Giao lưu trực tuyến: Đồng hành đảm bảo quyền lợi cho người lao động

(LĐTĐ) “Công đoàn đồng hành với doanh nghiệp đảm bảo chế độ chính sách cho người lao động” - là tên gọi của cuộc Giao lưu trực tuyến do báo Lao động Thủ đô và Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội phối hợp tổ chức, bắt đầu diễn ra từ 13h45 hôm nay (12/5), tại hội trường Vườn Bách Thảo Hà Nội.
Trực tuyến hình ảnh: Giải đáp vướng mắc về chế độ, chính sách và chăm sóc sức khỏe cho người lao động Giao lưu trực tuyến: Giải đáp chế độ, chính sách và chăm sóc sức khỏe cho người lao động Đối thoại - giao lưu trực tuyến: “Đặc sản” mang thương hiệu Lao động Thủ đô

Buổi giao lưu nằm trong chuỗi các hoạt động hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động năm 2022 của báo Lao động Thủ đô và Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội, với phương châm hướng về cơ sở, vì người lao động (NLĐ), bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của NLĐ thông qua tuyên truyền, phổ biến, nâng cao kiến thức pháp luật cho họ.

Giao lưu trực tuyến: Đồng hành đảm bảo quyền lợi cho người lao độngTrực tuyến hình ảnh: Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp đảm bảo chế độ, chính sách cho người lao động
Đại biểu dự buổi Giao lưu trực tuyến.

Đến dự buổi Giao lưu trực tuyến có các đồng chí: Nguyễn Chính Hữu - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội; Nguyễn Văn Bình - Phó Tổng Biên tập báo Lao động Thủ đô; Đinh Tuấn Anh - Phó Tổng Biên tập báo Lao động Thủ đô; Nguyễn Thị Thanh - Chủ tịch Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội.

Buổi Giao lưu trực tuyến còn có sự hiện diện đại diện các ban của LĐLĐ thành phố Hà Nội; LĐLĐ các quận, huyện, Công đoàn ngành, đại diện lãnh đạo doanh nghiệp, các đồng chí là Chủ tịch, Phó Chủ tịch Công đoàn cơ sở và đặc biệt là sự có mặt của gần 200 đoàn viên, NLĐ thuộc Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội.

Tham gia buổi Giao lưu trực tuyến có sự góp mặt của các chuyên gia: Bà Dương Thị Minh Châu - Trưởng phòng Truyền thông và Phát triển đối tượng Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội; Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Văn Hà - Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội; Luật sư Phạm Thanh Phương - Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH XTVN.

14h05: Phát biểu khai mạc buổi Giao lưu trực tuyến ông Nguyễn Văn Bình - Phó Tổng Biên tập báo Lao động Thủ đô cho biết: Thời gian qua dù đã được các cấp, ngành, tổ chức Công đoàn và doanh nghiệp quan tâm, song do diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 và giá cả tiêu dùng tăng cao, đời sống của CNVCLĐ, đặc biệt là công nhân lao động trực tiếp trong những ngành nghề đặc thù như ngành Xây dựng còn gặp nhiều khó khăn, vất vả.

Trực tuyến hình ảnh: Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp đảm bảo chế độ, chính sách cho người lao động
Phó Tổng Biên tập báo Lao động Thủ đô Nguyễn Văn Bình phát biểu khai mạc buổi Giao lưu trực tuyến

Đã vậy, có lúc, có nơi, các chế độ chính sách, quyền lợi dành cho NLĐ như tiền lương, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, đảm bảo an toàn lao động, bồi thường tai nạn lao động và nhất là chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của NLĐ còn chưa được thực hiện đầy đủ khiến NLĐ càng thêm thiệt thòi.

Trước tình hình đó, việc tuyên truyền, phổ biến, trang bị kiến thức pháp luật đặc biệt là pháp luật về lao động, bảo hiểm xã hội, an toàn lao động, các chế độ chính sách liên quan thiết thực tới người lao động để NLĐ nắm bắt, hiểu rõ, vừa có thể tự bảo vệ mình, vừa thực hiện đúng, đủ trách nhiệm của mình khi tham gia quan hệ lao động là rất cần thiết.

Đồng thời, đối với doanh nghiệp, khi được tuyên truyền, giải đáp cũng sẽ nắm rõ hơn, từ đó triển khai kịp thời, đầy đủ hơn các chế độ chính sách cho NLĐ, góp phần động viên, giữ chân được người lao động và xây dựng quan hệ lao động hài hòa làm nền tảng cho sự phát triển bền vững.

“Tôi hy vọng và mong muốn rằng, các đoàn viên, NLĐ sẽ không bỏ lỡ cơ hội quý được nghe giải đáp trực tiếp những điều mình đang thắc mắc. Do đó, nếu các bạn đang ở hội trường hãy mạnh dạn đặt những câu hỏi trực tiếp, nếu ở xa có thể gửi câu hỏi trực tuyến cho các chuyên gia của chúng tôi để được giải đáp, tư vấn một cách hữu ích, từ đó có thêm kiến thức bảo vệ quyền lợi của mình khi cần thiết”, ông Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh.

14h10: Phát biểu tại buổi giao lưu trực tuyến, bà Nguyễn Thị Thanh, Chủ tịch Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội, cho biết: Để thực hiện tốt chức năng đại diện chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho CNVCLĐ trong những năm qua, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đã bám sát nhiệm vụ chính trị của tổ chức Công đoàn Thành phố, có nhiều đối mới về nội dung, phương thức hoạt động theo hướng thiết thực hiệu quả, đã triển khai thực hiện nhiều hoạt động với các nhiệm vụ giải pháp cụ thể.

Trực tuyến hình ảnh: Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp đảm bảo chế độ, chính sách cho người lao động
Chủ tịch Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại buổi giao lưu trực tuyến

Trong đó, đặc biệt chú trọng công tác tuyên truyền vận động, phổ biến giáo dục và tư vấn pháp luật cho NLĐ. Công tác tuyên truyền luôn được chú trọng nhằm giúp NLĐ nâng cao nhận thức và hiểu biết pháp luật để chủ động tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cùa mình khi thực hiện hợp đồng lao động.

Bà Thanh cũng cho biết, hàng năm, Công đoàn ngành phối hợp với Trung tâm Tư vấn pháp luật LĐLĐ Thành phố tổ chức tuyên truyền, đối thoại về chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, luật lao động... với doanh nghiệp.

Đặc biệt, Công đoàn ngành và các Công đoàn cơ sở đã tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng tham gia kiểm tra, giám sát tại 20 đến 50% đơn vị trực thuộc về việc thực hiện các chế độ chính sách liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của NLĐ.

Điển hình như các chế độ chính sách về: Tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm, thực hiện thỏa ước lao động tập thể… qua đó đã phát hiện các vi phạm, kịp thời giải quyết hoặc kiến nghị các cơ quan chức năng giải quyết, góp phần xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp. Công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động cải thiện, điều kiện làm việc được chú trọng thường xuyên, không để xảy ra sự cố cháy nổ và tai nạn lao động nghiêm trọng.

“Hôm nay, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội phối hợp với báo Lao động Thủ đô tổ chức chương trình Giao lưu trực tuyến về pháp luật lao động cho CNVCLĐ ngành xây dựng Hà Nội nhằm hỗ trợ pháp lý, tập huấn nâng cao kiến thức pháp luật, quyền và nghĩa vụ cho người lao động”, bà Thanh nhấn mạnh.

14h15: Phát biểu chỉ đạo tại buổi giao lưu trực tuyến, ông Nguyễn Chính Hữu - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, biểu dương, đánh giá cao ý nghĩa thiết thực, kịp thời của hoạt động này. “Trong những ngày này, các cấp, ngành, tổ chức Công đoàn và doanh nghiệp đều tập trung, dồn lực, tổ chức nhiều hoạt động thiết thực để chăm lo, bảo vệ NLĐ.

Buổi giao lưu trực tuyến “Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp đảm bảo chế độ, chính sách cho người lao động” do báo Lao động Thủ đô và Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội phối hợp tổ chức hôm nay là một trong số những hoạt động thiết thực như vậy. Bởi lẽ, tuyên truyền, phổ biến, giải đáp kiến thức pháp luật cho đoàn viên, người lao động chính là một trong những cách bảo vệ tốt quyền lợi của đoàn viên, NLĐ”, ông Nguyễn Chính Hữu nhấn mạnh.

Trực tuyến hình ảnh: Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp đảm bảo chế độ, chính sách cho người lao động
Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Nguyễn Chính Hữu phát biểu chỉ đạo tại buổi Giao lưu trực tuyến.

Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố cũng đánh giá cao sự phối hợp, vào cuộc tích cực của các cấp Công đoàn Thủ đô, trong đó có Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội với báo Lao động Thủ đô trong việc tổ chức các hoạt động giao lưu trực tuyến suốt thời gian vừa qua.

Đặc biệt, ông Nguyễn Chính Hữu đánh giá cao công tác tổ chức chuyên nghiệp, công phu, chu đáo của báo Lao động Thủ đô nhất là trong việc mời các chuyên gia uy tín trả lời câu hỏi của bạn đọc cũng như lựa chọn được những chủ đề rất đúng, trúng, phù hợp với nguyện vọng của NLĐ và tình hình thực tiễn ở từng địa bàn, từng thời điểm.

Ông Nguyễn Chính Hữu đề nghị các đoàn viên, công nhân lao động hãy thẳng thắn, mạnh dạn nêu nhiều câu hỏi và đề nghị các chuyên gia sẽ vận dụng tốt các kiến thức lý thuyết cũng như kinh nghiệm thực tiễn, trang bị thông tin đầy đủ, thiết thực nhất đối với NLĐ.

Trực tuyến hình ảnh: Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp đảm bảo chế độ, chính sách cho người lao động
Lãnh đạo báo Lao động Thủ đô và Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội tặng hoa các chuyên gia.

14h20: Các chuyên gia bắt đầu trả lời câu hỏi, thắc mắc về chế độ chính sách của người lao động và bạn đọc

- Chị Nguyễn Thị Vân Anh (Xí nghiệp 6, Công ty TNHH MTV Vườn thú Hà Nội): Tôi bị F0 và được cơ quan cho làm việc từ xa, tôi muốn hỏi những ngày đó tôi có đồng thời được hưởng tiền lương và bảo hiểm xã hội (BHXH) không?

Trực tuyến hình ảnh: Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp đảm bảo chế độ, chính sách cho người lao động
Chị Phạm Thị Hòa, Chi nhánh Hai bà Trưng, Công ty Môi trường đô thị Hà Nội, đặt câu hỏi.

- Chuyên gia Nguyễn Thị Minh Châu: Trợ cấp BHXH là nhằm giúp cho NLĐ phần nào bị giảm thu nhập. Nếu bạn mắc bệnh, ở nhà nhưng triệu chứng nhẹ, vẫn có thể làm việc được và được hưởng lương đầy đủ, thu nhập không giảm thì không được hưởng trợ cấp BHXH.


- Chị Phạm Thị Hòa (Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội chi nhánh Hai Bà Trưng): Tôi được biết hiện nay Thành phố đang triển khai gói hỗ trợ thuê nhà trọ cho công nhân lao động, vậy thủ tục cụ thể như thế nào, thưa chuyên gia?

Giao lưu trực tuyến: Đồng hành đảm bảo quyền lợi cho người lao động

- Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Về gói hỗ trợ thuê nhà, hiện Thành phố đã có quy định cụ thể, theo đó người lao động sẽ làm theo mẫu 01, theo quyết định 08 và nộp lại cho đơn vị quản lý NLĐ. Đơn vị này sẽ có trách nhiệm nộp về cơ quan quận, huyện, thị xã nơi NLĐ đang đứng chân trên địa bàn. Ủy ban sẽ có những đối chiếu và xác định, chuyển sang cơ quan bảo hiểm.

- Luật sư Nguyễn Văn Hà bổ sung: Để hỗ trợ tiền thuê nhà cho NLĐ do ảnh hưởng của dịch Covid-19, liên quan đến các điều kiện tiêu chuẩn, Thành phố đã ủy quyền cho cấp quận, huyện. Bởi vậy, người lao động cần chú ý Thành phố hỗ trợ 3 tháng tiền thuê nhà. Hoạt động này cũng chỉ được áp dụng với công nhân trong khu công nghiệp và chế xuất, các vùng kinh tế trọng điểm mới được nhận hỗ trợ.


- Chị Đỗ Thị Quỳnh Điệp (công nhân Chi nhánh Đống Đa của Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội): Theo Nghị quyết 27 của Bộ Chính trị về ban hành chính sách cải cách tiền lương thì từ năm 2021 sẽ trả lương theo vị trí việc làm. Vậy, tới đây đối với những lao động trực tiếp làm việc trong lĩnh vực độc hại thì lương có bị thay đổi nhiều không? Có được hưởng phụ cấp nữa không?

- Luật sư Nguyễn Văn Hà: Chính sách tiền lương trong năm 2022 cũng sẽ có điều chỉnh nhất định, Hội đồng tiền lương quốc gia vừa qua đã biểu quyết thông qua đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7/2022, với mức đề xuất điều chỉnh dự kiến tăng 6-7%. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có văn bản chính thức và quyền quyết định cuối cùng thuộc về Chính phủ.

Trực tuyến hình ảnh: Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp đảm bảo chế độ, chính sách cho người lao động
Chị Nguyễn Thị Vân Anh - Xí nghiệp 6, Công ty TNHH MTV Vườn thú Hà Nội, đặt câu hỏi.

Luật sư Phạm Thanh Phương bổ sung: Theo tinh thần Nghị quyết 27, thời gian tới sẽ sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành, với phụ cấp độc hại nguy hiểm sẽ gộp chung với phụ cấp ưu đãi nghề, gọi chung là phụ cấp nghề. Nếu Chính phủ thông qua thì theo quy định mới sẽ không còn tên gọi là phụ cấp độc hại nữa, mà những người lao động làm công việc độc hại nguy hiểm sẽ hưởng phụ cấp theo nghề.


- Anh Vũ Quốc Hùng (Công ty TNHH MTV Công viên Cây xanh): Tôi xin hỏi các chuyên gia những đối tượng nào trong doanh nghiệp bắt buộc phải huấn luyện an toàn vệ sinh lao động? Việc huấn luyện an toàn vệ sinh lao động trong tổ chức, doanh nghiệp được thực hiện như thế nào?

- Luật sư Phạm Thanh Phương: Có 6 nhóm đối tượng trong doanh nghiệp bắt buộc phải huấn luyện an toàn vệ sinh lao động gồm:

Giao lưu trực tuyến: Đồng hành đảm bảo quyền lợi cho người lao động

Nhóm 1: Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương; cấp phó của người đứng đầu theo quy định được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động.

Nhóm 2: Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: Chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở; người trực tiếp giám sát về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.

Nhóm 3: NLĐ làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động là người làm công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

Nhóm 4: NLĐ không thuộc các nhóm 1, 3, 5, 6 quy định tại khoản này, bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động.

Trực tuyến hình ảnh: Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp đảm bảo chế độ, chính sách cho người lao động
Chị Đỗ Thị Quỳnh Điệp - Chi nhánh Đống Đa, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội, hỏi

Nhóm 5: Người làm công tác y tế.

Nhóm 6: An toàn, vệ sinh viên theo quy định tại Điều 74 Luật an toàn, vệ sinh lao động.

Việc huấn luyện an toàn vệ sinh lao động là hoạt động là bắt buộc. Về nội dung, mỗi nhóm đối tượng sẽ có nội dung huấn luyện an toàn vệ sinh lao động đặc thù.

Đối với các doanh nghiệp, đơn vị không thực hiện huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho các đối tượng trên, sẽ bị xử phạt hành chính theo Luật An toàn vệ sinh lao động.


- Chị Công Thị Bích Hồng (Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội): Gần đây tôi thấy có hiện tượng rút BHXH 1 lần, tôi vẫn chưa hiểu nó như thế nào, xin chuyên gia giải đáp giúp tôi?

- Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Việc làm này giống như việc bán lúa non, hoạt động này tập trung nhiều ở miền Nam. Ở miền Bắc, hoạt động này nảy sinh không nhiều. Có thể hiểu, đây là việc thanh toán bảo hiểm với người đóng 20 năm và chưa đủ thời gian nghỉ hưu nhưng họ muốn thanh toán bảo hiểm một lần.

Trực tuyến hình ảnh: Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp đảm bảo chế độ, chính sách cho người lao động
Anh Vũ Quốc Hùng – Công ty TNHH MTV Công viên Cây xanh, đặt câu hỏi.

Tuy nhiên, quyền lợi của những trường hợp này sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Tôi có lời khuyên đến NLĐ rằng, khi chúng ta đủ điều kiện nghỉ hưu thì hoàn toàn có thể bỏ tiền để đóng bảo hiểm 1 lần để đủ điều kiện hưởng để hưởng đầy đủ các chế độ liên quan đến bảo hiểm.


- Anh Lâm Mạnh Hùng (đoàn viên Công đoàn Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội): Tôi được biết trước đây Công đoàn có chính sách hỗ trợ cho đoàn viên, NLĐ bị F0 cũng như F1, tuy nhiên chính sách này đang tạm dừng, xin hỏi hiện tại với các đoàn viên khác bị F0, F1 sau này thì có chính sách hỗ trợ nào không?

Giao lưu trực tuyến: Đồng hành đảm bảo quyền lợi cho người lao động

- Luật sư Nguyễn Văn Hà: Trong thời gian dịch bệnh Covid-19 bùng phát gây nhiều ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội, đời sống việc làm của người lao động thì các cấp ngành và tổ chức Công đoàn có nhiều chính sách hỗ trợ cho NLĐ bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, trong đó có chính sách hỗ trợ cho người lao động bị F0, F1. Tuy nhiên, đến nay việc nhiễm Covid-19 đã rất phổ biến, mức độ nghiêm trọng không lớn, thì việc thay đổi chính sách là phù hợp.

Theo đó, từ 1/3, Công đoàn không còn chính sách sách hỗ trợ F0 nữa. Trong điều kiện này, nếu trường hợp đoàn viên là F0 mà vẫn đủ sức khỏe, có thể làm việc online tại nhà, hưởng lương đầy đủ thì không được hỗ trợ. Còn nếu đoàn viên là F0 triệu chứng nặng, phải nằm viện điều trị thì sẽ được hưởng chế độ ốm đau như quy định của pháp luật, còn chế độ hỗ trợ khác thì căn cứ vào điều kiện thực tiễn của từng đơn vị để hỗ trợ với mức phù hợp.


- Chị Trần Thị Hồng Nhung (công nhân Chi nhánh Ba Đình, Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội): Quy định tuổi nghỉ hưu ở lĩnh vực làm việc độc hại ra sao, xin chuyên gia cho biết rõ hơn?

- Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Tuổi nghỉ hưu thay đổi theo Bộ luật Lao động có hiệu lực từ năm 2021, theo đó nữ cộng thêm 4 tháng, với nam là thêm 3 tháng. Như vậy, với nữ là 55 tuổi 4 tháng, nam là 60 tuổi 3 tháng. Với ngành nghề độc hại, đương nhiên chúng ta sẽ được nghỉ sớm trước 5 năm tuổi đời.


- Anh Âu Quang Minh (Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội): Tôi muốn hỏi liệu có xảy ra trường hợp NLĐ bị tai nạn lao động khi đi lĩnh bảo hiểm thì mới phát hiện công ty đang nợ BHXH, vậy trường hợp này NLĐ cần làm những gì?

Trực tuyến hình ảnh: Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp đảm bảo chế độ, chính sách cho người lao động
Chị Công Thị Bích Hồng - Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội, đặt câu hỏi.

- Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Hiện có 2 chế độ mà NLĐ hay sử dụng nhiều nhất là chế độ ốm đau và thai sản. Với những đơn vị/doanh nghiệp nợ đóng BHXH thì bảo hiểm vẫn nhận hồ sơ, chờ hoàn thiện.

Tuy nhiên, khi nào đơn vị đóng đủ tiền để NLĐ đó đủ điều kiện hưởng chế độ BHXH, thì cơ quan bảo hiểm mới chuyển tiền cho NLĐ. Bởi vậy, NLĐ cần thông tin, giục đơn vị/doanh nghiệp hoàn tất đóng BHXH để được hưởng các chế độ đầy đủ.


- Chị Nguyễn Thị Minh Huệ (Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông): Tôi làm kế toán tại Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông. Ngoài giờ làm việc tôi có nhận làm báo cáo thuế cho một công ty bên ngoài, tôi xin hỏi việc tính lương sẽ được tính như thế nào? Tôi ký hợp đồng gì và đóng BHXH như thế nào? Tôi chỉ đóng BHXH tại Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông thì có được không?

Trực tuyến hình ảnh: Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp đảm bảo chế độ, chính sách cho người lao động
Anh Lâm Mạnh Hùng - Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội, hỏi

- Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Về việc đóng BHXH, tôi xin trả lời là trong quá trình đi làm, NLĐ có thể ký nhiều hợp đồng lao động nhưng chỉ phải đóng BHXH trên hợp đồng lao động đầu tiên. Tuy nhiên, với bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì phải đóng cho tất cả các loại hợp đồng.

Còn về việc ký hợp đồng thì hiện nay, theo quy định của pháp luật chỉ có hai loại hợp đồng là hợp đồng có thời hạn và không xác định thời hạn chứ không còn hợp đồng mùa vụ hay bán thời gian nữa. Và đã ký hợp đồng thời hạn hay không thời hạn thì việc tính lương đều theo quy định của pháp luật.

Giao lưu trực tuyến: Đồng hành đảm bảo quyền lợi cho người lao động

- Luật sư Nguyễn Văn Hà bổ sung: Như chị Châu đã nói, theo quy định của Bộ luật Lao động hiện nay thì có hai loại hợp đồng xác định thời hạn và không xác định thời hạn, không còn hợp đồng mùa vụ, hay bán thời gian nữa. Trên thực tế hiện nay, các trường hợp có chuyên môn kế toán ngoài công việc ở công ty chính vẫn có thể nhận làm thêm ở các doanh nghiệp bên ngoài mà không bắt buộc phải đến cơ quan.

Trường hợp này là giao một việc cho một người trong thời gian nhất định, dạng khoán việc, vì thế trong trường hợp bạn hỏi nếu hai bên nếu không ký hợp đồng lao động có thời hạn hoặc không có thời hạn thì có thể đề xuất ký hợp đồng khoán việc. Trường hợp này không phải đóng BHXH nhưng vẫn phải có trách nhiệm nộp thuế thu nhập cá nhân.


- Chị Đặng Thị Hiền (Công nhân chăn nuôi Vườn thú Hà Nội): Xin hỏi các chuyên gia, trong quá trình làm việc mà NLĐ phát hiện ra nguy cơ mất an toàn lao động thì phải báo cáo với ai? Nếu báo cáo rồi mà tình trạng mất an toàn vẫn diễn ra thì phải làm thế nào?

Trực tuyến hình ảnh: Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp đảm bảo chế độ, chính sách cho người lao động
Phó Tổng Biên tập báo Lao động Thủ đô Nguyễn Văn Bình tặng quà cho công nhân trả lời đúng câu hỏi giao lưu

- Luật sư Nguyễn Văn Hà: NLĐ trong quá trình làm việc cần đảm bảo công việc, đồng thời đảm bảo an toàn vệ sinh lao động. Trong quá trình làm việc, NLĐ cần tự xác định nguy cơ mất an toàn vệ sinh lao động ở mức nào tùy theo điều kiện, tính chất, mức độ để báo cáo đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Thông thường là báo cáo người quản lý theo cấp từ thấp đến cao. Đối với trường hợp mất an toàn vệ sinh lao động nguy cơ cao, thì NLĐ phải tự xử lý, trước khi báo cáo cơ quan có thẩm quyền.

Khi môi trường làm việc mất an toàn vệ sinh lao động, NLĐ đã báo cáo mà đơn vị, doanh nghiệp chưa khắc phục, trong khi tình hình ngày càng xấu thì cần báo cáo vượt cấp.

Nếu để xảy ra cháy nổ… thì người được báo cáo không có biện pháp khắc phục sẽ phải chịu trách nhiệm. Hoặc với những công việc không đảm bảo an toàn vệ sinh lao động thì bản thân NLĐ cũng có thể từ chối làm công việc đó.


- Anh Nguyễn Thanh Thuỷ (Phòng Bảo vệ Công ty TNHH Vườn Thú Hà Nội): Xin chuyên gia cho biết, việc chủ sử dụng lao động sa thải hoặc chấm dứt hợp đồng với NLĐ cần phải đảm bảo những quy định nào?

- Luật sư Phạm Thanh Phương: Sa thải và chấm dứt hợp đồng lao động là hai việc khác nhau, cả về bản chất và trình tự, thủ tục, dù đều có kết quả là chấm dứt giao kết lao động giữa NLĐ và chủ sử dụng lao động.

Trực tuyến hình ảnh: Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp đảm bảo chế độ, chính sách cho người lao động
Chủ tịch Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội Nguyễn Thị Thanh tặng quà cho NLĐ

Tuy nhiên, trong việc chấm dứt hợp đồng lao động thì người chủ sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo đúng quy định của pháp luật, trong một số trường hợp theo Bộ luật Lao động như: NLĐ thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động và mức độ không hoàn thành căn cứ theo quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc mà chủ sử dụng lao động đã ban hành, khi ban hành phải tham khảo ý kiến của đại diện NLĐ tại cơ sở.

Một trường hợp nữa là trường hợp NLĐ ốm đau, điều trị dài ngày mà không thể hồi phục được; hoăc người sử dụng lao động phải chấm dứt hoạt động kinh doanh sản xuất do thiên tai, địch họa; phải sắp xếp lại hoạt động theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền... thì người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Ngoài ra, còn có trường hợp NLĐ trong quá trình giao kết hợp đồng với chủ sử dụng lao động đã có hành vi gian dối, cung cấp thông tin sai sự thật khiến việc tuyển dụng NLĐ bị ảnh hưởng thì người sử dụng lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với NLĐ.

Trực tuyến hình ảnh: Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp đảm bảo chế độ, chính sách cho người lao động
Phó Tổng Biên tập báo Lao động Thủ đô Đinh Tuấn Anh tặng quà cho đoàn viên trả lời đúng câu hỏi giao lưu.

Trong những trường hợp này, người sử dụng lao động phải đảm bảo trình tự thủ tục, thời gian báo trước cho người lao động theo quy định, tùy vào loại hợp đồng hai bên đã giao kết.

Còn với trường hợp sa thải NLĐ: Người sử dụng lao động chỉ có quyền sa thải khi NLĐ vi phạm kỷ luật lao động. Người sử dụng lao động phải đảm bảo căn cứ, cơ sở theo pháp luật thì mới có quyền xử lý kỷ luật NLĐ bằng sa thải như: NLĐ có hành vi say rượu, đánh bạc, đánh nhau, sử dụng ma túy tại nơi làm việc; nghỉ việc không có lý do chính đáng đến 5 ngày cộng dồn/1 tháng, 20 ngày cộng dồn/1 năm.

Ngoài ra, còn có trường hợp người sử dụng lao động có thể sa thải khi NLĐ có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động... những điều này phải đươc quy định trong Nội quy lao động của doanh nghiệp và được đăng ký với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp có trụ sở.

- Anh Nguyễn Văn Cường (công nhân Vườn Thú Hà Nội): Xin chuyên gia cho biết, hàng tháng tôi được lương 6 triệu nhưng chỉ được trả 4 triệu, số tiền chưa chi trả ấy gộp lại cuối năm chúng tôi mới được nhận, vậy chúng tôi có phải đóng thuế thu nhập cá nhân trên số tiền đó không? Trong trường hợp này, doanh nghiệp thu thuế thu nhập cá nhân của NLĐ thì đó là đúng hay sai?

Trực tuyến hình ảnh: Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp đảm bảo chế độ, chính sách cho người lao động
Anh Nguyễn Văn Cường - Công ty TNHH MTV Vườn thú Hà Nội, đặt câu hỏi.

- Luật sư Nguyễn Văn Hà: Nếu khoản lương của anh nằm trong hạn mức không nộp thuế thu nhập thì sẽ không cần nộp thuế thu nhập cá nhân đó là chưa kể anh còn có thêm trường hợp miễn trừ gia cảnh.

- Chuyên gia Dương Thị Minh Châu bổ sung: Thuế thu nhập được đóng trên tổng thu nhập 1 năm của NLĐ. Nếu nguồn đó vượt lên thì chúng ta phải đóng và ngược lại.


- Chị Đỗ Thị Huyền (Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị chi nhánh Hoàn Kiếm): Theo quy định chế độ nghỉ lễ, Tết thì một năm chúng tôi được nghỉ lễ, Tết là 11 ngày, nhưng do đặc thù công việc, chúng tôi thường xuyên phải đi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, xin hỏi ngoài tiền ngày lễ và tiền công theo quy định thì những ngày nghỉ lễ đó chúng tôi có được nhận thêm chế độ gì không?

- Luật sư Nguyễn Văn Hà: Theo quy định của pháp luật, một ngày làm việc bình thường người lao động được hưởng 100% tiền lương, nhưng nếu đi làm vào ngày lễ thì phải nhân theo hệ số lên đến 300%.

Ví dụ, lương một ngày làm việc bình thường của bạn là 1 triệu đồng thì khi bạn đi làm ngày lễ sẽ được hưởng là 3 triệu đồng. Đây cũng chỉ là tính số giờ làm việc bình thường, nếu làm thêm giờ thì tiền lương sẽ được tăng lên theo số lượng giờ làm thêm và cũng nhân hệ số 300%.


- Một bạn đọc hỏi: Tôi kiểm tra trong phần mềm VssID thấy thời gian công tác tại đơn vị cũ chưa được điền vào, vậy tôi có thể đính chính như thế nào và ở đâu?

Giao lưu trực tuyến: Đồng hành đảm bảo quyền lợi cho người lao động

- Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Cơ quan BHXH đã xây dựng phầm mềm VssID để phối hợp với NLĐ đang tham gia BHXH có thể kiểm tra quá trình tham gia BHXH, hưởng chế độ bảo hiểm y tế khi khám chữa bệnh. Với NLĐ công tác tại nhiều nơi, chưa đầy đủ được quá trình tham gia BHXH có thể do ở cơ quan cũ chưa chốt sổ BHXH, hoặc do cơ quan BHXH chưa cập nhật đầy đủ.

Nếu do cơ quan BHXH chưa cập nhật đầy đủ thì NLĐ có thể gửi thông tin mã số BHXH đến trang Zalo của BHXH Hà Nội để cơ quan BHXH cập nhật đầy đủ. Còn nếu do cơ quan cũ chưa chốt sổ BHXH thì NLĐ cần đến cơ quan cũ để làm thủ tục chốt sổ BHXH rồi sau đó cơ quan BHXH sẽ cập nhật đầy đủ.


- Chị Đặng Thị Tuyết Lan (Công ty Nước sạch Hà Nội): Xin chuyên gia cho biết, Công đoàn có thể đại diện cho NLĐ khởi kiện doanh nghiệp tuy nhiên trường hợp không có Công đoàn thì người lao động có thể khởi kiện doanh nghiệp liên quan đến vi phạm các chế độ hay không?

- Luật sư Phạm Thanh Phương: Theo quy định của Luật Bảo hiểm thì doanh nghiệp chậm nộp bảo hiểm, quyền lợi của người lao động bị ảnh hưởng thì NLĐ hoàn toàn có thể tự đứng lên yêu cầu doanh nghiệp bồi thường.

Theo quy định tại Bộ luật Lao động năm 2019 thì những tranh chấp liên quan thì người sử dụng lao động sẽ phải trải qua giai đoạn hòa giải trước khi làm việc tại tòa. Với giai đoạn này người lao động có thể gửi đơn đến cấp quận, huyện. Sau phiên hòa giải mà không thành công thì người lao động có thể nộp đơn tại tòa.

Giao lưu trực tuyến: Đồng hành đảm bảo quyền lợi cho người lao động

- Luật sư Nguyễn Văn Hà bổ sung: Liên quan đến quyền lợi của NLĐ, chúng ta có đại diện là tổ chức Công đoàn, trong trường hợp không có tổ chức công đoàn, nhiều cá nhân sẽ phải tự khởi kiện. Như vậy, khó đảm bảo quyền lợi. Tôi được biết nhiều nơi, người lao động sẽ ủy quyền cho tổ chức Công đoàn. Công đoàn sẽ đại diện tốt nhất cho NLĐ. Hy vọng thời gian tới các cơ quan quản lý sẽ nghiên cứu bổ sung.

- Chuyên gia Dương Thị Minh Châu bổ sung: Quy định về quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ thì hoàn toàn có thể khiếu nại. Việc khiếu nại tại đơn vị nếu đơn vị không giải quyết chúng ta hoàn toàn có thể qua các đơn vị như Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để giải quyết quyền lợi về hợp đồng lao động; bước cuối cùng là khởi kiện ra tòa.


- Anh Trần Mạnh Tuấn (Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội): Công ty tôi xử lý chất thải y tế, tôi xin hỏi lĩnh vực này có nằm trong lĩnh vực công việc độc hại hay không? Có được hưởng chế độ gì không thưa chuyên gia?

- Luật sư Phạm Thanh Phương: Xử lý chất thải y tế có nằm trong những công việc, ngành nghề nặng nhọc, độc hại nguy hiểm.

- Chuyên gia Dương Thị Minh Châu bổ sung: Khi NLĐ kê khai, ký hợp đồng lao động, NLĐ cần kê khai đầy đủ tên ngành nghề mình làm việc. Để cơ quan BHXH dựa vào đó căn cứ đưa vào danh mục thuộc ngành, nghề nặng nhọc, độc hại hay không.

Mức lương của công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc có độ phức tạp tương đương làm việc trong điều kiện lao động bình thường.


- Một bạn đọc hỏi: Hàng tháng tôi được Công ty trả lương và các khoản phụ cấp qua tài khoản nhưng không nhận được bảng kê chi tiết, vậy tôi có thể yêu cầu Công ty gửi bảng kê chi tiết hay không?

- Luật sư Phạm Thanh Phương: Theo quy định của Bộ luật Lao động 2015 và Bộ luật Lao động 2019 thì hình thức trả lương qua tài khoản đều đã áp dụng từ lâu, nhưng Bộ luật Lao động 2019 quy định rõ ràng hơn trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc trả chi phí ngân hàng để thiết lập và duy trì tài khoản ngân hàng để trả lương cho người lao động.

Trực tuyến hình ảnh: Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp đảm bảo chế độ, chính sách cho người lao độngTrực tuyến hình ảnh: Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp đảm bảo chế độ, chính sách cho người lao động
Ê kíp truyền trực tuyến.

Về nghĩa vụ cung cấp các bản kê cụ thể các khoản thu nhập của người lao động, luật cũng đã quy định rõ là hàng tháng người sử dụng lao động phải cung cấp cho người lao động bảng kê cụ thể các khoản thu nhập hàng tháng như tiền lương, tiền lương làm thêm, phụ cấp... để người lao động có thể biết được chính xác thu nhập của mình. Như vậy, người lao động hoàn toàn có quyền yêu cầu cung cấp bản kê này.

- Một người lao động hỏi: Công việc bảo vệ có đặc thù phải làm việc liên tiếp 7 ngày/ tuần không và ngày nghỉ lễ, phép thì quyền lợi, thời giờ làm việc được tính thế nào?

- Luật sư Nguyễn Văn Hà: Mỗi doanh nghiệp tùy quy mô hoạt động đều phải thuê nhân viên bảo vệ để bảo vệ tài sản, an ninh của doanh nghiệp. Thời giờ làm việc của nhân viên bảo vệ cũng không cố định và thường là kéo dài, nhất là đối với những doanh nghiệp thuê ít nhân viên bảo vệ thì họ không có thời gian luân chuyển.

Chúng ta hãy lấy thời gian làm việc bình thường theo quy định của pháp luật để xem quyền lợi mình được hưởng như thế nào. Đó là thời gian làm việc bình thường là 8h và nếu làm thêm thì không quá 12h trong một ngày, không quá 48h trong một tuần và sẽ được hưởng tiền làm thêm.

Nếu thời gian làm việc của bảo vệ mà kéo dài quá thì phải để xuất doanh nghiệp tuyển thêm lao động để có thời gian luân chuyển, không thì sẽ vi phạm quy định của pháp luật, quan trọng là người lao động có dám nói hay không.

Trong trường hợp cụ thể bạn hỏi thì phải căn cứ vào hợp đồng lao động,vì cũng có những người thỏa thuận chấp nhận kéo dài thời gian làm việc để hưởng lương cao nhưng nhìn chung kéo dài quá thời gian như tôi nói trên là cũng không đúng với quy định của pháp luật.

Kết thúc buổi Giao lưu trực tuyến, Phó Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô Nguyễn Văn Bình cho biết: Sau hơn 2h trực tuyến với trên 30 câu hỏi liên quan đến chế độ chính sách thiết thực của NLĐ, buổi trực tuyến đã thực sự trở thành diễn đàn với sự giải đáp thỏa đáng của đội ngũ chuyên gia về các lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tiền lương, thưởng, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, bảo đảm an toàn lao động.
Nhóm PV

Bài viết cùng chủ đề

Tọa đàm, Giao lưu trực tuyến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hé lộ nguyên nhân khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

Hé lộ nguyên nhân khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

(LĐTĐ) Liên quan đến vụ tai nạn lao động khiến 7 người tử vong ở Yên Bái, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Yên Bái vừa thông tin về nguyên nhân vụ việc.
Tăng tỷ lệ kết nối cung - cầu lao động trên địa bàn huyện Thạch Thất

Tăng tỷ lệ kết nối cung - cầu lao động trên địa bàn huyện Thạch Thất

(LĐTĐ) Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Thạch Thất năm 2024 diễn ra ngày 26/4, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Thạch Thất, đã thu hút 30 đơn vị, doanh nghiệp tham gia với nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh 2.350 chỉ tiêu.
Quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt hơn nhờ ứng dụng công nghệ ánh sáng và IoT

Quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt hơn nhờ ứng dụng công nghệ ánh sáng và IoT

(LĐTĐ) Internet vạn vật (IoT) mở ra những tiềm năng lớn trong việc tạo ra các quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt và hiệu quả. IoT không chỉ làm thay đổi cách mà các nhà máy hoạt động, mà còn tạo ra một môi trường sản xuất linh hoạt và kết nối, giúp tăng năng suất và giảm chi phí.
Khánh Hoà: Xác định vi khuẩn khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm

Khánh Hoà: Xác định vi khuẩn khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm

(LĐTĐ) Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm tỉnh Khánh Hoà vừa có báo cáo xác định vi khuẩn Staphylococcus aureus là nguyên nhân khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn (Khánh Hoà) ngộ độc thực phẩm.
Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Thị ủy Sơn Tây tổ chức Lễ phát động Cuộc thi tìm hiểu "Thị xã Sơn Tây - Lịch sử hình thành và phát triển”; sưu tầm, trao tặng hiện vật, xây dựng Phòng Truyền thống thị xã và hưởng ứng Cuộc thi tìm hiểu chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Người dân bắt đầu rời Hà Nội về quê nghỉ lễ:  Các hướng ra cửa ngõ Thủ đô  đông "như nêm"

Người dân bắt đầu rời Hà Nội về quê nghỉ lễ: Các hướng ra cửa ngõ Thủ đô đông "như nêm"

(LĐTĐ) Chiều nay (26/4), sau khi kết thúc ngày làm việc cuối cùng, măc thời tiết tại Hà Nội nắng nóng gay gắt, nhưng hàng vạn người dân lỉnh kỉnh đồ đạc rời Thủ đô về quê nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Do lưu lượng phương tiện tăng cao đột biến nên đã xảy ra ùn ứ cục bộ ở các của ngõ Thủ đô.
Agribank - Chi nhánh Cầu Giấy tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

Agribank - Chi nhánh Cầu Giấy tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

(LĐTĐ) Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) – Chi nhánh Cầu Giấy có nhu cầu tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024.

Tin khác

Huyện Mỹ Đức phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ

Huyện Mỹ Đức phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ

(LĐTĐ) Sáng nay (26/4), UBND huyện và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Mỹ Đức phối hợp tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân; tổ chức Hội khỏe công nhân, viên chức, lao động huyện Mỹ Đức năm 2024.
Công đoàn Trường THCS Hữu Bằng tích cực tham gia hiến máu tình nguyện

Công đoàn Trường THCS Hữu Bằng tích cực tham gia hiến máu tình nguyện

(LĐTĐ) Nhận thức hiến máu tình nguyện là một việc làm có ý nghĩa, các đoàn viên Công đoàn Trường THCS Hữu Bằng (huyện Thạch Thất, Hà Nội) luôn nhiệt tình đăng ký tham gia và sẵn sàng hiến máu khi có người cần, thể hiện trách nhiệm chia sẻ với cộng đồng.
Công đoàn HANDICO: Nghiêm túc triển khai Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ

Công đoàn HANDICO: Nghiêm túc triển khai Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ

(LĐTĐ) Lãnh đạo Công đoàn Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội (HANDICO) đề nghị các cấp Công đoàn Tổng Công ty nghiêm túc hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024 bằng những hoạt động cụ thể, thiết thực, trong đó có 8 hoạt động quan trọng.
Lan tỏa cuộc thi ảnh “Duyên dáng áo dài nữ CNVCLĐ quận Đống Đa” năm 2024

Lan tỏa cuộc thi ảnh “Duyên dáng áo dài nữ CNVCLĐ quận Đống Đa” năm 2024

(LĐTĐ) Sau gần nửa tháng triển khai, cuộc thi ảnh tập thể “Duyên dáng áo dài nữ công nhân, viên chức, lao động quận Đống Đa”, lần thứ 2 năm 2024, đã thu hút sự tham gia của 146 Công đoàn cơ sở với trên 300 bức ảnh dự thi.
Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp báo Lao động Thủ đô thành công tốt đẹp

Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp báo Lao động Thủ đô thành công tốt đẹp

(LĐTĐ) Tại Lễ bế mạc Giải bóng đá Công nhân, viên chức, lao động Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX - năm 2024, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội đã tặng Bằng khen cho 4 tập thể có thành tích xuất sắc; Ban Tổ chức trao cúp vô địch cho đội bóng Liên đoàn Lao động quận Bắc Từ Liêm.
Tiếp tục làm tốt công tác chăm lo

Tiếp tục làm tốt công tác chăm lo

(LĐTĐ) Sáng 26/4, Công ty CP Đường sắt Nghệ Tĩnh (đóng tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An) đã tổ chức Hội nghị người lao động năm 2024.
Long Biên: Triển khai 14 hoạt động trong Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

Long Biên: Triển khai 14 hoạt động trong Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

(LĐTĐ) Nhằm làm tốt hơn nữa công tác đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động, trong Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên sẽ tập trung triển khai 14 hoạt động.
LĐLĐ huyện Thanh Trì tập trung 7 nhiệm vụ quan trọng trong quý II

LĐLĐ huyện Thanh Trì tập trung 7 nhiệm vụ quan trọng trong quý II

(LĐTĐ) Với những kết quả đã đạt được trong qúy I/2024, bước sang quý II, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thanh Trì tập trung vào 7 nhiệm vụ trọng tâm, trong đó đẩy mạnh các hoạt động Tháng Công nhân, phát động và nâng cao hiệu quả các phong trào thi đua, nhất là phong trào thi đua “Lao động giỏi”, “Sáng kiến, sáng tạo”.
Công đoàn thành phố Vinh sẽ tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực, lan toả trong Tháng Công nhân

Công đoàn thành phố Vinh sẽ tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực, lan toả trong Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Sáng 26/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố (TP) Vinh tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân, Tháng Hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2024.
Hà Nội: Khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong phong trào Văn hóa - Thể thao

Hà Nội: Khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong phong trào Văn hóa - Thể thao

(LĐTĐ) Chiều 25/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch tổ chức hoạt động kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024) và tổng kết chuyên đề Văn hóa - Thể thao năm 2023.
Xem thêm
Phiên bản di động