Giao lưu trực tuyến: Những chính sách mới liên quan đến công chức, viên chức, người lao động

(LĐTĐ) Sáng nay (28/10), tại Hội trường Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây, báo Lao động Thủ đô phối hợp cùng Liên đoàn lao động thị xã Sơn Tây tổ chức buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề: “Những chính sách mới liên quan đến công chức, viên chức, người lao động”.
Giải đáp những vướng mắc về pháp luật lao động cho gần 300 công nhân, viên chức, lao động Giao lưu trực tuyến: Quyền và nghĩa vụ của người lao động có gì mới từ 1/1/2021? Đang giao lưu trực tuyến: Quyền và nghĩa vụ của người lao động trong Bộ luật Lao động có hiệu lực từ năm 2021

Buổi giao lưu trực tuyến là minh chứng khẳng định việc đổi mới nội dung, phương thức tuyên truyền pháp luật cho người lao động, người sử dụng lao động, góp phần bảo vệ tốt hơn quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, từ đó khẳng định rõ nét hơn vị thế vai trò của tổ chức Công đoàn.

Ngoài ra, giao lưu trực tuyến “Những chính sách mới liên quan đến công chức, viên chức, người lao động” còn cho thấy sự cần thiết với công nhân viên chức lao động khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của bộ Luật Lao động sắp có hiệu lực; Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức đã chính thức có hiệu lực thi hành… Tất cả đều có tác động trực tiếp đến đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

Đang giao lưu trực tuyến: Những chính sách mới liên quan đến công chức, viên chức, người lao động
Đại biểu tham dự buổi giao lưu.

8h 30: Bắt đầu buổi giao lưu trực tuyến

Đến dự buổi giao lưu trực tuyến có các đại biểu: ông Lê Đình Quảng, Phó Trưởng ban Quan hệ lao động Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; ông Lê Đình Hùng, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội; bà Lê Thị Bích Ngọc, Uỷ viên Thường vụ Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, Tổng Biên tập báo Lao động Thủ đô; ông Nguyễn Quang Hán, Phó Bí thư Thường trực Thị ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thị xã Sơn Tây; ông Lê Đại Thăng – Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã SơnTây; bà Nguyễn Thị Thu Hương, Chủ tịch Liên đoàn Lao động thị xã Sơn Tây; đại diện Liên đoàn lao động các quận, huyện, ngành, các Ban của Liên đoàn lao động Thành phố, cùng hơn 250 đại biểu là công nhân viên chức lao động trên địa bàn.

Đang giao lưu trực tuyến: Những chính sách mới liên quan đến công chức, viên chức, người lao động
.Đại biểu và công nhân viên chức lao động thực hiện nghiêm quy định phòng chống dịch Covid -19

Tham gia giải đáp mọi câu hỏi của cán bộ công chức, viên chức, người lao động có các chuyên gia: Vũ Minh Huyền – Phó trưởng phòng xây dựng Chính quyền, Sở Nội vụ thành phố Hà Nội; Dương Thị Minh Châu – Trưởng phòng Truyền thông và Phát triển đối tượng Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội; Tạ Văn Dưỡng - Trưởng ban Chính sách pháp luật Liên đoàn Lao động Thành phố.

8h45:

Phát biểu tại buổi Giao lưu trực tuyến, Tổng biên tập báo Lao động Thủ đô cho biết: Luật cán bộ, công chức và Luật Viên chức (sửa đổi, bổ sung)” có hiệu lực từ 1/7/2020, đến nay đã qua 3 tháng triển khai. Bộ Luật lao động năm 2019 chỉ còn hơn 2 tháng nữa là có hiệu lực, kể từ ngày 1/1/2021 tới đây.

Việc hiểu rõ luật, chính sách, những quy định cần tuân thủ để thực hiện cho đúng nhằm đảm bảo quyền lợi cho chính người lao động và giúp giúp người lao động thực hiện tốt nghĩa vụ với đơn vị, với Nhà nước. Nhất là khi người lao động vấp phải những tình huống cần áp dụng luật để giải quyết.

Đang giao lưu trực tuyến: Những chính sách mới liên quan đến công chức, viên chức, người lao động
Bà Lê Thị Bích Ngọc, Tổng biên tập báo Lao động Thủ đô phát biểu khai mạc buổi giao lưu.

Kể từ năm 2010, báo Lao động Thủ đô đã dần hình thành một kênh phổ biến kiến thức pháp luật rất hiệu quả, hữu ích thông qua việc tổ chức các cuộc đối thoại, giao lưu trực tiếp với công nhân, viên chức, lao động, truyền trực tuyến trên báo điện tử. Qua đó với mong muốn phần nào giúp người lao động, người sử dụng lao động tiếp cận và hiểu những điểm mới của luật vừa ban hành để áp dụng vào thực tế đúng và trúng.

Các chuyên gia được mời đến cuộc Giao lưu trực tuyến là những nhà quản lý, luật sư, những nhà hoạch định và triển khai chính sách, rất am hiểu về pháp luật và các lĩnh vực xã hội sẽ trả lời cặn kẽ các câu hỏi, giúp giải toả những khúc mắc của người lao động, thậm chí chỉ ra cách giải quyết vấn đề theo đúng quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, các buổi đối thoại, giao lưu đều được truyền trực tuyến trên báo điện tử nên ngoài việc hấp dẫn công chức, viên chức, người lao động tham dự tại chỗ còn thu hút nhiều bạn đọc trên cả nước quan tâm đặt câu hỏi và theo dõi phần trả lời trên báo điện tử.

8h50

Phát biểu tại buổi Giao lưu trực tuyến, Chủ tịch Liên đoàn Lao động thị xã Sơn Tây Nguyễn Thị Thu Hương cho biết: Với chức năng đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của công nhân viên chức lao động, trong thời gian qua, các cấp công đoàn thị xã Sơn Tây luôn chủ động trong công tác tuyên truyền thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật nên đã góp phần thực hiện đảm bảo chính sách cho cán bộ công nhân viên chức lao động trên địa bàn thị xã.

Đang giao lưu trực tuyến: Những chính sách mới liên quan đến công chức, viên chức, người lao động
Chủ tịch Liên đoàn Lao động thị xã Sơn Tây Nguyễn Thị Thu Hương phát biểu tại buổi giao lưu.

Chương trình giao lưu trực tuyến hôm nay, ngoài việc giải đáp, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động liên quan đến những chế độ, chính sách mới, còn là dịp để Liên đoàn lao động thị xã Sơn Tây nói riêng cũng như tổ chức Công đoàn lắng nghe ý kiến phản hồi chính sách từ thực tiễn của đoàn viên, công nhân viên chức lao động để tiếp tục đề nghị các cơ quan có thẩm quyền hoàn thiện chính sách, pháp luật về các lĩnh vực lao động và các chế độ, chính sách liên quan đến công chức, viên chức, người lao động.

“Để Hội nghị giao lưu trực tuyến đạt được kết quả thiết thực, đúng như mục tiêu đặt ra, tôi đề nghị các đồng chí cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức lao động hãy thẳng thắn, mạnh dạn nêu nhiều câu hỏi là những vấn đề còn băn khoăn, vướng mắc với các chuyên gia để hiểu rõ, hiểu kỹ và tích cực tuyên truyền, thực thi tốt chính sách pháp luật” – bà Nguyễn Thị Thu Hương yêu cầu.

8h55

Đến dự và phát biểu tại buổi giao lưu, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội Lê Đình Hùng đã ghi nhận và nhiệt liệt biểu dương những cố gắng, nỗ lực của báo Lao động Thủ đô, sự tích cực, trách nhiệm của các cấp Công đoàn, trong đó có Liên đoàn Lao động thị xã Sơn Tây đã thường xuyên phối hợp chặt chẽ để tổ chức các buổi giao lưu trực tuyến nhằm trang bị, nâng cao kiến thức pháp luật cho đoàn viên, công nhân viên chức lao động.

Trực tuyến hình ảnh: Đối thoại về những chính sách mới liên quan đến công chức, viên chức, người lao động
Ông Lê Đình Hùng - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội phát biểu chỉ đạo

“Có rất nhiều kênh tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đoàn viên, công nhân viên chức lao động mà các cấp, ngành, tổ chức Công đoàn đã thực hiện nhưng tôi cho rằng đây là một kênh thực sự hiệu quả bởi không chỉ phổ biến pháp luật tại chỗ cho các đại biểu tham dự mà còn phổ biến kiến thức pháp luật được tới đông đảo bạn đọc, nhất là các cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức lao động Thủ đô và cả nước thông qua hình thức truyền trực tuyến trên báo Lao động Thủ đô điện tử”- Phó Chủ tịch Lê Đình Hùng nhấn mạnh.

“Có rất nhiều kênh tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đoàn viên, công nhân viên chức lao động mà các cấp, ngành, tổ chức Công đoàn đã thực hiện nhưng tôi cho rằng đây là một kênh thực sự hiệu quả bởi không chỉ phổ biến pháp luật tại chỗ cho các đại biểu tham dự mà còn phổ biến kiến thức pháp luật được tới đông đảo bạn đọc, nhất là các cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức lao động Thủ đô và cả nước thông qua hình thức truyền trực tuyến trên báo Lao động Thủ đô điện tử”- Phó Chủ tịch Lê Đình Hùng nhấn mạnh.

Trực tuyến hình ảnh: Đối thoại về những chính sách mới liên quan đến công chức, viên chức, người lao động
Lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên đoàn Lao động Thành phố, Báo Lao động Thủ đô và Thị xã Sơn Tây tặng hoa các chuyên gia

9h10: Các chuyên gia bắt đầu trả lời câu hỏi của cán bộ, công nhân, viên chức, lao động

Chị Cao Thị Thanh Hải (trường mầm non Xuân Khanh) hỏi: Quyền lợi của người lao động thay đổi như thế nào trong bộ Luật Lao động sửa đổi năm 2019? Người lao động muốn hưởng lương hưu thì cần điều kiện gì?

Đang giao lưu trực tuyến: Những chính sách mới liên quan đến công chức, viên chức, người lao động
Chuyên gia Tạ Văn Dưỡng

Chuyên gia Tạ Văn Dưỡng: Bộ luật lao động 2019 được Quốc hội thông qua có 220 điều thì được sửa đổi 200 điều. Câu hỏi của chị quá rộng do đó trong khuôn khổ diễn đàn hôm nay tôi xin trao đổi một vài điểm mới.

Điểm mới nhất của bộ Luật sửa đổi là người lao động sẽ tăng tuổi nghỉ hưu. Đến năm 2035 toàn bộ lao động nữ sẽ nghỉ hưu ở tuổi 60 và năm 2028 lao động nam sẽ về hưu ở tuổi 62. Tuy nhiên những đối tượng thuộc lĩnh vực nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm sẽ được về hưu sớm không quá 55.

Điểm thứ 2 rất qua trọng đó là từ năm 2021 người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần lý do chỉ cần báo trước. Đây là điểm mới mang tính chủ động và quyền lựa chọn tốt hơn cho người lao động. Điểm thứ 3 là nếu bố mẹ nuôi mất người lao động sẽ được nghỉ 3 ngày có hưởng lương.

Tiếp theo về chế độ tiền lương, nhà nước sẽ không can thiệp chi trả tiền lương của doanh nghiệp mà sẽ do doanh nghiệp và công đoàn thương lượng, niêm yết sau 15 ngày đưa vào áp dụng. Doanh nghiệp sẽ không phải đăng ký thang bảng lương. Quyền trả lương là quyền chủ động doanh nghiệp và Công đoàn cơ sở thỏa thuận với nhau.

Doanh nghiệp cấm không được yêu cầu người lao động sử dụng lương để mua sản phẩm của doanh nghiệp, hoặc sản phẩm khác thay cho lương. Khi trả lương phải doanh nghiệp có bảng kê chi tiết cho người lao động. Đối với lao động lớn tuổi đã nghỉ hưu thì cơ quan doanh nghiệp có thể ký nhiều hợp đồng thời vụ.

Trực tuyến hình ảnh: Đối thoại về những chính sách mới liên quan đến công chức, viên chức, người lao động
Chị Cao Thị Thanh Hải - Trường mầm non Xuân Khanh đặt câu hỏi.

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu bổ sung: Điều kiện hưởng lương hưu được quy định bằng tuổi đời và thời gian đóng BHXH. Về thời gian đóng BHXH thì phải đủ 20 năm tham gia liên tục, đối với những người đóng ngắt quảng thì phải cộng dồn thời gian đóng các giai đoạn. Về tuổi đời nam phải đủ 60 tuổi, nữ đủ 55. Đối với phải những trường hợp làm công việc nặng nhọc, độc hại thì không quá 55 tuổi. Đối với những người không đủ điều kiện tuổi nghề nhưng thời gian đóng BHXH đã đủ 20 năm thì phải kèm theo điều kiện suy giảm khả năng lao động.

Chị Nguyễn Thị Thu Thủy (Trường mầm non Trung Sơn Trầm) hỏi: Trước khi dạy công lập tôi dạy ở trường tư thục, tôi tham gia bảo hiểm đến tháng 9/2019, sau đó tôi sang trường công lập làm việc và ký hợp đồng từ tháng 10/2019. Tôi đã chấm dứt đóng bảo hiểm tại trường dân lập từ 30/8, tháng 10 tôi mới được đóng bảo hiểm xã hội tại trường công lập. Vậy tôi có phải đóng bảo hiểm 01 tháng ngắt quãng đó không? Nếu không đóng thì có ảnh hưởng đến thời gian về hưu của tôi không và nếu đóng thì đóng thế nào?

Đang giao lưu trực tuyến: Những chính sách mới liên quan đến công chức, viên chức, người lao động
Chuyên gia Dương Thị Minh Châu

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Bảo hiểm của chị ngắt quãng một tháng không ảnh hưởng gì đến chế độ nghỉ hưu cũng như tuổi nghỉ hưu của chị, bởi theo luật quy định thì cứ đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội là đủ thời gian được hưởng lương hưu.

Ông Nguyễn Mạnh Tuấn, Công đoàn phường Lê Lợi hỏi: 1. Gia đình tôi chuyển chỗ nên tôi muốn đăng ký thay đổi khamd chữ bệnh ban đầu. Cơ quan bảo hiểm xã hội trả lời về việc thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu sẽ được thay đổi vào quý sau..cơ quan bảo hiểm xã hội trả lời như vậy có đúng không?

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Theo quy định tại Điều 26 Luật Bảo hiểm y tế 2008, người tham gia bảo hiểm y tế có quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương; trừ trường hợp được đăng ký tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh hoặc tuyến Trung ương theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế. Người tham gia bảo hiểm y tế được thay đổi cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu vào đầu mỗi quý. Như vậy, không phải lúc nào người tham gia bảo hiểm y tế cũng được phép thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu mà chỉ thực hiện vào tháng 01, 04, 07, 10 hàng năm mà thôi.

2. Tôi được biết từ năm 2021, việc tạm ứng lương của người lao động sẽ thay đổi? Xin cho biết cụ thể những thay đổi này.

Chuyên gia Tạ Văn Dưỡng trả lời: Có 2 trường hợp được tạm ứng lương. Một là người lao động đang thực hiện nghĩa vụ công dân, ví dụ như tham gia tập luyện dân quân tự vệ từ 1 tuần đến 1 tháng thì người lao động được tạm ứng lương. Hai là nghỉ phép thì cũng sẽ được cơ quan tạm ứng tiền lương.

Trực tuyến hình ảnh: Đối thoại về những chính sách mới liên quan đến công chức, viên chức, người lao động
Chị Nguyễn Thu Huyền - Công ty trách nhiệm hữu hạn Lan Chi đặt câu hỏi.

Chị Nguyễn Thu Huyền, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Lan Chi hỏi:

Câu 1: Đối tượng lao động bốc vác chỉ làm việc khi phát sinh công việc, tiền lương được trả theo thỏa thuận thì ký hợp đồng lao động như thế nào? Chế độ bảo hiểm phải thực hiện như thế nào?

Câu 2: Nhân viên đang có bầu 3 tháng, nhưng quản lý đánh giá chất lượng làm việc không tốt, vậy doanh nghiệp có cho người lao động nghỉ việc theo điểm a, khoản 1, điều 36 của Bộ Luật Lao động 2019 được không?

Cũng trường hợp này, doanh nghiệp không cho nghỉ việc, người lao động làm việc đến lúc sinh, nay nhân viên nghỉ sinh sau khi đi làm lại công ty sắp xếp công việc khác với công việc trước sinh với mức thu nhập thấp hơn mức thu nhập trước sinh thì có được không?

Trực tuyến hình ảnh: Đối thoại về những chính sách mới liên quan đến công chức, viên chức, người lao động
Tham gia giải đáp mọi câu hỏi của cán bộ công chức, viên chức, người lao động có các chuyên gia: Bà Vũ Minh Huyền – Phó trưởng phòng xây dựng Chính quyền, Sở Nội vụ thành phố Hà Nội; Ông Tạ Văn Dưỡng - Trưởng ban Chính sách pháp luật, Liên đoàn Lao động Thành phố; Bà Dương Thị Minh Châu – Trưởng phòng Truyền thông và Phát triển đối tượng, Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội.

Chuyên gia Tạ Văn Dưỡng: Thứ nhất, hiện nay theo quy định của Bộ Luật lao động chỉ còn 2 loại hợp đồng lao động: một là hợp đồng xác định thời hạn; hai là hợp đồng không xác định thời hạn. Như vậy, theo quy định nếu kí hợp đồng lao động trên 1 tháng thì phải kí hợp đồng lao động, dưới 1 tháng thì không phải kí hợp đồng lao động.

Tuy nhiên, trong trường hợp kí hợp đồng xác định thời hạn với người lao động, thì không được kí hợp đồng có thời hạn quá 3 lần. Tức là nếu người lao đông tiếp tục kí hợp đồng lao động tiếp thì đến lần thứ 3 phải kí hợp đồng không xác định thời hạn.

Nhân viên đang có bầu 3 tháng, nhưng quản lý đánh giá chất lượng làm việc không tốt thì Quy định Bộ Luật lao động rất rõ, khi đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ phải có quy chế. Trước đó, quy chế phải được xây dựng tiêu chí đánh giá công khai, minh bạch và phải được ban hành cho mọi người lao động được biết. Nếu đã có quy chế thì cứ áp theo quy chế để làm.

Còn việc điều chuyển người lao động, có thể thực hiện theo quy định điều chuyển nhưng không quá 6 tháng và mức lương không được thấp hơn mức lương hiện tại. Trong điều kiện cả 2 đàm phán, kí kết giao kết thì có thể thay đổi mức lương theo thỏa thuận.

Trực tuyến hình ảnh: Đối thoại về những chính sách mới liên quan đến công chức, viên chức, người lao động
Chị Nguyễn Thị Thu Thủy - Trường mầm non Trung Sơn Trầm đặt câu hỏi.

Chuyên gia Lê Đình Quảng bổ sung: Việc người lao động làm việc không trọn vẹn trong 1 tháng là rất nhiều. Trong bộ luật 2019 quy định, người lao động làm việc 3 ngày trong 1 tháng, bắt buộc phải có hợp đồng lao động. Trường hợp này có thể kí hợp đồng lao động giao kết bằng văn bản hoặc bằng miệng. Trong vấn đề tiền lương, người sử dụng lao động phải tính toán chi phí bảo hiểm vào đấy. Còn trong trường hợp của công ty, kí 3 ngày thì không phải liên tục.

Chị Vũ Thuỳ Dương, Công ty TNHH Lan Chi hỏi: nhân viên mới mang thai do sức khỏe yếu không thể đi làm nhưng không có giấy chứng nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền, muốn nghỉ sinh sớm nhiều hơn 2 tháng trước sinh, thì có được hưởng chế độ thai sản không?

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu trả lời: Căn cứ quy định của pháp luật, thì người lao động được hưởng chế độ thai sản khi có một trong các điều kiện sau đây: Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con trong điều kiện bình thường; đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước sinh với đối tượng lao động nữ phải nghỉ việc dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền.

Còn về thời gian nghỉ thai sản theo quy định là 6 tháng, người lao động có thể nghỉ sớm trước sinh hoặc sau sinh tùy lựa chọn của người lao động. Như vậy với trường hợp bạn hỏi nếu người lao động muốn hưởng chế độ thai sản trong điều kiện đặc biệt thì buộc phải có giấy chứng nhận của cơ sở y tế, còn về thời gian nghỉ thì người lao động có thể lựa chọn nghỉ trước hay sau sinh theo điều kiện của mình, thời gian nghỉ thai sản tối đa 6 tháng.

Trực tuyến hình ảnh: Đối thoại về những chính sách mới liên quan đến công chức, viên chức, người lao động
Ông Nguyễn Mạnh Tuấn - Công đoàn phường Lê Lợi đặt câu hỏi

Chị Phùng Thị Thu Hương, Công đoàn UBND phường Quang Trung hỏi: Hiệu lực của thẻ Bảo hiểm Y tế tính theo ngày ghi trên hóa đơn của đại lý hay tính theo ngày ghi trên thẻ bảo hiểm Y tế? Nếu thẻ Bảo hiểm Y tế hết hạn quên chưa gia hạn khi đi khám mới mua thì có được hưởng hay không, thời gian gia hạn mua mới thẻ Bảo hiểm Y tế là bao lâu? Có quy định thời gian đại lý nộp tiền lên trên không?

Chuyên gia Dương thị Minh Châu: Đối với trường hợp mua thẻ Bảo hiểm Y tế sẽ phụ thuộc vào hóa đơn chứ không phải căn cứ ngày trên thẻ Bảo hiểm Y tế. Giá trị thẻ mua lần đầu là sau 30 ngày kể từ ngày người lao động mua. Những trường hợp đại lý Bảo hiểm y tế thì phải nộp về cơ quan Bảo hiểm Y tế trong ngày.

Những trường hợp thẻ Bảo hiểm Y tế hết giá trị sửa dụng tuy nhiên chưa gia hạn thì chúng ta phải gia hạn trước khi thẻ hết giá trị chứ không phải hết giá trị mới gia hạn. Đối với những thẻ hết hạn 3 tháng thì sẽ có giá trị quay lại từ đầu. Thẻ chỉ có giá trị tại thời điểm đã được gia hạn.

Trực tuyến hình ảnh: Đối thoại về những chính sách mới liên quan đến công chức, viên chức, người lao động
Ông Lê Đình Quảng - Phó Trưởng ban Quan hệ lao động Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tham gia giải đáp thắc mắc của người lao động về Bộ luật Lao động.

Chị Nguyễn Thị Luận (Công ty Phú Lương) hỏi: Rất nhiều lao động muốn được giải thích về chế độ tiền lương cho người lao động. Theo như chế độ tiền lương của nhà nước thì sẽ căn cứ vào những năm cuối để nhận lương về hưu. Nhưng phần lương do chủ sở hữu trả sẽ tính bình quân trong quá trình công tác. Vậy những năm về trước mức lương thấp. Xin chuyên gia cho biết cách tính lương hưu thế nào?.

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Theo quy định sẽ chia ra hai khoản tiền tính lương hưu. Khoản A là thời gian làm việc do nhà nước quy định sẽ tính lương bình quân 5-6 năm cuối. Hệ số lương sẽ được tính bằng hệ số lương nhân với lương cơ sở tại thời điểm nghỉ hưu. Còn khoản B là lương do chủ sở hữu lao động tính sẽ tính bình quân trong suốt quá trình công tác. Lương được tính bằng theo chỉ số trượt giá. Tùy theo hàng năm chỉ số giá tiêu dùng ra sao thì nhà nước sẽ quy định chỉ số đó. Nhà nước hàng năm đều có thông tư hướng dẫn chỉ số trượt giá là bao nhiêu. Căn cứ vào chỉ số sẽ tính mức lương tham gia của chủ sở hữu lao động. Sau đó cộng với lương do nhà nước quy định. Tiền lương hưu sẽ tính bình quân của khoản tiền A và khoản tiền B này để ra mức hưởng lương hưu.

Một bạn đọc hỏi: Tôi được biết, từ tháng 7/2020 sẽ không còn chế độ biên chế suốt đời nữa. Vậy thì những người được vào hợp đồng viên chức thì sẽ kí hợp đồng như thê nào, với thời hạn bao lâu?

Đang giao lưu trực tuyến: Những chính sách mới liên quan đến công chức, viên chức, người lao động
Chuyên gia Vũ Minh Huyền

Chuyên gia Vũ Minh Huyền: Theo luật mới có hiệu lực thì có 3 trường hợp viên chức sẽ được tiếp tục áp dụng loại hợp đồng không xác định thời hạn là: viên chức được tuyển dụng trước 1/7/2020 (đã có hợp đồng không xác định thời hạn); cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức; viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Đối với trường hợp viên chức được tuyển dụng trước 1/7/2020 nhưng chưa ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn, luật quy định phải tiếp tục thực hiện hợp đồng. Sau khi hết thời hạn hợp đồng thì được ký hợp đồng không xác định thời hạn nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định của pháp luật. Chính phủ sẽ có quy định chi tiết để hướng dẫn thực hiện các quy định nêu trên.

Để đảm bảo quyền lợi cho viên chức khi ký hợp đồng có thời hạn, luật mới sửa đổi cũng bổ sung quy định chặt chẽ về ký kết tiếp và chấm dứt hợp đồng xác định thời hạn đối với viên chức.

Theo đó, trước khi hết hạn hợp đồng làm việc 60 ngày, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phải thực hiện ký kết tiếp hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức.

Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập còn nhu cầu, viên chức đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định của pháp luật thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phải ký kết tiếp hợp đồng làm việc với viên chức. Trường hợp không ký kết tiếp hợp đồng làm việc với viên chức thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phải nêu rõ lý do bằng văn bản.

Trực tuyến hình ảnh: Đối thoại về những chính sách mới liên quan đến công chức, viên chức, người lao động
Chị Nguyễn Thị Luận - Công ty Phú Phương đặt câu hỏi

Ông Trương Đức Long, Chủ tịch công đoàn Công ty K.I.P hỏi: Nhằm đảm bảo sức khỏe cho người lao động, Công ty tôi khuyến khích người lao động nghỉ phép rải đều vào các tháng trong năm và nghỉ hết số ngày phép của năm trước khi kết thúc năm. Trường hợp vì yêu cầu công việc người lao động chưa nghỉ hết phép trong năm thì Công ty sẽ không thanh toán thì có đúng hay không?

Chuyên gia Tạ Văn Dưỡng trả lởi: Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019, mỗi năm người lao động được nghỉ phép 12 ngày, theo thâm niên mỗi năm cộng thêm 1 ngày. Tuy nhiên ngày nghỉ phép của người lao động cũng còn theo nội quy của doanh nghiệp và do chủ sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận.

Chị Đỗ Thị Nga, Công đoàn trường mầm non Sơn Đông hỏi: Theo quy định mới của Luật Viên chức sửa đổi thì sẽ không có viên chức suốt đời mà cứ 5 năm sát hạch một lần. Tôi xin hỏi viên chức đã có 20 năm công tác tham gia đóng bảo hiểm xã hội được 20 năm thì có phải sát hạch không, nếu sát hạch không đạt thì có bị chấm dứt hợp đồng lao động, thôi việc không?

Chuyên gia Vũ Minh Huyền trả lời: Trường hợp chị hỏi tôi xin giải đáp như sau: theo quy định mới của Luật Viên chức, Viên chức được tuyển dụng từ 1/7/2020 sẽ được ký hợp đồng làm việc với thời hạn tối đa là 5 năm, hết 5 năm thì mỗi viên chức sẽ phải kiểm điểm, đánh giá thời gian công tác đã qua để làm căn cứ ký hợp đồng tiếp theo chứ không phải là sát hạch. Việc đánh giá này được thực hiện trước tập thể cơ quan, đơn vị, mà ở đây như trường hợp của chị là nhà trường và có xác nhận của Ban Giám hiệu nhà trường vào bản đánh giá đó. Trường hợp nếu cơ quan (Nhà trường) không tiếp tục ký hợp đồng với viên chức thì hiệu trưởng sẽ phải thông báo lý do không ký tiếp cho viên chức biết. Như vậy có thể hiểu là nếu viên chức vẫn đảm bảo hoàn thành công việc thì đương nhiên vẫn tiếp tục được ký hợp đồng chứ không mất việc.

Trực tuyến hình ảnh: Đối thoại về những chính sách mới liên quan đến công chức, viên chức, người lao động
Chị Vũ Thùy Dương - Công ty trách nhiệm hữu hạn Lan Chi đặt câu hỏi

Một đoàn viên công đoàn trường mầm non Trung Lương hỏi: Về giải quyết chế độ trợ cấp thất nghiệp, có người đã đóng BHXH 5 năm và được hưởng chế độ BHXH 1 lần, tuy nhiên chưa được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Sau đó lại tiếp tục đóng BHXH được 5 tháng, tôi xin hỏi người đó có được cộng dồn trợ cấp thất nghiệp không?

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Đối với trường hợp của chị hỏi nếu như đã thanh toán bảo hiểm 1 lần nhưng chưa thanh toán bảo hiểm thất nghiệp thì khi người lao động nhận lại quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ được nhận 1 quyển sổ cộng với tờ giấy xác nhận chưa hưởng. Đề nghị người lao động sẽ nhận lại và cộng với thời gian đóng BHXH tiếp theo.

Chị Nguyễn Minh Hương (Công đoàn Trường mầm non Sơn Ca) hỏi: Chế độ nghỉ sinh của giáo viên nếu trùng với chế độ nghỉ hè thì được tính như thế nào?

Chuyên gia Vũ Minh Huyền: Việc hưởng bảo hiểm thai sản liên quan đến cơ quan bảo hiểm xã hội, việc trùng giữa thời gian nghỉ thai sản trùng thời gian nghỉ hè thì do đặc thù ngành giáo dục. Hiện nay, cơ quan Bảo hiểm xã hội không phân biệt lao động giữa các ngành vì người lao động tham gia bảo hiểm xã hội đều được hưởng quyền lợi như nhau. Do đó, người lao động là giáo viên nghỉ thai sản trùng vào hè không được hưởng nghỉ bù hay phụ cấp gì khác so với các trường hợp lao động khác.

Trực tuyến hình ảnh: Đối thoại về những chính sách mới liên quan đến công chức, viên chức, người lao động
Chị Phùng Thị Thu Hương - Công đoàn Ủy ban nhân dân phường Quang Trung đặt câu hỏi

Chị Nguyễn Thị Bích Loan, Công đoàn trường Tiểu học Quang Trung hỏi: Tại trường học thường có nhân viên bếp, nhân viên chăm sóc bán trú được kí hợp đồng 9 tháng/năm từ 5-3h/ngày thì việc thực hiện đóng bảo hiểm như thế nào? Thứ 2, việc ký hợp đồng cho giáo viên trợ giảng 90 tiết/tháng , 9 tháng/ năm thì việc đóng bảo hiểm được thực hiện như thế nào?

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Về phía cơ quan Bảo hiểm xã hôi, không căn cứ vào việc thời gian làm việc của người lao động tại cơ quan. Hình thức anh chị làm việc với người lao động và việc mà anh chị trả mức lương như thế nào là quy định giữa người lao động và người sử dụng lao động. Do vậy, trừ những trường hợp cá biệt trong tháng, có 14 ngày trở lên người lao động không hưởng lên, thì cơ quan mới không tham gia đóng bảo hiểm tháng đấy, còn trong trường hợp ký hợp đồng lao động thì bắt buộc phải tham gia đóng các loại bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp…cho người lao động.

Một người lao động hỏi về việc truy thu và truy hoàn của bảo hiểm xã hội.

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Khi tiến hành truy thu thì đương nhiên cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ tính lãi. Đây là theo quy định của pháp luật. Còn truy hoàn là doanh nghiệp đã chuyển tiền cho cơ quan bảo hiểm xã hội thì cơ quan bảo hiểm xã hội không trả lại mà tính cho tháng tiếp theo.

Trực tuyến hình ảnh: Đối thoại về những chính sách mới liên quan đến công chức, viên chức, người lao động
Chị Nguyễn Thị Bích Loan -Trường tiểu học Quang Trung đặt câu hỏi

Chị Nguyễn Thị Thu Thủy (Trường mầm non Trung Sơn Trầm) hỏi: Một lao động nữ nghỉ thai sản 6 tháng từ 7/12 và xin nghỉ 1 tháng không hưởng lương đến hết tháng 1/2020, nhưng sau đó không có ai trông con nên xin nghỉ luôn không làm việc nữa. Xin hỏi lao động nữ này có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không?

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng. Như vật trường hợp của chị căn cứ trên hợp đồng lao động để tính bảo hiểm thất nghiệp. Tuy nhiên chị không nói rõ là đã đóng bảo hiểm thất nghiệp được bao nhiêu thời gian. Nếu như chưa đủ điều kiện trên thì không được hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

Chị Kiều Diệu Thúy cán bộ công đoàn trường tiểu học Xuân Khanh hỏi: Tôi tự nghỉ việc đi khám bệnh trong một ngày, thì ngày đó tôi có được được hưởng lương bảo hiểm y tế không?

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Trường hợp chị hỏi, chị nghỉ việc để đi khám bệnh ngoại trú thì chị chỉ cần có cần giấy tờ chứng nhận khám bệnh của bệnh viện chuyển đến cơ quan bảo hiểm y tế thì sẽ được thanh toán.

Trực tuyến hình ảnh: Đối thoại về những chính sách mới liên quan đến công chức, viên chức, người lao động
Ông Lê Đình Quảng, Phó Trưởng ban Quan hệ lao động Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng quà cho người lao động trả lời đúng câu hỏi giao lưu.

Nguyền Thị Thoa (Công đoàn trường Tiểu học Phú Thịnh) hỏi: Một đồng nghiệp tại cơ quan tôi 54 tuổi và đã đóng BHXH đủ 25 năm công tác. Đến 11/2021, chị đó đủ tuổi nghỉ hưu, nhưng nay chị muốn nghỉ hưu trước tuổi thì lương có bị trừ không?.

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Điều kiện nghỉ hưu trước tuổi người lao động phải được xác định là suy giảm khả năng lao động, tối thiểu 60%. Trừ các trường hợp thuộc đối tượng được nghỉ hưu trước tuổi không thuộc đối tượng bị trừ tỉ lệ như tinh giản biên chế hoặc làm việc nặng nhọc, độc hại… đã được quy định tại các Thông tư, Nghị định thì người lao động khác khi về hưu trước tuổi sẽ bị trừ tỉ lệ là 2%/năm. Nếu chị đó đã 54 tuổi có 15 năm làm công việc nặng nhọc độc hại thì sẽ được nghỉ không bị trừ tuổi đời. Nếu chị chỉ đủ 25 năm đóng BHXH thì nghỉ hưu sẽ được hưởng 65% lương (đóng đủ 30 năm mới được hưởng 75% lương) đồng thời trừ tiếp tỉ lệ nghỉ sớm là 2%/năm.

Trực tuyến hình ảnh: Đối thoại về những chính sách mới liên quan đến công chức, viên chức, người lao động
Chị Nguyễn Minh Hương - Công đoàn Trường mầm non Sơn Ca đặt câu hỏi

Chị Nguyễn Thị Thu Huyền (Công ty Trách nhiệm hữu hạn Lan Chi) hỏi: Người lao động ký hợp đồng lao động tại 2 nơi. Họ ký hợp đồng tại công ty của tôi sau, và mong muốn được tham gia đóng bảo hiểm xã hội. Như vậy công ty tôi đóng bảo hiểm xã hội có đúng không? Trường hợp phát sinh tiền lương nhưng dưới 14 ngày thì có được đóng bảo hiểm xã hội không?

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Luật bảo hiểm xã hội quy định rõ ràng, nếu như người lao động làm việc tại nhiều nơi, có nhiều hợp đồng lao động thì bảo hiểm xã hội đóng theo hợp đồng lao động đầu tiên, còn các quỹ như bảo hiểm thất nghiệp, tai nạn lao động… thì phải đóng trên tất cả các hợp đồng đã ký. Người lao động làm việc trên 14 ngày không làm việc trong cả tháng, thì phải thực hiện theo hợp đồng đã ký. Nếu không phát sinh tiền lương thì không có căn cứ để đóng bảo hiểm xã hội.

Nếu phát sinh tiền lương nhưng dưới 14 ngày thì không được đóng bảo hiểm xã hội. Lưu ý rằng, bảo hiểm xã hội phải được đóng trên hợp đồng lao động chứ không đóng trên số ngày đi làm. Và hợp đồng phải làm đúng quy định theo Luật chứ không phải làm theo nhu cầu của người lao động.

Nhóm PV

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cầu Giấy: Khen thưởng kịp thời cho đội bóng đoạt giải Ba Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ IX

Cầu Giấy: Khen thưởng kịp thời cho đội bóng đoạt giải Ba Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ IX

(LĐTĐ) Ngày 25/4, Giải Bóng đá công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ IX năm 2024 đã bế mạc tại Sân vận động Tây Hồ (quận Tây Hồ, Hà Nội). Ngay sau khi đội nhà thắng trận tranh hạng Ba, Chủ tịch LĐLĐ quận Cầu Giấy Nguyễn Thị Thu Hà đã ký quyết định khen thưởng 17 cầu thủ tham gia Giải.
Nâng cao hiệu quả thông tin về hội nhập quốc tế UNESCO và ASEAN

Nâng cao hiệu quả thông tin về hội nhập quốc tế UNESCO và ASEAN

(LĐTĐ) Chiều 25/4, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập quốc tế, UNESCO và ASEAN cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên đến từ các cơ quan thông tấn báo chí.
Quận Hoàn Kiếm phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024

Quận Hoàn Kiếm phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 25/4, Ủy ban nhân dân (UBND) và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm phối hợp tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.
Quận Hà Đông phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ

Quận Hà Đông phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ

(LĐTĐ) Sáng 25/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận phối hợp với UBND quận Hà Đông tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ); biểu dương “Công nhân giỏi - Lao động giỏi” năm 2024.
Chung khảo giải thưởng “Nhà giáo Bắc Từ Liêm tâm huyết, sáng tạo”

Chung khảo giải thưởng “Nhà giáo Bắc Từ Liêm tâm huyết, sáng tạo”

(LĐTĐ) Ngày 25/4, quận Bắc Từ Liêm tổ chức vòng chung khảo giải thưởng “Nhà giáo Bắc Từ Liêm tâm huyết, sáng tạo” lần thứ 8 năm 2024. Tham gia vòng chung khảo có 15 nhà giáo có thời gian công tác ít nhất 3 năm liên tục trở lên.
Đưa hợp tác Hà Nội - Điện Biên ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả

Đưa hợp tác Hà Nội - Điện Biên ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả

(LĐTĐ) Ngày 25/4, tiếp tục chuỗi hoạt động tại tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố dẫn đầu đã có cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên.
Quân và dân Nghệ An đã đóng góp to lớn cho chiến thắng Điện Biên Phủ

Quân và dân Nghệ An đã đóng góp to lớn cho chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 4 tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân - dân Nghệ An”; cùng triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng”.

Tin khác

Quận Đống Đa: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng "Tháng Công nhân" năm 2024

Quận Đống Đa: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng "Tháng Công nhân" năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 25/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) quận Đống Đa tổ chức Lễ phát động “Tháng Công nhân”, “Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động” năm 2024 và phát động thi đua cao điểm 95 ngày chào mừng 95 năm thành lập Công đoàn Việt Nam.
Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm hợp tác nâng cao phúc lợi cho đoàn viên, người lao động

Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm hợp tác nâng cao phúc lợi cho đoàn viên, người lao động

(LĐTĐ) Thiết thực hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2024, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm vừa tổ chức hội nghị ký kết thỏa thuận hợp tác với doanh nghiệp nâng cao phúc lợi cho đoàn viên Công đoàn, người lao động.
Người lao động có quyền từ chối làm thêm giờ vào các ngày Lễ

Người lao động có quyền từ chối làm thêm giờ vào các ngày Lễ

(LĐTĐ) Luật sư Đặng Văn Thành (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) cho biết, theo quy định tại Điều 107, Bộ luật Lao động 2019, khi làm thêm phải được sự đồng ý của người lao động. Người sử dụng lao động không được ép buộc công nhân đi làm trong dịp lễ (trừ những trường hợp đã quy định trong Luật), nếu muốn, phải thoả thuận.
LĐLĐ huyện Đông Anh tổ chức cho công nhân lao động khám sức khỏe miễn phí

LĐLĐ huyện Đông Anh tổ chức cho công nhân lao động khám sức khỏe miễn phí

(LĐTĐ) Mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đông Anh đã tổ chức cho 100 công nhân lao động trên địa bàn huyện khám sức khỏe sinh sản, tầm soát phát hiện ung thư sớm miễn phí tại Bệnh viện Đa khoa Đông Anh.
Để Tháng Công nhân luôn là chuỗi ngày hội của người lao động

Để Tháng Công nhân luôn là chuỗi ngày hội của người lao động

(LĐTĐ) Trong những năm qua, Tháng Công nhân đã thực sự trở thành chuỗi ngày hội của công nhân lao động huyện Thanh Trì với nhiều hoạt động cụ thể, hiệu quả, thiết thực để tri ân, hướng về người lao động.
Chăm lo sức khỏe cho nữ công nhân lao động

Chăm lo sức khỏe cho nữ công nhân lao động

(LĐTĐ) Ngày 20/4, tại Khu Công nghiệp Nội Bài, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội đã diễn ra chương trình Khám sức khỏe, tầm soát phát hiện sớm ung thư; tư vấn, truyền thông kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản; phát thuốc miễn phí; trao tặng áo dài cho nữ công nhân lao động tại các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội.
Tiếp tục ký kết thỏa thuận hợp tác làm lợi cho người lao động

Tiếp tục ký kết thỏa thuận hợp tác làm lợi cho người lao động

(LĐTĐ) Ngày 20/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đông Anh và Bệnh viện Đa khoa Đông Anh tổ chức chương trình ký kết thỏa thuận hợp tác làm lợi cho người lao động.
Sáng nay (20/4), 600 công nhân Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội được tư vấn, khám sức khỏe miễn phí

Sáng nay (20/4), 600 công nhân Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội được tư vấn, khám sức khỏe miễn phí

(LĐTĐ) Hôm nay, 20/4, tại Khu Công nghiệp Nội Bài, huyện Sóc Sơn, Hà Nội diễn ra Chương trình khám sức khỏe sinh sản - truyền thông tư vấn - tầm soát phát hiện sớm ung thư, phát thuốc miễn phí cho nữ công nhân lao động (CNLĐ) các Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội.
Công đoàn Thủ đô luôn sát cánh, chăm lo đời sống công nhân lao động

Công đoàn Thủ đô luôn sát cánh, chăm lo đời sống công nhân lao động

(LĐTĐ) Thời gian qua, các cấp Công đoàn Hà Nội luôn sát cánh, đồng hành cùng chính quyền, doanh nghiệp tích cực triển khai các phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo. Đồng thời tiếp tục làm tốt công tác chăm lo cho đời sống công nhân lao động, đặc biệt là nhân dịp Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ).
LĐLĐ quận Hoàn Kiếm trao hỗ trợ gia đình nạn nhân vụ tai nạn lao động tại số nhà 22 ngõ Tức Mạc

LĐLĐ quận Hoàn Kiếm trao hỗ trợ gia đình nạn nhân vụ tai nạn lao động tại số nhà 22 ngõ Tức Mạc

(LĐTĐ) Ngày 16/4, đoàn cán bộ Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm do đồng chí Hoàng Hữu Tiến - Phó Chủ tịch LĐLĐ quận Hoàn Kiếm làm trưởng đoàn đã đến phúng viếng, chia buồn, trao hỗ trợ thân nhân nạn nhân Nguyễn Văn Tuấn Anh tại nhà riêng số 311 đường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động