Giữ hồn cho phố thị

(LĐTĐ) Trong tiết trời chuyển sang xuân, khi những mầm cây cựa mình bung tỏa khoe sức sống dạt dào, tôi chợt nhận ra nét đẹp của Hà Nội không hẳn nằm ở những công trình đồ sộ, mà chính ở góc phố, ngõ nhỏ bình yên, mang những nét hoài cổ nhưng đầy lãng mạn để đắm chìm trong không gian của một Hà Nội hào hoa, thanh lịch…
Giữ “hồn” xuân giữa lòng Hà Nội Nghệ nhân trẻ giữ hồn làng nghề truyền thống

Tôi vẫn hay ngang qua phố Hàng Khoai, bởi ở đó có một mảnh trầm tích Tràng An còn sót lại. Nơi góc phố ấy có một bà cụ chuyên bán những loài hoa vốn thân thuộc với người Hà thành xưa. Mùa nào thức ấy, hễ muốn tìm kiếm những hoàng lan, ngọc lan, hoa nhài, hoa bưởi... cứ ghé cửa hàng bà là có. Nhiều lúc không lưu tâm, chỉ đến khi cửa hàng bà đóng cửa, trong tôi mới chợt dâng trào cảm giác bâng khuâng, tiếc nuối.

Giữ hồn cho phố thị
Quanh đâu đó khắp phố phường Thủ đô, chỉ cần lắng chậm lại để cảm nhận thì vẫn có thể bắt gặp những nét tinh hoa của văn hóa người Hà Nội hiện về rõ rệt.

Cũng có lần tôi tần ngần đứng cả giờ đồng hồ bên gánh hàng của cô bán hoa nơi đầu phố Yết Kiêu. Tôi nghiệm ra rằng, hoa mùa nào cũng có. Tết, những cô những chị hàng rong chở hoa bưởi trắng ngần trên phố. Cuối hạ, đầu thu, có người bê nguyên mẹt hoàng lan, ngọc lan đi bán rong. Đôi khi tôi còn gặp cả những chùm hoa cau trắng muốt tinh khôi. Phải chăng người Hà Nội vốn ưa chơi hoa?

Tôi cũng không ít lần thoáng qua, quán trà nhỏ nơi góc đường Bà Triệu - Tô Hiến Thành hay ngồi thẩn thơ ở góc đường Yết Kiêu nơi còn sót lại những quán cóc liêu xiêu rất Hà Nội. Ở đó, tôi thấy tâm hồn mình được lắng dịu lại. Tôi được nghe tiếng ríu ran của bầy chim sẻ. Lũ chim sẻ dạn người. Với những cánh chim trên phố ấy, nhiều lúc tôi thấy chúng thực lạ. Có người đi đến, chúng chẳng buồn ào bay. Chúng lại sà xuống rồi bay vút lên từng chập.

…Một người bạn thân gốc Hà Nội hay than thở với tôi. Bạn bảo Tết xưa vui, ý nghĩa hơn Tết nay. Bởi ngày đó Tết luôn được coi trọng không chỉ vì những quan niệm tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, mà vì đó là cơ hội quý báu để củng cố mối quan hệ gia đình, dòng họ, quê hương. Giờ thì Tết kém vui. Đôi lúc ở ngay giữa Hà Nội mà người ta thấy bơ vơ. Giữa Hà Nội phồn hoa nhưng chỉ đón Tết với riêng mình.

Bạn nói vậy nhưng riêng tôi chẳng cho là đúng. Có chăng nó chỉ đúng ở một phần rất nhỏ. Hà Nội đã khác xưa nhiều lắm. Hiện nay Hà Nội vẫn đang vận động, đang vươn mình và đang tinh lọc những điều tốt đẹp. Có lẽ bạn tôi và một số người thấy hoang hoải trong cả một tập thể rộng lớn là bởi lẽ Hà Nội ngày nay có nhiều người nơi khác đến sinh sống, làm việc. Nếp sống thay đổi, mọi người hối hả chạy theo guồng quay nhanh hơn, mua - bán những đồ dùng sang - đẹp - hiện đại hơn, mọi người ứng xử với nhau cũng dễ nóng giận hơn…

Vậy nhưng, cứ nhìn Hà Nội như thế thì thực phiến diện. Vì sao ư? Bởi ở quanh đâu đó khắp phố phường Thủ đô chỉ cần lắng chậm lại để cảm nhận thì ta vẫn có thể bắt gặp những nét tinh hoa của văn hóa người Hà Nội hiện về rõ rệt, làm nên nét đặc trưng không lẫn vào đâu được.

Chiều nay tôi rảo bước đi trên những con phố cũ, phố cổ của Hà Nội. Những hàng cây và những nét đẹp giản dị của thành phố nghìn năm văn hiến vẫn vậy. Hà Nội thực đẹp. Tôi nghiệm ra rằng, cuộc sống vẫn đổi thay nhưng những cái đẹp dường như luôn có một sức mạnh riêng, như một dòng chảy riêng ở mảnh đất Thăng Long - Hà Nội.

Hẳn không ít người nhìn ra, tốc độ đô thị hóa nhanh, những làng cổ của Hà Nội đang dần phải thu mình trong dòng chảy ồn ã. Những vẻ đẹp xưa cũ dù đã tồn tại cả trăm năm, nhưng cũng thật mong manh trước sự nghiệt ngã của thời gian và bàn tay con người. Dễ thấy, nhiều khu đất trước đây chỉ dành để cấy lúa, trồng hoa… thì nay đã thành khu đô thị sầm uất với các tòa chung cư, biệt thự liền kề. Cách sống của người dân thay đổi, từ cư dân nông nghiệp chuyển sang làm thương mại, dịch vụ, đa số lớp trẻ thì đi làm công nhân, nhân viên văn phòng.

Tôi từng ghé làng Định Công (thuộc quận Hoàng Mai) và các làng Đại Yên, Vĩnh Phúc, Kim Mã, Bưởi, Ngọc Khánh, Giảng Võ, Hào Nam, Mai Động vốn nổi tiếng với các nghề khác nhau, nhưng nay chỉ còn một số ít người giữ nghề. Cùng trong niềm tiếc nuối ấy còn là sự biến mất của những không gian thoáng đãng ngày xưa. Các làng cũng đang chịu sức ép của đô thị hóa và tăng dân số một cách chóng mặt. Tất cả con ngõ của làng đều oằn mình vì quá tải. Song đó là những mặt trái khó cưỡng trong tiến trình đô thị hóa.

Còn với tôi bất luận thế nào vẫn suy nghĩ rằng, đằng sau sự hiện đại, sầm uất, nhiều nơi vẫn giữ được nét văn hóa làng như mạch ngầm chảy mãi.

Làng Cót - hay Kẻ Cót, một trong “tứ danh hương” (Mỗ, La, Canh, Cót) thuở trước thuộc phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy là ví dụ. Làng bên cạnh những tòa nhà cao tầng hiện đại, hiện ngôi làng vẫn còn những nếp nhà thấp, cũ do những người yêu nét xưa giữ lại. Dễ thấy hơn, Kẻ Cót là làng khoa bảng. Nếp này vẫn còn. Nơi đây vẫn duy trì những dòng họ hiếu học như họ Nguyễn, Hoàng, Doãn, Quản… Kỳ thực, những địa phương mang danh “làng tiến sĩ” ở Hà Nội không hiếm, nhưng truyền thống ấy nối dài được đến hôm nay mới là chuyện đáng bàn. Các dòng họ lâu đời ở Kẻ Cót hiện nay có tới hơn 30 giáo sư, tiến sĩ, trong số đó nhiều người giữ vị trí quan trọng trong các cơ quan nghiên cứu.

Lại nói về vẻ đẹp của Hà Nội. Tôi biết một họa sĩ rất Hà Nội. Chị là Trần Thanh Thục - người mải miết đi tìm vẻ đẹp Hà Nội qua tranh vải, thứ chất liệu độc nhất vô nhị cấu thành nên bức tranh bởi sự kết hợp màu sắc và chi tiết. Đến với Hà Nội từ tuổi hoa niên, khi chân ướt chân ráo lên Hà Nội học Trung cấp Mỹ thuật, nên những hình ảnh thân thương và những ký ức về Hà Nội luôn in đậm trong chị rồi truyền tải đến người xem những “linh hồn” của phố thị Hà Nội trong dòng nhộn nhịp của đô thị thời hiện đại.

Phạm Thảo

Nên xem

"Nghiên bút còn thơm" hội tụ hàng trăm tác phẩm thư pháp đẹp mắt

"Nghiên bút còn thơm" hội tụ hàng trăm tác phẩm thư pháp đẹp mắt

(LĐTĐ) Ngày 31/8, Di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã khai mạc triển lãm thư pháp quốc ngữ "Nghiên bút còn thơm", mang đến cho công chúng cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo của nghệ thuật thư pháp Việt Nam.
4.500 du khách Ấn Độ và câu chuyện quảng bá du lịch Việt Nam

4.500 du khách Ấn Độ và câu chuyện quảng bá du lịch Việt Nam

(LĐTĐ) Trong bối cảnh quan hệ Việt Nam - Ấn Độ đang phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, ngành du lịch nổi lên như một điểm sáng đầy tiềm năng. Minh chứng rõ nét nhất là sự kiện "Star Club" do Tập đoàn Sun Pharmaceutical Industries Limited - công ty dược phẩm lớn nhất Ấn Độ - tổ chức tại Hà Nội vừa qua, với sự tham gia của 4.500 nhân viên xuất sắc.
Tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam giành ngôi Á quân VTV Cup 2024

Tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam giành ngôi Á quân VTV Cup 2024

(LĐTĐ) Tối 31/8, đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam đã để thua 0-3 trước đội Korabelka (Nga) tại chung kết, qua đó giành ngôi Á quân VTV Cup 2024. Mặc dù thi đấu nỗ lực, các cô gái Việt Nam vẫn không thể vượt qua đối thủ mạnh đến từ Nga.
Các bị cáo trong đường dây cho vay lãi hơn 2.000%/năm lĩnh án

Các bị cáo trong đường dây cho vay lãi hơn 2.000%/năm lĩnh án

(LĐTĐ) Người bị xác định là chủ mưu, cầm đầu hiện đang bị truy nã; trong khi đó những mắt xích trong đường dây cho vay lãi nặng hơn 2.000%/năm đã lần lượt lĩnh án.
Gìn giữ văn minh đô thị: Đồng lòng việc khó cũng thành công

Gìn giữ văn minh đô thị: Đồng lòng việc khó cũng thành công

Xây dựng văn minh đô thị đang trở thành phong trào lan tỏa sâu rộng tại các địa phương trên toàn thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, bên cạnh những “điểm sáng” trên báo cáo vẫn còn đó những tồn tại mà nếu không có sự chuyển biến từ căn bản thì mọi phong trào, mọi nỗ lực sẽ không đạt được hiệu quả cao nhất. Ghi nhận thực tế trên địa bàn quận Đống Đa về sự đồng sức, đồng lòng người dân và chính quyền địa phương với mục tiêu thay đổi nhận thức trong việc giữ gìn văn minh đô thị.
Ký thoả thuận hợp tác nâng cao phúc lợi cho đoàn viên

Ký thoả thuận hợp tác nâng cao phúc lợi cho đoàn viên

(LĐTĐ) Nhằm tiếp tục nâng cao phúc lợi cho đoàn viên công đoàn và người lao động, mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm đã tổ chức ký kết thỏa thuận hợp tác với Công ty Cổ phần thực phẩm Việt Nam.
Sơn Tây: Sắp diễn ra Liên hoan các ban nhạc toàn quốc năm 2024

Sơn Tây: Sắp diễn ra Liên hoan các ban nhạc toàn quốc năm 2024

(LĐTĐ) Ông Lê Đại Thăng - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây thông tin, Liên hoan các ban nhạc toàn quốc năm 2024 dự kiến sẽ diễn ra từ 4 - 6/10 tại thị xã Sơn Tây. Đây mà một trong những hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô do thị xã Sơn Tây chủ trì, phối hợp cùng Hội Nhạc sỹ Việt Nam, Hội Âm nhạc Hà Nội tổ chức.

Tin khác

Sơn Tây: Sắp diễn ra Liên hoan các ban nhạc toàn quốc năm 2024

Sơn Tây: Sắp diễn ra Liên hoan các ban nhạc toàn quốc năm 2024

(LĐTĐ) Ông Lê Đại Thăng - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây thông tin, Liên hoan các ban nhạc toàn quốc năm 2024 dự kiến sẽ diễn ra từ 4 - 6/10 tại thị xã Sơn Tây. Đây mà một trong những hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô do thị xã Sơn Tây chủ trì, phối hợp cùng Hội Nhạc sỹ Việt Nam, Hội Âm nhạc Hà Nội tổ chức.
Ứng dụng khoa học công nghệ góp phần phát triển kinh tế địa phương

Ứng dụng khoa học công nghệ góp phần phát triển kinh tế địa phương

(LĐTĐ) Hiểu rõ ứng dụng công nghệ số là nhân tố quan trọng, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế địa phương, những năm qua, quận Bắc Từ Liêm đã tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội.
Hà Nội hướng tới mục tiêu “chính quyền phục vụ, người dân hài lòng, hạnh phúc” qua ứng dụng iHanoi

Hà Nội hướng tới mục tiêu “chính quyền phục vụ, người dân hài lòng, hạnh phúc” qua ứng dụng iHanoi

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Hà Minh Hải cho biết, sau 2 tháng triển khai, ứng dụng iHanoi đã tiếp nhận được 5.700 phản ánh, kiến nghị, trong đó đến nay đã xử lý 3.940 kiến nghị và đạt trên 70%. Hiện nay thành phố đang xử lý 29% phản ánh, kiến nghị trong hạn và chỉ có 69 kiến nghị xử lý quá hạn (chiếm 0,02%). Đây là điểm rất mới so với việc xử lý trên bản giấy.
Lắng đọng lòng người qua từng hiện vật

Lắng đọng lòng người qua từng hiện vật

(LĐTĐ) Trong những ngày Thu lịch sử, nhiều người dân, du khách và các đoàn tham quan đã tới bảo tàng để trực tiếp xem, lắng nghe câu chuyện về những mốc son lịch sử. Mỗi hiện vật, tư liệu chiến tranh về giai đoạn Cách mạng tháng Tám năm 1945 và Quốc khánh 2/9 mang trong mình những câu chuyện riêng, được truyền tải đến người xem với tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”.
Hành trình giữ gìn bản sắc và khát vọng vươn xa

Hành trình giữ gìn bản sắc và khát vọng vươn xa

(LĐTĐ) Trong dòng chảy lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, văn hóa luôn đóng vai trò như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt, kết nối quá khứ với hiện tại, hun đúc khát vọng vươn tới tương lai. Từ những ngày đầu độc lập năm 1945 đến nay, hành trình giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của Việt Nam là một bức tranh đa sắc màu, phản ánh sự kiên trì, sáng tạo và bản lĩnh của một dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Sắc màu ASEAN hội tụ tại Hà Nội: Thắt chặt tình hữu nghị, hướng tới tương lai

Sắc màu ASEAN hội tụ tại Hà Nội: Thắt chặt tình hữu nghị, hướng tới tương lai

(LĐTĐ) Tối 30/8, thành phố Hà Nội trở nên rực rỡ và sôi động hơn với Ngày hội văn hóa hữu nghị "Sắc màu ASEAN". Sự kiện do Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội phối hợp cùng Đại sứ quán Lào và các nước Đông Nam Á tổ chức.
Quận Tây Hồ: Lan tỏa phong trào thi đua yêu nước tới từng tập thể, cá nhân

Quận Tây Hồ: Lan tỏa phong trào thi đua yêu nước tới từng tập thể, cá nhân

(LĐTĐ) Thời gian qua, các phong trào thi đua yêu nước được quận Tây Hồ triển khai đã lan tỏa tới từng tập thể, cá nhân trên địa bàn quận; tạo sự khích lệ, xuất hiện ngày càng nhiều các điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt; đồng thời giúp giá trị của việc trở thành tấm gương tốt lan tỏa ngày càng rộng hơn trong xã hội.
Người dân hối hả rời thành phố đi nghỉ lễ Quốc khánh

Người dân hối hả rời thành phố đi nghỉ lễ Quốc khánh

(LĐTĐ) Kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay kéo dài 4 ngày, từ 31/8 - 3/9. Chiều 30/8, ngay sau ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ, người dân bắt đầu hối hả đổ về các ngả đường để về quê sum họp cùng người thân đón lễ Quốc khánh.
Lá cờ Tổ quốc đặc biệt, lan tỏa thông điệp “Cho đi là còn mãi”

Lá cờ Tổ quốc đặc biệt, lan tỏa thông điệp “Cho đi là còn mãi”

(LĐTĐ) Tập thể đoàn viên Công đoàn Trường Mầm non Vạn Thắng đã tổ chức xếp hình lá cờ Tổ quốc từ Giấy chứng nhận hiến máu, lan tỏa thông điệp “Cho đi là còn mãi” nhân dịp lễ Quốc khánh.
Sơ khảo Hội thi “Dân vận khéo”: Công an thành phố Hà Nội đoạt giải Nhất cụm 6

Sơ khảo Hội thi “Dân vận khéo”: Công an thành phố Hà Nội đoạt giải Nhất cụm 6

(LĐTĐ) Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), ngày 30/8, Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội tổ chức Vòng sơ khảo Hội thi “Dân vận khéo” Cụm thi số 6 gồm các đội: Công an Thành phố; Đảng ủy các Tổng Công ty trực thuộc Thành ủy; Đảng ủy Cục thuế Thành phố; Đảng ủy Khối các trường Đại học - Cao đẳng; Thành đoàn.
Xem thêm
Phiên bản di động