Giải quyết án oan, sai: Để nhà nước, nhân dân đều không bị thiệt
Hơn 40 năm tử tù oan, ông Thêm sẽ được nhận 12 tỉ đồng? | |
Giải pháp giảm án oan sai: Cần nâng cao vị thế của luật sư |
Vì sao lại xảy ra nhiều án oan sai? Làm thế nào để giảm án oan sai? Và bồi thường án oan sai thế nào, lấy nguồn ở đâu để bồi thường? Là những nội dung mà PV lược trích ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khi thảo luận về dự thảo Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước (sửa đổi)
Để tránh oan sai phải giám sát chặt chẽ từ khâu điều tra đến xét xử. |
Lấy tiền thu từ phạm tội để trả án oán sai
Theo ông Nguyễn Hòa Bình, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước hiện hành, việc bồi thường chủ yếu được thực hiện với oan sai trong lĩnh vực hình sự, còn hành chính và dân sự thì chưa có.
Dự thảo Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước (sửa đổi) lần này mở rộng việc bồi thường với cả quyết định hành chính. Khi chúng ta chưa có kinh nghiệm về bồi thường quyết định hành chính, chắc chắn việc thực hiện sẽ rất khó. Thực tế cho thấy, chỉ riêng lĩnh vực hình sự đã triển khai nhiều năm nay, đã có kinh nghiệm nhưng còn đang khó khăn.
Theo dõi mấy vụ án oan sai, chúng tôi nhận thấy, Nhà nước có bồi thường theo kiểu nào cũng bị lên án. Nếu bồi thường theo đúng quy định của Luật, Bộ Tài chính hướng dẫn là phải có chứng cứ, giấy tờ xác nhận chi tiêu… thì tiền bồi thường không đáng là bao nhiêu.
Ví dụ như vụ ông Huỳnh Văn Nén ở Bình Thuận - dư luận lúc đó đặt câu hỏi: Tại sao tù mười mấy năm mà lại chỉ đền bù có bấy nhiêu? Còn nếu vận dụng với số tiền bồi thường quá nhiều thì luồng dư luận khác lại lên án, tại sao Nhà nước mất tiền nhiều thế? Ví dụ như vụ ông Nguyễn Thanh Chấn.
Do đó, hiện nay, trong quá trình vận dụng pháp luật về bồi thường, có hướng dẫn bao nhiêu cũng không đủ, vì có những khoản không thể nào chứng cứ hóa được. Cụ thể, như thiệt hại về danh dự, sức khỏe, tinh thần là vấn đề không có định lượng.
Không có định lượng thì sẽ tùy theo sự vận dụng; người nói vận dụng nhiều, người bảo ít, tạo ra sự tùy nghi trong thực thi. Do vậy, các cơ quan thi hành bị đặt vào tình thế cực kỳ khó khăn. Để giải quyết tất cả bài toán thực tiễn nêu trên phải có nhiều văn bản dưới luật để hướng dẫn chi tiết.
Đối với quy định về trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ gây ra thiệt hại, dự thảo Luật hiện mới đề cập đến việc phải hoàn trả và mức hoàn trả là bao nhiêu, nhưng việc thu hồi của ai cũng chưa được giải quyết.
Ví dụ như vụ án oan sai của ông Nguyễn Thanh Chấn, ông Huỳnh Văn Nén là lỗi tổng hợp, có lỗi điều tra viên, kiểm soát viên và tòa án. Do đó, khi thu hồi không thể nói là lỗi của riêng tòa án.
Luật hiện hành quy định theo hướng, nếu ở giai đoạn điều tra thì cơ quan điều tra phải đền và xử lý kỷ luật điều tra viên; nếu ở giai đoạn truy tố thì viện kiểm sát phải đền và xử lý kỷ luật kiểm sát viên; nếu ở giai đoạn xét xử thì tòa án phải đền, thẩm phán bị kỷ luật. Khi bị kỷ luật đồng nghĩa người bị kỷ luật phải hoàn trả khoản tiền bồi thường này, nhưng thực tế giai đoạn sau chịu trách nhiệm, ảnh hưởng của giai đoạn trước.
Do đó, Tòa án nhân dân tối cao đề nghị khi xử lý ở giai đoạn điều tra, cơ quan điều tra phải xin lỗi và điều tra viên phải bị xử lý, phạt tiền; nếu ở giai đoạn truy tố, viện kiểm sát phải xin lỗi và bồi thường, nhưng xử lý kỷ luật thì phải cả điều tra viên và kiểm sát viên; đến giai đoạn xét xử thì tòa phải xin lỗi, bồi thường nhưng xử lý kỷ luật là phải cả 3 ông - điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, phải xin lỗi và bồi thường.
Đối với cơ quan bồi thường, quan điểm của Tòa án nhân dân tối cao là thấy cơ quan nào làm ra việc sai thì phải đứng ra bồi thường. Kinh nghiệm của các quốc gia cho thấy, họ lập ra quỹ riêng với nguồn tiền lấy từ tất cả các khoản tiền thu được do phạm tội mà có, như buôn lậu, hối lộ… để bồi thường, chứ không lấy từ tiền thuế của dân.
Chính vì vậy, việc lập quỹ và lấy kinh phí từ các khoản tiền thu được do phạm tội mà có để thực hiện bồi thường nhà nước là hoàn toàn hợp lý.
Cơ quan nào sai phải đứng ra bồi thường
Về vấn đề bồi thường, ĐBQH Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) nêu cho rằng, cơ quan nào gây ra oan sai thì phải chịu trách nhiệm bồi thường.
Quy định như vậy sẽ sát thực tế, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan tố tụng, cũng như trong công tác quản lý cán bộ, tránh tình trạng "quýt làm, cam chịu," người này làm sai, người khác phải bồi thường. Cùng với đó, cơ quan nào làm sai nhiều quá thì cũng phải xem xét lại trách nhiệm người đứng đầu.
Việc giải quyết bồi thường cần bảo đảm tôn trọng sự thỏa thuận của các bên, không nên hành chính hóa thủ tục giải quyết bồi thường. Bên cạnh trình tự giải quyết yêu cầu bồi thường theo quy định của Luật, quyền yêu cầu bồi thường có thể được thực hiện kết hợp trong quá trình giải quyết khiếu nại hoặc trong quá trình tố tụng hình sự, tố tụng hành chính theo các luật khác có liên quan mà không nên hạn chế chỉ theo Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi).
Chấn chỉnh khâu tố tụng
ĐBQH Mai Khanh (Ninh Bình), Chánh án Toà án nhân dân tỉnh Ninh Bình cho rằng, án oan sai tuy chiếm tỉ lệ nhỏ trong số hàng trăm ngàn vụ án mà tòa án hai cấp xét xử, song lại gây ra hậu quả dư luận rất lớn, ảnh hưởng đến niềm tin của quần chúng nhân dân vào các cơ quan tiến hành tố tụng.
Theo ĐB Khanh, án oan sai thực chất xuất phát từ nguyên nhân chủ quan, lỗi của con người, chứ không phải nguyên nhân khách quan. Cụ thể, qua một số vụ án, nguyên nhân oan sai do nhận thức của các cơ quan tiến hành tố tụng trong thượng tôn pháp luật, trong thực hiện nghiêm ngặt trình tự, thủ tục tố tụng.
Thực tế, có nhiều vụ án xét xử, tòa án xác định có vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng, đã chỉ ra được những vi phạm đó, nhưng quan điểm của một số điều tra viên nói chung thì đấy là thiếu sót nhưng không ảnh hưởng đến bản chất vụ án.
Đặc biệt, theo quy định của pháp luật về mặt tố tụng, chỉ có xác định vi phạm hay không vi phạm thủ tục tố tụng, chứ không có thiếu sót về mặt tố tụng. Và chính do nhận thức khác nhau về quan điểm tố tụng, nên có nhiều vụ án phải xem xét lại nhiều lần, đến bây giờ chưa có kết quả.
Vì vậy, vấn đề về vi phạm tố tụng trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử cần phải khắc phục không chỉ đảm bảo sự thượng tôn pháp luật mà còn bảo đảm được quyền lợi của công dân, quyền con người.
Đối với cơ quan bồi thường, quan điểm của Tòa án nhân dân tối cao là thấy cơ quan nào làm ra việc sai thì phải đứng ra bồi thường. Kinh nghiệm của các quốc gia cho thấy, họ lập ra quỹ riêng với nguồn tiền lấy từ tất cả các khoản tiền thu được do phạm tội mà có, như buôn lậu, hối lộ… để bồi thường, chứ không lấy từ tiền thuế của dân. Chính vì vậy, việc lập quỹ và lấy kinh phí từ các khoản tiền thu được do phạm tội mà có để thực hiện bồi thường nhà nước là hoàn toàn hợp lý. |
PV
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Tháng 11, cảm xúc và hoài niệm
Cộng đồng 01/11/2024 14:54
Phố Hàng Mã rực rỡ sắc màu dịp Halloween
Xã hội 31/10/2024 06:37
Tổ chức khóa học Kỹ năng lãnh đạo cho phụ nữ thành phố Vinh
Cộng đồng 30/10/2024 19:37
Ngày hội "Gia đình trẻ hạnh phúc" năm 2024: Lan tỏa thông điệp ý nghĩa
Cộng đồng 28/10/2024 10:41
Nhiều tên miền giả mạo nhằm mục đích lừa đảo
Xã hội 26/10/2024 10:54
Hà Nội chú trọng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Cộng đồng 26/10/2024 10:53
Tin bão mới nhất: Bão số 6 quần thảo Biển Đông gây mưa lớn ở khu vực miền Trung
Cộng đồng 26/10/2024 09:32
Nâng cao kiến thức pháp luật về an sinh cho đồng bào dân tộc thiểu số
Cộng đồng 25/10/2024 20:29
Hỗ trợ các gia đình khó khăn tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn chịu ảnh hưởng bởi bão lũ
Cộng đồng 24/10/2024 19:39
Các tài năng nhí bất ngờ với Robot tại trang trại Green Farm và siêu nhà máy Vinamilk
Cộng đồng 24/10/2024 15:57