Giới trẻ Hà Nội với văn hóa đọc

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhiều địa phương ở Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19, hệ thống thư viện, nhà sách buộc phải đóng cửa, thế nhưng không ít người trẻ đang sống và làm việc ở Thủ đô vẫn nỗ lực “nuôi dưỡng” văn hóa đọc.
Truyền lửa văn hóa đọc thời công nghệ số “Giữ lửa” văn hóa đọc trên địa bàn Thủ đô Nâng tầm tri thức từ văn hóa đọc

Đẩy mạnh phát triển văn hoá đọc trong cộng đồng

Nhằm xây dựng, khuyến khích và phát triển văn hoá đọc trong cộng đồng, góp phần xây dựng xã hội học tập, phát triển nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, ngày 10/5/2021, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 119/KH-UBND tổ chức các hoạt động văn hóa đọc năm 2021.

Hoạt động cũng nhằm đáp ứng nhu cầu đọc của nhân dân Thủ đô, phát triển văn hóa và con người Hà Nội trên cơ sở phát huy truyền thống Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến, Thành phố Vì hòa bình, Thành phố sáng tạo và tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại.

Theo đó, trong năm 2021, Thành phố tập trung tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao kỹ năng và phương pháp đọc cho người dân thông qua việc tổ chức Ngày Sách Việt Nam; hội thi Thiếu nhi Thủ đô tuyên truyền giới thiệu sách năm 2021; giao lưu tác giả, tác phẩm; trưng bày, triển lãm sách kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện trọng đại của đất nước tại Thư viện Thành phố, thư viện cấp huyện, thư viện trưởng học, thư viện cộng đồng… nhằm khuyến khích và phát triển hoạt động đọc sách trong cộng đồng; tổ chức các lớp hướng dẫn kỹ năng và phương pháp đọc tại các thư viện, trường học…

Bên cạnh đó, Thành phố xây dựng, kiện toàn và củng cố hệ thống thư viện công cộng; khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập, duy trì thư viện cộng đồng, thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng tại địa phương; duy trì và phát triển mạng lưới thư viện, tủ sách cơ sở trên địa bàn Hà Nội. Dự kiến trong năm 2021, thành lập mới 10 thư viện, tủ sách cơ sở.

Giới trẻ Hà Nội với văn hóa đọc
Hà Nội thường xuyên tổ chức nhiều hoạt động nhằm phát triển văn hóa đọc. (Ảnh chụp trước thời điểm giãn cách xã hội)

Các dịch vụ thư viện cũng được tổ chức đa dạng hơn. Trong đó, dịch vụ thư viện lưu động dự kiến tổ chức tại 50 điểm trường ở ngoại thành Hà Nội, phục vụ 40.000 học sinh, 120.000 lượt sách. Tăng cường luân chuyển sách, báo với số lượng dự kiến 50.000 bản sách xuống 125 thư viện, tủ sách cơ sở, thư viện trường học, trại giam và thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng trên địa bàn thành phố.

Thành phố cũng tổ chức tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức quản lý cho người làm công tác thư viện tại mạng lưới thư viện cấp huyện, cấp cơ sở và cán bộ thư viện phụ trách trường học.

Văn hóa đọc hiện nay

Trong nhịp bước của thế giới, khi thời đại công nghệ lên ngôi, sách liệu có còn là nơi mỗi người tìm đến để trau dồi kiến thức và bồi đắp thế giới tinh thần? Những năm gần đây, văn hóa đọc của giới trẻ ở Thủ đô đã trở thành vấn đề đáng quan tâm.

Theo nghĩa rộng văn hóa đọc là cách ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của cộng đồng và các cá nhân trong xã hội. Theo nghĩa hẹp, văn hóa đọc được hình thành từ 3 yếu tố: Thói quen đọc, sở thích đọc, kĩ năng đọc.

Trong bối cảnh hiện nay, văn hóa đọc đang bị ảnh hưởng bởi các phương tiện truyền thông đại chúng, các mạng xã hội phổ biến như Facebook, Tiktok, Instagram… dần chiếm hết thời gian rảnh trong ngày của mỗi người.

Khác với trước đây, khi cần tìm kiếm thông tin, các bạn trẻ phải đến các thư viện, hiệu sách để đọc sách thì ngày nay Internet đã trở thành công cụ hữu hiệu và tiện ích để con người tra cứu thông tin, vì thế văn hóa đọc trong bối cạnh công nghệ 4.0 đang mất ưu thế với sự nhanh chóng của Internet.

Hơn nữa, áp lực cuộc sống và tình trạng học hành căng thẳng khiến nhiều bạn trẻ không có thời gian đọc sách. Thời gian học trên lớp, thời gian học thêm, thời gian tham gia các câu lạc bộ khiến các bạn không có nhiều không gian và thời gian để chuyên tâm đọc sách. Áp lực của việc học là lý do khiến việc đọc sách với các bạn trẻ ở Hà Nội không còn là ưu tiên hàng đầu.

Giới trẻ Hà Nội với văn hóa đọc
Các tác phẩm văn chương chân chính có nhiều giá trị giúp nuôi dưỡng tâm hồn.

Bạn Vũ Minh Tâm, sinh viên Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, chia sẻ: “Mình dành khá ít thời gian đọc sách do trên trường có nhiều bài vở và hoàn thành công việc ở câu lạc bộ. Khi có bài tập lớn cần nhiều kiến thức chuyên sâu mà trên mạng không có, mình sẽ đến thư viện để mượn sách phục vụ cho bài tập”.

Trong thời gian Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19, những hoạt động văn hóa trên toàn thành phố tạm dừng. Khó khăn nhiều trong việc tiếp cận những sinh hoạt văn hóa lành mạnh nhưng nhìn ở một góc đố khác, đây cũng là khoảng thời gian lắng đọng, là điều kiện để các bạn trẻ đang học và làm việc ở Thủ đô có thời gian ở nhà chuyên tâm đọc sách.

Bạn Hoàng Quỳnh Anh, tân sinh viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, cho biết: “Em có thói quen mỗi ngày đều dành cho mình ít nhất 1 tiếng để đọc sách. Chủ yếu là sách văn chương, các tác phẩm văn chương chân chính với những giá trị lớn nuôi dưỡng tâm hồn.

Với em, đọc sách không chỉ để thư giãn sau những lúc chạy thêm mệt mỏi, không chỉ để phục vụ cho những kỳ thi học sinh giỏi sắp tới, mà đó còn là lúc để em thả mình vào thế giới của văn chương, được sống với văn chương và để văn chương chữa lành và bồi đắp tình yêu thương”…

Xu hướng văn hóa đọc trong thời đại mới

Trong bối cảnh công nghệ 4.0, sách truyền thống không còn là phương pháp tiếp cận duy nhất của con người, phát triển sách trên các nền tảng nghe - nhìn là một xu thế tất yếu để các bạn trẻ dễ dàng tìm kiếm và thưởng thức sách.

Hiện tại, rất nhiều trang web có sách online miễn phí như Tramdoc.vn, Ybook.vn, Epub.vn… có rất nhiều các cuốn sách hay với đa dạng mẫu mã và phân chia thành các mục rõ ràng.

Bên cạnh đó, sách nói cũng là xu hướng được quan tâm. Cuộc sống vốn bận rộn, con người khó có thời gian đọc sách, sách nói chính là công cụ hữu ích để mỗi người tận dụng thời gian cho việc đọc.

Các bạn trẻ chủ yếu là sinh viên nên mua sách để đọc chưa phải là lựa chọn hàng đầu, việc đọc miễn phí qua Internet cũng là hình thức gìn giữ và phát triển văn hóa đọc trong tình hình hiện nay.

Giới trẻ Hà Nội với văn hóa đọc
Để giúp các bạn trẻ có thói quen đọc sách từ sớm, rất cần sự định hướng từ các bậc phụ huynh.

Đặc biệt, những tác phẩm xuất sắc được chuyển thể thành phim cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ. Nếu đọc sách không có hình ảnh, âm thanh sinh động thì điện ảnh có thể thu hút bằng cách mang lại nhiều trải nghiệm hấp dẫn, trong khi thời lượng xem phim ngắn hơn so với hoàn thiện một cuốn sách.

Các tác phẩm điện ảnh của Việt Nam như “Làng Vũ Đại ngày ấy”, “Vợ chồng A Phủ”, “Bến Không chồng” và gần đây là “Cánh đồng bất tận” đã mang văn học đến gần hơn với khán giả, truyền cảm hứng với việc thưởng thức sách. Đó là xu hướng mới để lan tỏa nhiều hơn văn hóa đọc, giúp các bạn trẻ có thêm nhiều niềm say mê với những tác phẩm truyền thống.

Các hội sách cũng được tổ chức hằng năm trên khắp các tỉnh thành để lan tỏa và mang sách tiếp cận nhiều hơn với bạn đọc. Các cuộc thi về sách cũng được các trường học tổ chức để các bạn học sinh giới thiệu về sách hay và thuyết trình trước toàn trường.

Các cuộc thi phát động trên cả nước như “Đọc sách để thay đổi”, “Đại sứ văn hóa đọc” cũng đang khuyến khích và truyền cảm hứng để các bạn trẻ lan tỏa nhiều hơn giá trị của việc đọc sách.

Như vậy, trong bối cảnh hiện nay, văn hóa đọc tuy bị lấn át bởi các phương tiện truyền thông đại chúng nhưng còn rất nhiều bạn trẻ ở Thủ đô vẫn tích cực truyền cảm hứng đọc sách đến với cộng đồng, cộng đồng và cá nhân đang nỗ lực để bảo tồn và phát huy giá trị của sách.

Trong năm 2021, Hà Nội sẽ tổ chức Hội sách Hà Nội lần thứ VII dự kiến sẽ được tổ chức từ ngày 29/9 đến 3/10 tại Khu di tích Hoàng thành Thăng Long (19C Hoàng Diệu, quận Ba Đình) với các hoạt động chính như: Trưng bày, triển lãm sách; tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm giữa các cơ quan quản lý, nhà nghiên cứu, các hiệp hội xuất bản, các doanh nghiệp trong và ngoài nước…; các khu vực giới thiệu sách của các nhà xuất bản trong và ngoài nước; giao lưu ra mắt sách, hoạt động giao dịch và trao đổi bản quyền, các chương trình giao lưu văn nghệ, các cuộc thi; phát động ủng hộ, tặng sách các thư viện trường học và các điểm bưu điện văn hóa xã miền núi, xã đặc biệt khó khăn… Tổ chức các chương trình tọa đàm, giao lưu về sách trong Đoàn viên thanh niên và sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn Thành phố; Các chương trình giao lưu nghệ thuật với sự tham gia của học sinh, sinh viên trên địa bàn Thành phố trong khuôn khổ Hội Sách Hà Nội.

UBND thành phố Hà Nội giao Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm chủ trì và phối hợp với các sở, ban, ngành tổ chức thực hiện kế hoạch này.

Thông qua các hoạt động văn hóa đọc sẽ giới thiệu các giá trị tri thức và văn hóa của Thủ đô Hà Nội và Việt Nam ra thế giới, đồng thời lựa chọn, tiếp thu những tinh hoa tri thức và văn hóa nhân loại để giới thiệu, phổ biến tại Việt Nam.

Hải Thủy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Đến với lễ hội Sen Hà Nội đang được tổ chức tại quận Tây Hồ, người dân và du khách không chỉ được hòa mình vào không khí ngát hương sen mà còn được chiêm ngưỡng nhiều tác phẩm độc đáo.
Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

(LĐTĐ) Công việc ướp trà sen được truyền từ nhiều đời nay tại các gia đình ở phường Quảng An (quận Tây Hồ) nhưng hiện chỉ còn một số gia đình còn gìn giữ. Bởi thế, Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024 sẽ góp phần quảng bá tinh hoa sen Hà thành cũng như động viên các nghệ nhân trong việc gìn giữ nghề của cha ông.
Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

(LĐTĐ) Ở Hà Nội, nhắc đến hoa sen người ta nghĩ ngay đến sen Bách Diệp của vùng đất Tây Hồ. Để bảo tồn và phát huy văn hóa đặc sắc và giá trị kinh tế của sen, Hà Nội đã mở rộng các vùng trồng sen ở nhiều quận, huyện, thị xã, đến nay có khoảng hơn 600ha trồng sen, tập trung ở nhiều địa phương.
Xác lập 2 kỷ lục tại Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Xác lập 2 kỷ lục tại Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Vào lúc 20h tối nay 12/7, tại Không gian văn hóa sáng tạo Tây Hồ (ngõ 612, Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội) sẽ chính thức khai mạc Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024, với nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị hứa hẹn thu hút số đông người dân và du khách quốc tế.
Hà Nội: Tổ chức kiểm tra việc thực hiện 2 Quy tắc ứng xử của Thành phố năm 2024

Hà Nội: Tổ chức kiểm tra việc thực hiện 2 Quy tắc ứng xử của Thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra việc thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan thuộc thành phố Hà Nội, Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thành phố năm 2024.
Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến diễn ra từ ngày 16-17/11

Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến diễn ra từ ngày 16-17/11

(LĐTĐ) Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 16 đến 17/11 tại khu vực Tượng đài Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh thuộc phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Trưng bày “Thắp ngọn lửa hồng” kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7

Trưng bày “Thắp ngọn lửa hồng” kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2024), sáng 9/7, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức khai mạc Trưng bày chuyên đề “Thắp ngọn lửa hồng”.
Xem thêm
Phiên bản di động