Gia tăng bệnh nhân mắc vi khuẩn whitmore nhập viện
Xuất hiện bệnh nhân mắc vi khuẩn whitmore "ăn" cánh mũi Người dân không nên quá hoang mang |
Thời gian qua, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai liên tục tiếp nhận các ca bệnh với triệu chứng sốt, kém ăn, sụt cân, sưng và áp xe một số vị trí trên cơ thể. Các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh nhân rất giống và thường nhầm lẫn với bệnh lao, nhiễm khuẩn tụ cầu.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới thăm khám bệnh nhân whitmore. |
Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán nghi ngờ ca bệnh whitmore, tiến hành cấy máu, mủ từ các vị trí áp xe, đưa ra phác đồ điều trị cho bệnh nhân. Sau khi phát hiện vi khuẩn Burkholderia pseudomallei, vi khuẩn gây bệnh whitmore (Melioidosis), bệnh nhân được giải thích, tư vấn về phác đồ điều trị kéo dài để tránh tái phát.
Đơn cử như bệnh nhân T.V.L (58 tuổi, ở Sóc Sơn, Hà Nội), vào viện trong tình trạng viêm phổi, áp xe tiền liệt tuyến, trực tràng, kém ăn, sụt cân. Áp xe chính là các ổ nhiễm trùng do vi khuẩn tạo ra. Bệnh nhân chia sẻ, xung quanh khu vực sinh sống cũng từng có trường hợp nhiễm bệnh whitmore tử vong.
Tương tự, bệnh nhân P.C.G (48 tuổi, ở Can Lộc, Hà Tĩnh), nghề nghiệp làm ruộng, thợ xây, hay tiếp xúc với bùn đất. Bệnh nhân vào viện trong tình trạng sốt, sưng đau, áp xe tay trái, đau nhức trong xương. Trước đó, bệnh nhân đã nhiều lần bị áp xe ở các vị trí khác nhau trên cơ thể, tái đi tái lại, điều trị ở tuyến dưới không tìm ra nguyên nhân.
Còn bệnh nhân V.Đ.L (45 tuổi, ở Trực Ninh, Nam Định), tiền sử khỏe mạnh bình thường. Anh V.Đ.L bị sốt cao nhiều ngày, sưng đau mông phải, ho đờm, khó thở, vào viện trong tình trạng sốc nhiễm khuẩn nặng.
Cả ba bệnh nhân trên đều có bệnh nền đái tháo đường, trong đó có người sau khi vào viện điều trị sốt, viêm phổi, sưng áp xe phát hiện nền bệnh đái tháo đường, thậm chí, có bệnh nhân whitmore đã xâm nhập vào tận xương, gây viêm.
Các ca bệnh whitmore được sử dụng phác đồ kháng sinh; xử trí các ổ áp xe, kiểm soát đường máu, dinh dưỡng và nâng cao thể trạng. Hiện các bệnh nhân đã cắt sốt, ổ áp xe được xử lý, sức khỏe được cải thiện, ăn uống và đi lại được.
Mới đây, Bệnh viện Bạch Mai lại tiếp nhận một ca đặc biệt. Đó là nam bệnh nhân L.D.D (45 tuổi, ở Thái Bình), tiền sử đái tháo đường và làm nghề lái tàu trên biển, bệnh nhân được phát hiện có ổ áp xe trong não. Sau hơn 20 ngày điều trị, bệnh nhân được hạ sốt, đỡ đau đầu, xét nghiệm ổn định. Tuy nhiên, trường hợp này cần được điều trị kháng sinh và theo dõi kéo dài ít nhất trong 6 tháng tiếp theo.
Whimore là bệnh do vi khuẩn có tên Burkholderia pseudomallei gây ra. Bệnh có diễn biến đa dạng, phức tạp và dễ bỏ sót, chính vì vậy, bệnh nhân có thể tử vong do viêm phổi, nhiễm trùng máu và sốc nhiễm khuẩn.
Bệnh whitmore thường diễn biến cấp tính với các biểu hiện: Viêm phổi, nhiễm trùng xương khớp, hệ thần kinh, gan, lách, tuyến tiền liệt, nhiễm trùng huyết, hoặc sốc nhiễm khuẩn. Bệnh có thể diễn biến mạn tính với biểu hiện viêm phổi như bệnh lao hoặc áp xe nhiều cơ quan như nhiễm khuẩn tụ cầu.
Bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc với môi trường có chứa vi khuẩn. Đặc biệt là khi có vết trầy xước trên da, nguy cơ lây nhiễm càng cao và bệnh nhanh tiến triển hơn.
Những người có một hoặc nhiều bệnh nền như đái tháo đường, nghiện rượu, bệnh phổi, thận, gan mạn tính, trong đó, đặc biệt là bệnh đái tháo đường nguy cơ nhiễm bệnh cao, dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm, khó lường và có thể dẫn đến tử vong. Ngoài giai đoạn điều trị tấn công, bệnh nhân cần được điều trị phác đồ duy trì để tránh tái phát. Nếu được điều trị đúng và đủ phác đồ, bệnh nhân có thể được chữa khỏi, tuy nhiên, tỷ lệ tử vong cao, có thể lên đến 40%.
Để giảm thiểu nguy cơ mắc whitmore, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai khuyến cáo: “Người dân không nên tiếp xúc trực tiếp với đất nước bẩn, ứ đọng lâu ngày, đặc biệt là khi có vết thương ngoài da, vết trầy xước, chảy máu; hoặc người có nhiều bệnh lý nền. Nên mang dụng cụ bảo hộ lao động khi làm nông nghiệp để ngăn ngừa nhiễm trùng qua chân tay. Các nhân viên y tế, bác sĩ cần đảm bảo bảo hộ khi tiếp xúc với người bệnh, để ngăn chặn tối đa sự nhiễm trùng”.
“Việt Nam là vùng dịch tễ lưu hành whitmore. Khi người bệnh bị sốt, có các ổ viêm, áp xe nhiều nơi cần nghĩ ngay đến nguy cơ mắc whitmore, đặc biệt người có bệnh nền đái tháo đường. Việc cấy phát hiện whitmore sớm rất quan trọng trong lộ trình, phác độ điều trị, giảm thiểu nguy cơ tử vong”, Phó Giáo sư Đỗ Duy Cường nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên cầm dao kiếm, hò hét đuổi đánh nhau
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00