với thời gian, không gian ngàn năm văn hiến của người Hà Thành, góp phần tô điểm cho ẩm thực Thủ đô thêm phong phú, đặc sắc, dân dã, đậm tính thôn quê.

Hoa Nguyễn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

600 công nhân Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội được tư vấn, khám sức khỏe miễn phí

600 công nhân Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội được tư vấn, khám sức khỏe miễn phí

(LĐTĐ) Hôm nay, 19/4, tại Khu Công nghiệp Nội Bài, huyện Sóc Sơn, Hà Nội diễn ra chương trình khám sức khỏe sinh sản, tầm soát phát hiện sớm ung thư, tư vấn, truyền thông kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản, phát thuốc miễn phí cho công nhân lao động (CNLĐ) các Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội.
Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

(LĐTĐ) Tối 19/4, tại huyện Đông Anh, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939 - 2024), nhằm tìm về cội nguồn, tôn vinh và lan tỏa những giá trị lịch sử văn hóa truyền thống.
Thời tiết ngày 20/4: Hà Nội tiếp tục nắng nóng

Thời tiết ngày 20/4: Hà Nội tiếp tục nắng nóng

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, khu vực Hà Nội có mây, chiều tối và đêm có mưa rào, dông vài nơi, ngày nắng nóng.
Ngày 20 lại đến, bạn dự định chi tiêu gì với thẻ tín dụng?

Ngày 20 lại đến, bạn dự định chi tiêu gì với thẻ tín dụng?

(LĐTĐ) Với các tín đồ thẻ tín dụng VIB, ngày 20 hàng tháng đã trở thành cột mốc quen thuộc để chi tiêu và tận hưởng những ưu đãi hấp dẫn dành riêng cho chủ thẻ.
Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng)

Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng)

(LĐTĐ) Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức Thành phố khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng) vừa được tổ chức dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Chính Hữu - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội. Đồng chí Phạm Thị Nguyên Hạnh - Phó Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan thành phố Hà Nội tới dự hội nghị.
Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024

(LĐTĐ) Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024 dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 18/5 tại Trường Trung học cơ sở Phan Chu Trinh (phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình) với sự tham gia của người lao động, học sinh, sinh viên, quân nhân xuất ngũ hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương.
Nhập viện vì biến chứng sau khi tiêm filler làm đẹp tại spa

Nhập viện vì biến chứng sau khi tiêm filler làm đẹp tại spa

(LĐTĐ) Bệnh viện Da liễu Trung ương vừa tiếp nhận một nữ bệnh nhân (37 tuổi) nhập viện sau khi tiêm chất làm đầy filler vào vùng mũi, má tại một spa của “người quen”. Một giờ sau khi tiêm filler, người phụ nữ xuất hiện tình trạng đau nhức và tắc mạch…

Tin khác

Người công nhân dành trọn tình yêu với nghề sửa chữa ô tô

Người công nhân dành trọn tình yêu với nghề sửa chữa ô tô

(LĐTĐ) Bằng tình yêu với nghề sửa chữa ô tô và sự nỗ lực không ngừng nghỉ trong công việc, anh Hà Công Bảo - công nhân tại Xí nghiệp Toyota Hoàn Kiếm đã gặt hái được nhiều thành công, nổi bật là danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô”.
Người đam mê thiện nguyện

Người đam mê thiện nguyện

(LĐTĐ) Năng động, trách nhiệm với công việc chuyên môn và đặc biệt tâm huyết với hoạt động xã hội, từ thiện là nhận xét của lãnh đạo và đồng nghiệp khi nói đến anh Phạm Hoàng Phương - công chức Văn phòng - Thống kê UBND phường Phú Thịnh (thị xã Sơn Tây, Hà Nội).
Chuyện “cô nuôi dạy trẻ” làm Chủ tịch Công đoàn

Chuyện “cô nuôi dạy trẻ” làm Chủ tịch Công đoàn

(LĐTĐ) Làm Chủ tịch Công đoàn cơ sở, cô giáo Hà Thị Mỹ Bình (Tổ trưởng Tổ giáo viên Trường mầm non Linh Đàm, Ủy viên Ban chấp hành Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàng Mai) luôn tự nhủ phải đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích cá nhân, làm việc gì cũng nghĩ đến đoàn viên, người lao động trong trường. Bởi thế mà đồng nghiệp, bạn bè luôn quý mến và coi cô là “địa chỉ tin cậy” để chia sẻ mọi nỗi niềm.
Bí quyết trở thành “Công nhân giỏi Thủ đô” của chàng trai trẻ Phan Ngọc Vũ

Bí quyết trở thành “Công nhân giỏi Thủ đô” của chàng trai trẻ Phan Ngọc Vũ

(LĐTĐ) Không ngừng học hỏi, nâng cao kỹ năng tay nghề; tìm tòi, đưa ra những sáng kiến cải tiến để nâng cao năng suất lao động… là bí quyết trở thành “Công nhân giỏi Thủ đô” của chàng trai trẻ Phan Ngọc Vũ - công nhân Công ty Cổ phần Thống nhất Hà Nội.
Xứng đáng là người chiến sĩ Công an Thủ đô xuất sắc tiêu biểu

Xứng đáng là người chiến sĩ Công an Thủ đô xuất sắc tiêu biểu

(LĐTĐ) Nhiệt tình, không ngại khó khăn, hết lòng phục vụ nhân dân là lời khen ngợi của người dân phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm dành cho Đại úy Nguyễn Đình Chiểu. Với những phẩm chất tốt đẹp anh đã được vinh danh là Gương mặt trẻ Công an Thủ đô xuất sắc tiêu biểu năm 2023.
Nữ công nhân giỏi luôn truyền cảm hứng lao động sáng tạo cho đồng nghiệp

Nữ công nhân giỏi luôn truyền cảm hứng lao động sáng tạo cho đồng nghiệp

(LĐTĐ) Xuất phát điểm là công nhân có tay nghề bậc thấp, với tinh thần không ngừng nỗ lực phấn đấu, rèn luyện, sáng tạo, chị Dương Quỳnh Nga đã trở thành chuyền trưởng chuyền may 3 tại Công ty TNHH sản xuất dịch vụ thương mại sản phẩm da Ladoda và vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Ở vị trí là một đảng viên, chuyền trưởng, chị Nga luôn tiên phong, gương mẫu, trách nhiệm trong công việc, cuộc sống và là tấm gương sáng tại Công ty.
Nữ Bí thư Chi bộ gương mẫu, tận tụy

Nữ Bí thư Chi bộ gương mẫu, tận tụy

(LĐTĐ) Cởi mở, tháo vát, luôn hết mình với công việc, với nhân dân, gương mẫu đi đầu trong các phong trào, hoạt động ở địa phương, nêu gương từ những việc làm bình dị là những nhận xét của người dân địa phương khi nói về đồng chí Nguyễn Thị Nga - Bí thư Chi bộ, Trưởng Ban công tác Mặt trận tổ dân phố 4 Mai Trai, phường Trung Hưng (thị xã Sơn Tây, Hà Nội).
Nhân viên xe buýt kịp thời đưa người gặp nạn đi cấp cứu

Nhân viên xe buýt kịp thời đưa người gặp nạn đi cấp cứu

(LĐTĐ) Rạng sáng 29/3, xe buýt tuyến 101B đã kịp thời đưa 2 người bị thương do tai nạn giao thông vào bệnh viện cấp cứu.
Xây dựng hình ảnh xe buýt Thủ đô qua những việc làm tốt đẹp

Xây dựng hình ảnh xe buýt Thủ đô qua những việc làm tốt đẹp

(LĐTĐ) Thời gian qua, tại các đơn vị thuộc Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) đã ghi nhận được rất nhiều những hình ảnh đẹp, ý nghĩa; những bức thư khen ngợi từ khách hàng khắp nơi gửi về ghi nhận những hành động thắm đượm tình người, những hành vi ứng xử đẹp, văn minh của đội ngũ công nhân lái xe và nhân viên phục vụ.
Một “lão tướng” công đoàn mẫn cán

Một “lão tướng” công đoàn mẫn cán

(LĐTĐ) Ở tuổi 74, nhưng ông Phan Sỹ Quyền - Chủ tịch Công đoàn Bệnh viện Thái Thượng Hoàng (tỉnh Nghệ An) vẫn đầy năng lượng, nhiệt huyết. Trò chuyện với phóng viên, ông say sưa nói về Công đoàn, về công ty, về người lao động bằng tất cả sự yêu quý, hài lòng.
Xem thêm
Phiên bản di động