Gìn giữ nếp xưa của người Hà Nội

(LĐTĐ) Người Hà Nội xưa vốn được xem như một hình mẫu của phong thái hào hoa thanh lịch. Chẳng thế mà từ xưa đến nay người ta vẫn từng nói: “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”. Dù cuộc sống có bao sự đổi thay, song gìn giữ nếp xưa của văn hóa Thăng Long- Hà Nội luôn là bổn phận của mỗi chúng ta.
Nét đẹp còn mãi với thời gian Ứng xử văn minh từ các hoạt động cộng đồng

1. Hà thành phồn hoa và sầm uất. Giữa phố thị, nhịp đô thị hóa dường như càng rõ nét và đậm đặc hơn. Nhiều người yêu thích không khí ấy nhưng tôi thì khác. Tôi thích tìm đến những bức tường đá ong, cổng nhà, lối đi lát gạch nghiêng… những chốn xưa cũ ấy khiến tôi như thấy lắng lại, bỏ đi bao cung bậc xô bồ của cuộc sống. Chẳng thế mà, mỗi lần có dịp ghé đến làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây) tôi đều cố nán những bước đi thật chậm để trải nghiệm vẻ đẹp bình dị của ngôi làng đặc trưng cho vùng nông thôn xứ Bắc. Nơi đây tôi có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam như cổng làng, cây đa, giếng nước, sân đình cùng với những ngôi nhà cổ.

Gìn giữ nếp xưa của người Hà Nội
Từ xưa đến nay, việc rèn lời ăn, tiếng nói luôn được coi trọng và gia đình, trường học là nơi luyện rèn tốt nhất. (Ảnh chụp thời điểm chưa xảy ra dịch Covid-19). Ảnh: Phạm Thảo

Ở Đường Lâm, nhiều người bảo với tôi rằng đã có nhiều vẻ đẹp mất đi trong tiếc nuối, và các cơ quan chức năng đang tích cực tìm phương án bảo tồn làng cổ, nhà cổ trước khi chúng vĩnh viễn biến mất khỏi cuộc sống hiện đại. Điều này đúng và có cơ sở. Tuy vậy, nếu thả mình nơi vùng đất này có thể dễ dàng kiếm tìm được những nét xưa cũ ngoài không gian cảnh quan của một ngôi làng cổ truyền thống với những di tích lịch sử cổ kính.

Nơi đây, nếp ăn, nếp ở còn được thể hiện rõ nét qua những bữa cơm quê làng cổ thắm đượm nghĩa tình. Với những món ăn dân dã, những sản vật địa phương gắn liền với mảnh đất nơi đây như: Gà Mía, thịt quy đòn, tương Đường Lâm, cá kho riềng, củ cải khô xào lòng gà, ốc hấp lá gừng, chè kho, bánh gai, rượu quê; được thưởng thức những chén chè xanh thơm mát với những thức quà quê dân dã do chính người dân nơi đây làm ra. Trong một dịp tình cờ, tôi tìm gặp lại nguyên Bí thư Đảng ủy xã Đường Lâm Phan Văn Lợi. Tính ông Lợi vẫn vậy, hồn hậu và nhiệt tình. Là cựu chiến binh với tính cách gần gũi, hay chuyện từ người nông dân đến hộ kinh doanh thành đạt… chẳng ai không biết đến ông Lợi. Ở ông Lợi, tôi như thấy được nét trọng tình làng nghĩa xóm, hiểu rõ tầm quan trọng của sự gắn kết cộng đồng làng xã của người Tràng An xưa. Họ luôn có ý thức tạo lập, củng cố và thắt chặt những quan hệ ấy, họ nhận thức rõ sức mạnh của khối cộng đồng được gắn bó bởi sợi dây tình cảm. Trong giao tiếp ngày thường, họ quan tâm, hỏi han đến người khác, giúp đỡ nhau nhiệt tình, chân thật, không vụ lợi, tính toán.

2. Hà Nội bây giờ từ làng đến phố đang ngày một đổi thay. Thành phố được mở rộng hơn, các khu đô thị mới ngày một nhiều hơn và tất yếu, số dân của Hà Nội cũng tăng lên đáng kể. Các dịch vụ đáp ứng đời sống vật chất và tinh thần của người dân cũng theo đó mà nở rộ. Thế nhưng, sự phát triển ấy cũng đã đặt ra bao vấn đề không dễ giải quyết. Không ít người lo ngại khi những nếp xưa dần mai một, khi sự pha tạp của lối sống các vùng miền đang khiến Hà Nội ngày một đổi khác. Đâu đó nơi công sở, trường học, cơ quan, xí nghiệp, phố phường và cả trong gia đình vẫn còn những lối ứng xử chưa thật đẹp…

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hà Đình Đức, một nhà Hà Nội học thì người Tràng An cần cù, cứng rắn. Hơn hết là vẻ thanh lịch đôi lúc hào hoa, yêu văn, yêu hoa, sành mỹ thuật, ăn mặc trang nhã, luôn nói lời văn vẻ dễ nghe, dễ hòa hợp với bà con phường, xóm. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hà Đình Đức bảo, bản thân ông đã từng viết rất nhiều bài viết về câu chuyện “Ai là người Hà Nội?”. Theo quan điểm của ông, người Hà Nội là những người sinh sống, làm việc, gắn bó và cống hiến cho sự phát triển của Thủ đô. Một phần Hà Nội là đất kẻ chợ, là người khắp nơi tụ về, có sinh hoạt, ngôn ngữ riêng của họ. Do vậy, để phát triển và tồn tại, Hà Nội phải chấp nhận văn hóa vùng miền.

Lời nói, ngôn ngữ giao tiếp chỉ là một khía cạnh nhỏ trong giá trị nhân cách người Hà Nội, song đó lại là khía cạnh sâu sắc và tinh tế nhất. Theo sự quan sát của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hà Đình Đức, từ rất nhiều năm nay, một phần những người từ tỉnh ngoài đến đều theo nếp ăn nói của người Hà Nội, tròn vành, rõ tiếng, đúng chính tả. Những người ở Hà Nội lâu hơn, họ có quy tắc bất thành văn là giao thiệp một cách lịch lãm. Họ không nhún nhường, không kiêu ngạo, càng không cáu gắt, chửi mắng… “Dân Thủ đô ta xưa hay tự hào mình ở Thủ đô một nước văn hiến, ở đất nghìn năm văn vật. Các cụ sống theo nền nếp lễ giáo từ nghìn xưa để lại. Ai cũng lo dạy con. Họ dạy con bắt đầu từ hiếu, rồi lễ, trung với nước, tín với bạn bè. Ngoài lối giáo dục ấy, người ta cũng học đạo đức từ bi bác ái của nhà Phật và tính thanh tao của Lão giáo”, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hà Đình Đức chia sẻ.

3. Có người đã từng ví von, đại dịch Covid-19 như cuộc “sát hạch” đối với văn hóa ứng xử của mỗi người, mỗi cộng đồng trong toàn xã hội. Điều này hẳn nhiên đúng, bởi không nói đâu xa, ngay tại Hà Nội có thể dễ dàng thấy những lá rách ít luôn sẵn lòng đùm lá rách nhiều để không ai bị bỏ lại phía sau.

Hà Nội cũng luôn nghĩa tình khi những tỉnh thành bạn gặp nguy khó. Còn nhớ, khi thành phố Hồ Chí Minh bùng phát dịch bệnh, số ca bệnh Covid-19 tăng lên đến con số hàng chục nghìn thực sự tạo nên áp lực rất lớn với hệ thống y tế, thì ở Hà Nội các đoàn xe chở đội ngũ y bác sĩ ở khắp các bệnh viện trên địa bàn Thủ đô đã lập tức lên đường tiếp sức cho tuyến đầu. Các bác sĩ giỏi của tuyến Trung ương và Hà Nội cùng có mặt ở nơi đầu sóng phương Nam chống “giặc” Covid-19. Họ tham gia tích cực vào các bệnh viện dã chiến hồi sức được thiết lập khẩn cấp nhằm góp phần cứu chữa các ca bệnh Covid-19 trở nặng, cứu sống sinh mạng đồng bào trong cơn nguy khó. Hay vào khoảng tháng 5/2021, Bắc Giang trở thành "tâm dịch" Covid-19 lớn nhất cả nước với số ca mắc tăng mạnh. Trong lúc “nước sôi lửa bỏng”, Bắc Giang đã nhận được nhiều sự chi viện cả về nhân lực, vật lực của các tỉnh, thành trong cả nước trong đó đặc biệt là Thủ đô Hà Nội. Những đoàn y tế của Hà Nội trước cơn bão tố đã nhanh chóng tăng cường cho Bắc Giang, phối hợp lấy mẫu xét nghiệm, thu dung và điều trị bệnh nhân Covid-19. Người xưa vẫn thường bảo, có đi qua hoạn nạn mới thấu được lòng nhau. Hơn bao giờ hết, trong hoạn nạn, tình người mới là thứ mà chúng ta - tất thảy những người sống tại Hà Nội cần phát huy.

Trở lại với câu chuyện giữ nếp thanh lịch, văn minh của người Hà Nội. Phải khẳng định, Hà Nội đã và đang có những nỗ lực không nhỏ để xây dựng và giữ gìn nền nếp thanh lịch, văn minh trong cộng đồng. Minh chứng dễ thấy, Hà Nội hiện đang đẩy mạnh thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử dành cho cán bộ công chức viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội. Đặc biệt, Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025” cũng đóng vai trò định hướng nền tảng khi tiếp tục đặt ra nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên cho cả hệ thống chính trị là phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Chương trình số 06-CTr/TU cũng nêu rõ sự trọng tâm là xây dựng văn hóa từ trong Đảng, trong bộ máy cơ quan Nhà nước; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, phát triển toàn diện, hình thành hệ giá trị văn hóa phù hợp với xu thế thời đại gắn với phát huy những giá trị văn hóa sâu sắc của Thăng Long - Hà Nội.

Dẫn như vậy để thấy, trải qua năm tháng, văn hóa ứng xử của Thăng Long - Hà Nội đã được lưu giữ thành truyền thống đáng tự hào. Nhưng lịch sử phát triển Thủ đô trải qua nhiều biến động về dân cư, địa lý hành chính; cùng với đó, xã hội có nhiều đổi thay. Bởi thế, việc thành phố có những định hướng cụ thể để điều chỉnh văn hóa ứng xử của cán bộ, công chức và người dân… là hết sức cần thiết, góp phần tạo nền tảng cho văn hóa ứng xử thời hiện đại./.

Giang Nam

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội đặt ra yêu cầu, 100% Ủy ban nhân dân (UBND) các quận, huyện, thị xã ban hành kế hoạch chỉ đạo và tổ chức các hoạt động vui Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

(LĐTĐ) Mới đây, đoàn kiểm tra liên ngành lĩnh vực văn hoá thông tin và thể thao huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã kiểm tra công tác đảm bảo an toàn, hoạt động kinh doanh bể bơi tại các xã Thượng Lâm, Tuy Lai, Hương Sơn, An Tiến.
Quận Bắc Từ Liêm tặng sổ tiết kiệm cho người có công có hoàn cảnh khó khăn

Quận Bắc Từ Liêm tặng sổ tiết kiệm cho người có công có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Ngày 16/7, quận Bắc Từ Liêm tổ chức kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2024) và phát động cao điểm ủng hộ Quỹ Đền ơn đáp nghĩa.
Cử tri quận Đống Đa kiến nghị Thành phố sớm triển khai xây dựng lại chợ Ngã Tư Sở

Cử tri quận Đống Đa kiến nghị Thành phố sớm triển khai xây dựng lại chợ Ngã Tư Sở

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Tổ đại biểu số 3 Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội và Thường trực HĐND quận Đống Đa tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 17 HĐND Thành phố và sau kỳ họp HĐND quận Đống Đa, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Quận Thanh Xuân: Nâng cao kỹ năng, kiến thức phòng cháy, chữa cháy cho người dân

Quận Thanh Xuân: Nâng cao kỹ năng, kiến thức phòng cháy, chữa cháy cho người dân

(LĐTĐ) Công an quận Thanh Xuân đã phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) 11 phường trên địa bàn duy trì hoạt động 7 mô hình phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH).
Bài cuối: Tăng kết nối để du lịch cất cánh

Bài cuối: Tăng kết nối để du lịch cất cánh

(LĐTĐ) Được mệnh danh là mảnh đất “rồng thiêng hội tụ”, quận Tây Hồ có rất nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch. Để phát triển xứng đáng với lợi thế, tiềm năng, quận cần hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ và kết nối chặt chẽ với các doanh nghiệp lữ hành, người dân, khi đó, những giá trị truyền thống đặc sắc mới được bảo vệ và tạo đòn bẩy cho du lịch ngày càng phát triển.
Quận Bắc Từ Liêm triển khai cao điểm tổng vệ sinh môi trường, phòng chống sốt xuất huyết

Quận Bắc Từ Liêm triển khai cao điểm tổng vệ sinh môi trường, phòng chống sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Xác định sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm, tồn tại, diễn biến còn tiếp tục phức tạp trên địa bàn quận. Để cùng chung tay phòng ngừa dịch bệnh bùng phát trên địa bàn, quận Bắc Từ Liêm tổ chức lễ phát động đợt cao điểm về tổng vệ sinh môi trường - diệt bọ gậy, phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động