Ghi nhận "vùng bãi" ven sông Hồng khu vực Hà Nội: Người dân bình tĩnh chống lũ

(LĐTĐ) Chia sẻ với phóng viên, ông Nguyễn Thế Hiệp, người dân phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội (khu nhà dân nằm sát ven sông) khi chứng kiến mực nước sông Hồng đang dâng cao chạm ngưỡng báo động 1 cho hay: "Qua thông tin, mạng xã hội thấy nước sông Hồng dâng cao như vậy nên không ít người dân Hà Nội tỏ ra hoang mang"...
Hiện thực hóa khát vọng thành phố ven sông Hồng Nước sông Hồng dâng cao, Hà Nội cấm nhiều phương tiện qua cầu Chương Dương Phường Phúc Xá (Ba Đình) sẵn sàng phương án bảo đảm an toàn cho người dân vùng ven sông

Người dân "vùng bãi" bình tĩnh chống lũ

Suốt từ đêm 9/9 đến rạng sáng nay (10/9), mưa lớn ở thượng nguồn đổ về khiến mực nước sông Hồng vẫn tiếp tục dâng cao. Trong khu vực nội đô Hà Nội, mực nước nhanh chóng tiếp cận ngưỡng báo động 1 và đã tiến sát khu vực dân cư vùng bãi, gây nguy cơ ngập ven bờ.

Trong khi đó, tình hình lũ lụt nghiêm trọng tại các tỉnh Yên Bái, Thái Nguyên cùng các thông tin chia sẻ trái chiều chưa được kiểm chứng tràn lan trên mạng khiến nhiều người dân Thủ đô không khỏi lo lắng. Chính vì vậy, ngay từ sáng sớm 10/9, nhiều người dân đã đổ xô về các khu vực bờ kè sông Hồng để tận mắt chứng kiến mực nước sông Hồng.

Ghi nhận
Nhiều người tìm đến ngõ 46 Chương Dương Độ để tận mắt chứng kiến mực nước sông Hồng.

Ghi nhận sáng nay tại một số vùng trũng thấp ven bờ như tại ngõ 46, phố Chương Dương Độ, quận Hoàn Kiếm, nước sông đã tràn sát mép đường. Khu vực từ ngõ 114 Hàm Tử Quan đến bến Chương Dương Độ, nước sông dâng cao đã nhấn chìm bãi xe và sân chơi vườn rừng.

Ngoài khu vực ngõ 46 phố Chương Dương độ bị ngập, toàn bộ khu vực dân cư khác từ phường Thanh Lương (quận Hai Bà Trưng), phường Chương Dương (quận Hoàn Kiếm), phường Phúc Xá (quận Ba Đình)… mọi sinh hoạt của người dân vẫn diễn ra bình thường dù chỉ cách mép nước sông Hồng vài mét. Có khác hơn là trong các câu chuyện của mình, mọi người đều rất quan tâm đến mực nước sông Hồng.

Là người sinh sống lâu năm tại đây, ông Nguyễn Thế Hiệp, phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm, cho biết, mức nước như hiện nay không phải là hiếm gặp, chỉ riêng khu vực này nằm ngay dưới bãi bồi sát bờ sông nên mới bị ngập sâu như vậy.

Ghi nhận
Khu vực ngõ 46 phố Chương Dương độ "chìm nghỉm" dưới mực nước sông Hồng.

“Nhiều người Hà Nội lâu lắm rồi mới thấy sông Hồng ngập nên họ lo lắng là điều dễ hiểu, người dân bãi chúng tôi đã quen thuộc với cảnh này từ nhiều năm nay. Báo động 1 là cảnh báo người dân, khi nào báo động 2 thì chúng tôi bắt đầu kê dọn đồ, còn mức báo động 3 thì sẽ lên tầng 2 trú. Phải mấy chục năm nay rồi sông Hồng trong khu vực này chưa đến mức 3 nên cũng nhiều người chủ quan”, ông Hiệp cho hay.

Bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản cho người dân là ưu tiên hàng đầu

Được biết, trong cuộc họp sáng nay với UBND phường Chương Dương và Phúc Tân, ông Phạm Tuấn Long, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm, yêu cầu di dời ngay tất cả hộ dân trong phạm vi báo động 1; di dời tạm đến chung cư The One và vệ sinh chuẩn bị dự phòng chợ Hàng Bè để dời dân đến đó.

Ngoài ra, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm cũng yêu cầu rà soát thêm các địa điểm thiết chế công để dự phòng làm nơi đón dân di dời. Cụ thể với phường Chương Dương ở mức báo động 1 di dời 60 hộ với 200 nhân khẩu; Phúc Tân 70 hộ 260 nhân khẩu…

Ghi nhận
Khu ngõ 46 Chương Dương Độ được rào chắn hạn chế di chuyển nhằm đảm bảo an toàn cho người dân.

Cách đó không xa, cũng trong đêm 9/9 rạng sáng10/9, phường Phúc Xá, địa bàn duy nhất của quận Ba Đình nằm ngoài đê sông Hồng đã di dời khẩn cấp 4 hộ với 9 người ở bãi sông Hồng; 5 hộ với 15 người ở khu vực xóm trọ sát mép bờ sông nguy cơ cao đến nơi lưu trú an toàn tại trạm y tế, nhà văn hóa trong phường.

Trong công điện đêm 9/9, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu giám đốc, thủ trưởng các cấp, các ngành tổ chức trực ban, ứng trực 24/24h: theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ. Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã chủ động rà soát, sẵn sàng các phương án sơ tán người dân, di chuyển tài sản đến nơi an toàn khi cần thiết; xác định các khu vực nguy hiểm, khu vực có địa hình trũng, thấp dễ xảy ra ngập sâu, cô lập, khu vực sát bờ sông, nguy cơ sạt lở nguy hiểm, khu vực bãi giữa sông Hồng, lên danh sách các hộ dân cần sơ tán.

Ghi nhận
Cầu Vĩnh Tuy và mực nước sông Hồng nhìn từ hướng Cảng Hà Nội.

Các quận, huyện, thị xã chuẩn bị điểm sơ tán an toàn, đảm bảo đủ chỗ ở, lương thực, nước uống, thuốc men cho người dân; hướng dẫn người dân nắm rõ quy trình, thao tác khi có lệnh sơ tán; kiên quyết triển khai phương án sơ tán, đảm bảo an toàn đối với người dân; phân công cán bộ phụ trách từng khu vực, hộ gia đình cần sơ tán, đảm bảo không bỏ sót người dân.

Được biết, theo Đồ án quy hoạch phân khu đô thị hai bên sông Hồng đang được nghiên cứu, đoạn sông Hồng qua Hà Nội dài khoảng 40km từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở, bao phủ diện tích 11.000ha; thuộc 55 phường, xã của 13 quận, huyện. Dân số tính toán theo quy hoạch từ 280.000 đến 320.000 người.

13 quận huyện nằm ven sông gồm: Đan Phượng, Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thanh Trì, Thường Tín, Mê Linh, Đông Anh, Long Biên và Gia Lâm. Khi nước dâng Hồng dâng cao do mưa lũ, phạm vi tác động sẽ rất rộng, lên tới hàng trăm nghìn người dân. Đến sáng nay, mực nước vẫn dưới báo động một nên chỉ một số khu dân cư ven sông được di dời.

Một vài hình ảnh ven sông Hồng đoạn chảy qua nội thành Hà Nội sáng 10/9:

Ghi nhận
Mực nước sông Hồng "tiến sát" khu vực bờ kè Cảng Hà Nội.
Ghi nhận
Cầu Chương Dương và mực nước sông Hồng nhìn từ hướng quận Long Biên.
Ghi nhận
Mực nước sông Hồng tiến sát khu dân cư bãi Phúc Xá.
Ghi nhận
Bãi giữa sông Hồng chìm trong biển nước.
Ghi nhận
Khu vực bãi giữa rộng lớn giờ chỉ còn một gò nhỏ ngay chân cầu thang sắt xuống bãi.
Ghi nhận
Khu vui chơi ven bãi sông chìm nghỉm trong biển nước.

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nền tảng quan trọng để Thủ đô Hà Nội phát triển xứng tầm

Nền tảng quan trọng để Thủ đô Hà Nội phát triển xứng tầm

(LĐTĐ) Những chính sách trong Luật Thủ đô năm 2024 sẽ tạo đột phá cho sự phát triển và nâng tầm đô thị của Thủ đô. Đây cũng là nền tảng quan trọng mở đường đưa Thủ đô Hà Nội tiến lên một vị thế mới, xứng tầm là hạt nhân, trung tâm hội tụ, lan tỏa của vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước; hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao trong khu vực và trên thế giới.
Dự báo giá vàng tuần từ 25-30/11: Giá vàng sẽ tăng hay giảm?

Dự báo giá vàng tuần từ 25-30/11: Giá vàng sẽ tăng hay giảm?

(LĐTĐ) Sau tuần tăng mạnh, giá vàng thế giới tuần này nhận dự báo lạc quan từ giới chuyên gia và nhà đầu tư.
Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông trong thanh, thiếu niên

Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông trong thanh, thiếu niên

(LĐTĐ) Ngày hội Thanh niên với văn hóa giao thông và chuỗi hoạt động “Tuổi trẻ Thủ đô tham gia tuyên truyền, giữ gìn trật tự an toàn giao thông” năm 2024 diễn ra ngày 24/11, với nhiều nội dung thiết thực, ý nghĩa.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 25/11: Sáng sớm có sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 25/11: Sáng sớm có sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo khu vực Hà Nội ngày 25/11, sáng sớm có nơi có sương mù, trưa chiều giảm mây trời hửng nắng.
Giá vàng hôm nay 25/11: Chưa có dấu hiệu giảm

Giá vàng hôm nay 25/11: Chưa có dấu hiệu giảm

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 25/11: Giá vàng miếng SJC được các doanh nghiệp lớn niêm yết ở mức 85-87 triệu đồng/lượng (mua - bán). Chênh lệch giữa chiều mua và bán là 2 triệu đồng/lượng.
Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công

Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công

(LĐTĐ) Người có công sẽ được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, mức 60 triệu đồng/hộ nếu xây mới, theo Quyết định mới ban hành của Thủ tướng Chính phủ...
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

(LĐTĐ) Theo quy định của pháp luật, lao động nữ khi đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi sẽ được hưởng một số quyền lợi đặc biệt.

Tin khác

Nền tảng quan trọng để Thủ đô Hà Nội phát triển xứng tầm

Nền tảng quan trọng để Thủ đô Hà Nội phát triển xứng tầm

(LĐTĐ) Những chính sách trong Luật Thủ đô năm 2024 sẽ tạo đột phá cho sự phát triển và nâng tầm đô thị của Thủ đô. Đây cũng là nền tảng quan trọng mở đường đưa Thủ đô Hà Nội tiến lên một vị thế mới, xứng tầm là hạt nhân, trung tâm hội tụ, lan tỏa của vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước; hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao trong khu vực và trên thế giới.
Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông trong thanh, thiếu niên

Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông trong thanh, thiếu niên

(LĐTĐ) Ngày hội Thanh niên với văn hóa giao thông và chuỗi hoạt động “Tuổi trẻ Thủ đô tham gia tuyên truyền, giữ gìn trật tự an toàn giao thông” năm 2024 diễn ra ngày 24/11, với nhiều nội dung thiết thực, ý nghĩa.
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội trở thành niềm tự hào của cả nước. Thành ủy Hà Nội cũng luôn nhận thức sâu sắc phát triển văn hóa là nội dung trọng tâm, xuyên suốt, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Văn hóa trở thành trọng tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội. Đây cũng chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới.
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Đoàn Thanh niên - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương người con hiếu thảo lần thứ II, năm 2024.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ thành phố Hà Nội năm 2024; phát động Cuộc thi thử thách công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào kết nối chuỗi cung ứng doanh nghiệp vừa và nhỏ (RESET 2024).
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

(LĐTĐ) Ngày 23/11, phường Xuân La, quận Tây Hồ tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm Xuân La (23/11/1964 - 23/11/2024), và đón nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”.
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 -2029 để tổng kết đánh giá công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nhiệm kỳ 2019 -2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và Đề án 06 thành phố Hà Nội vừa có Thông báo số 26/TB-BCĐ thông báo kết luận Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tháng 11/2024.
Xem thêm
Phiên bản di động