Hiện thực hóa khát vọng thành phố ven sông Hồng

(LĐTĐ) Trải qua hàng ngàn năm, sông Hồng vẫn lặng lẽ bồi đắp cho sự hình thành và phát triển của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Khơi nguồn, phát huy những giá trị đó, Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng đang được xây dựng và không bao lâu sẽ trở thành hiện thực sẽ tiếp nối mạch chảy từ ngàn đời nay.
Hiện thực hóa giấc mơ thành phố ven sông Hồng Quy hoạch Thủ đô: Trục sông Hồng trở thành trung tâm hội tụ

Dòng chảy văn hoá

Suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, sông Hồng gắn với sự hình thành và phát triển của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Một dòng chảy mang nặng những giá trị lịch sử, văn hóa bồi đắp cho văn hóa Thăng Long - Hà Nội và cho sự phồn hoa đô hội.

Từ khát vọng hình thành thành phố hai bên bờ sông Hồng với một diện mạo mới khang trang, hiện đại hơn, hài hòa với không gian văn hóa và lịch sử vốn có, Hà Nội đã nỗ lực thực hiện Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng tỷ lệ 1/5000 (đoạn từ vị trí quy hoạch cầu Hồng Hà nối huyện Đan Phượng với huyện Mê Linh đến vị trí quy hoạch cầu Mễ Sở nối huyện Thường Tín với huyện Văn Giang, Hưng Yên, từ đó triển khai một cách sâu rộng tới toàn hệ thống chính trị thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Kết luận số 80/KL-TW của Bộ Chính trị 4 về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Hiện thực hóa khát vọng thành phố ven sông Hồng
Sớm hiện thực hóa “khát vọng” thành phố ven sông Hồng.

Trong nhiều nhiệm vụ lớn trước mắt, với lượng công việc đồ sộ nhưng thành phố luôn đặc biệt chú trọng đến các yếu tố về văn hóa, lịch sử nhằm tạo ra các trục không gian văn hóa, dịch vụ du lịch, giải trí mới mang tính biểu tượng của Thủ đô.

Đơn cư như ý tưởng về một “quận nghệ thuật sông Hồng”. Rõ ràng với 5.400 ha đất bãi sông Hồng (chiếm 50%), Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng mở ra nhiều tiềm năng, cơ hội lớn, trong đó có các không gian sáng tạo. Đặc biệt, khu vực bãi giữa sông Hồng đã và đang có một số tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đề xuất xây dựng không gian sáng tạo kết nối với khu đô thị trung tâm từ nhiều năm qua. Quan tâm đến quy hoạch sông Hồng, các nhà quy hoạch, kiến trúc chỉ ra tại những vị trí ven sông có nhiều địa điểm thích hợp để xây dựng không gian sáng tạo, ví như các khu vực: Bên ngoài bán đảo Quảng An, Chương Dương, Phú Viên…

“Quận nghệ thuật sông Hồng” có thể kết nối được dễ dàng với các điểm du lịch nổi tiếng của Hà Nội như: Hồ Hoàn Kiếm, phố cổ Hà Nội, hồ Tây, làng nghề Bát Tràng... Nơi này được ví như một chiếc “tổ” dành cho sáng tạo, có một không gian đủ rộng dành cho nhiều hoạt động sáng tạo quy tụ về đây. Đó là các studio sáng tạo, văn phòng nội thất, kiến trúc, marketing, truyền thông... để thu hút các nhà khởi nghiệp trẻ. “Tổ” này tạo nên một hệ sinh thái, vừa phục vụ cộng đồng sáng tạo, vừa phục vụ nhu cầu thụ hưởng của công chúng. Tại đây, nghệ thuật và sáng tạo là hai yếu tố xuyên suốt từ không gian bên trong các tòa nhà đến không gian ngoài trời.

Xuyên suốt trong nhiều buổi hội thảo khoa học, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long đều nhấn mạnh, việc tạo lập một khu vực công viên văn hóa, du lịch chủ yếu dựa vào địa hình tự nhiên vốn có, tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan đô thị đảm bảo văn minh, hiện đại, kết hợp với xây dựng không gian du lịch văn hóa gắn kết với lịch sử, các phong tục tập quán truyền thống gắn liền với sông nước.

Với ý tưởng này, tại khu vực bãi giữa, quận Hoàn Kiếm sẽ tổ chức khu chức năng không gian cảnh quan du lịch nông nghiệp; các khu chức năng sáng tạo; sân chơi, khu thể thao... Khu vực bãi bồi hình thành công viên cây xanh; khu dịch vụ, khu thể thao để làm nơi sinh hoạt cộng đồng gắn với không gian mặt nước; không gian nghệ thuật cộng đồng, không gian sáng tạo với trọng tâm nhấn mạnh nội dung giá trị lịch sử văn hóa sông Hồng.

Người dân kỳ vọng sớm triển khai

Theo Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, các khu vực dân cư bãi sông Hồng được tồn tại gồm: Khu dân cư thuộc các xã Chu Phan - Tráng Việt (huyện Mê Linh), Tàm Xá - Xuân Canh (huyện Đông Anh), các phường Nhật Tân - Tứ Liên (quận Tây Hồ), Hoàng Mai, Thanh Trì 1, Thanh Trì 2 (quận Hoàng Mai), các xã Đông Dư - Bát Tràng và Kim Lan - Văn Đức (huyện Gia Lâm).

Ngoài ra, những khu vực dân cư hiện có ở bãi sông thuộc các quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình và Hai Bà Trưng cũng được tồn tại, chỉnh trang. Nội dung này có ý nghĩa hết sức thiết thực, đáp ứng mong mỏi của rất nhiều hộ dân sinh sống lâu năm tại khu vực ngoài bãi sông vốn phải chịu cảnh nhà cửa xuống cấp nhưng không được sửa chữa, xây mới vì phải chờ đợi quy hoạch.

Tuy vậy, từ khi Thành phố phê duyệt Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng tỷ lệ 1/5.000 đến nay đã hơn 2 năm nhưng cho đến nay việc làm tiếp theo là triển khai các Quy hoạch chi tiết 1/500 đối với các khu dân cư hiện có được tồn tại, bảo vệ; xác định cụ thể pháp lý về sử dụng đất đối với từng lô đất trong khu dân cư hiện có, làm cơ sở cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và cấp giấy phép xây dựng theo quy định vẫn chưa được phê duyệt. Điều này phần nào đã gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

Cụ thể, khi chưa có quy hoạch chi tiết, người dân dù có giấy tờ đầy đủ, ăn ở ổn định, đất không có tranh chấp cũng chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thậm chí nhiều hộ dân sinh sống quanh khu vực ngoài đê sông Hồng đã có “sổ đỏ”, gia đình đông con hoặc con cái trưởng thành lập gia đình phát sinh nhiều thế hệ muốn xây mới, đặc biệt là các trường hợp nhà cửa sau nhiều năm xuống cấp muốn sửa chữa, nâng cấp, cải tạo nhưng đều không được phép.

Ghi nhận tại phường Lĩnh Nam quận Hoàng Mai, với hơn 11 nghìn nhân khẩu sinh sống tại khu vực bãi sông Hồng, người dân nơi đây rất vui mừng khi khu dân cư được định hướng quy hoạch giữ lại ổn định để chỉnh trang và hy vọng chỗ ở chật chội của nhiều gia đình sẽ nhanh chóng được cải thiện. Tuy nhiên, đến nay mọi việc vẫn chưa có nhiều tiến triển.

Theo đại diện UBND Lĩnh Nam, đây là nội dung đã được các cử tri phản ánh nhiều lần trong các cuộc tiếp xúc cử tri. Để giải quyết bức xúc của người dân, chính quyền quận đã tạo điều kiện cho phép người dân cải tạo, sửa chữa nhà ở khi xuống cấp, tuy nhiên còn nhiều trường hợp chưa thể giải quyết. Vì thế, chính quyền và người dân đều mong muốn quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng sớm được triển khai.

Được biết, ngay sau khi quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt, Sở Quy hoạch và Kiến trúc đã có nhiều văn bản đôn đốc các quận, huyện nhanh chóng rà soát dân cư, cắm mốc giới, thực hiện quy hoạch chi tiết 1/500. Đến nay một số quận, huyện đã rà soát xong và có đề xuất ban đầu, nhưng vướng mắc lớn nhất khi thực hiện các quy hoạch chi tiết là sông Hồng chảy qua nhiều địa bàn, liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố. Mọi hoạt động liên quan đến bờ sông đều phải thông qua các bộ, ngành liên quan dẫn đến quá trình triển khai kéo dài.

Quy hoạch chi tiết 1/500 là cơ sở pháp lý để thực hiện cải tạo chỉnh trang, tái thiết hệ thống dân cư hiện hữu được tồn tại, bảo vệ; bảo tồn các công trình di tích, kiến trúc có giá trị lịch sử, kết hợp khai thác quỹ đất phát triển mới tạo lập diện mạo cảnh quan đô thị hai bên sông Hồng. Tin tưởng rằng khối lượng công việc lớn nhưng với quyết tâm cao trên tinh thần “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, các bản quy hoạch chi tiết sẽ sớm được hoàn thành để ổn định đời sống nhân dân trong khu vực, cũng như đáp ứng được mong mỏi nhiều năm nay.

Suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, sông Hồng gắn với sự hình thành và phát triển của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Một dòng chảy mang nặng những giá trị lịch sử, văn hóa bồi đắp cho văn hóa Thăng Long - Hà Nội và cho sự phồn hoa đô hội.

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên cầm dao kiếm, hò hét đuổi đánh nhau

Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên cầm dao kiếm, hò hét đuổi đánh nhau

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Thanh Trì cho biết vừa triệu tập, tạm giữ hàng chục thanh, thiếu niên có hành vi gây rối trật tự trên địa bàn. Nhóm đối tượng trong độ tuổi từ 14-19, mang hung khí là tuýp sắt hàn dao phóng lợn di chuyển với tốc độ cao, hò hét gây khiếp sợ cho người dân...
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(LĐTĐ) Cuộc thi “Tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, là kênh thông tin hữu hiệu để tuyên truyền phổ biến sâu rộng nội dung Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tới đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân trên địa bàn Thủ đô.
Kịp thời cứu nạn 2 người thoát khỏi đám cháy trong đêm

Kịp thời cứu nạn 2 người thoát khỏi đám cháy trong đêm

(LĐTĐ) Vụ hỏa hoạn tại nhà dân ở số 43, tổ 12 Thạch Bàn, quận Long Biên. Xác định có 2 nạn nhân mắc tại vị trí tầng 2 và tầng 3 của ngôi nhà, lực lượng chức năng đã nhanh chóng triển khai phương án cứu nạn; trong thời gian ngắn 2 nạn nhân đã được đưa đến nơi an toàn.
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng ban Tổ chức chủ trì buổi lễ.
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức chung khảo Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024. Tại Hội thi, thí sinh Lê Huyền Trang, Bí thư chi bộ Tổ chức hành chính, Đảng bộ Trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội đã giành giải Nhất.
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn

Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Đoàn khảo sát của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố làm trưởng đoàn, đã có buổi khảo sát kết quả phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn năm 2024 tại Cụm thi đua số 5.
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng

Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng

(LĐTĐ) Đêm 21/11, Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 6 (Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội) đã xử lý hàng loạt ô tô chở quá tải, cơi nới thành thùng, xe tải chở theo vật liệu xây dựng có dấu hiệu chở hàng vượt quá tải trọng...

Tin khác

Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

(LĐTĐ) Thời gian qua, mô hình “Cụm dân cư nhân ái” và “Gian hàng nhân đạo” trên toàn địa bàn huyện Ứng Hòa (thành phố Hà Nội) đã phát huy được hiệu quả, góp phần giúp các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

(LĐTĐ) Tại Bảo tàng Hà Nội, ngày 17/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức “Ngày hội quảng bá sản phẩm và kết nối đầu tư", bán kết “Cuộc thi thử thách khởi nghiệp Việt toàn cầu lần thứ VII”.
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ

Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ

(LĐTĐ) Với mong muốn bảo tồn, phát huy những kiến trúc của người Việt xưa, mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội, đã có sáng kiến phục dựng lại nhà tranh vách đất, nhà gỗ truyền thống ngay tại khu phố ẩm thực, đi bộ Đảo Ngọc - Ngũ Xã. Đây là một trong những sáng kiến nhằm góp phần bảo tồn kiến trúc của người Việt xưa, tạo ra không gian gần gũi, thân thuộc với du khách.
Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một

Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một

(LĐTĐ) Trải qua thăng trầm của lịch sử, đến nay thương hiệu gốm Bát Tràng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) đã khẳng định vị thế trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế. Giờ đây, gốm Bát Tràng không chỉ có mặt trên khắp mọi miền đất nước mà còn là thương hiệu của Việt Nam được khách hàng các nước yêu thích. Đặc biệt, nơi đây còn là điểm du lịch hấp dẫn níu chân du khách.
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

(LĐTĐ) Gần hai tháng đã qua kể từ khi siêu bão Yagi tàn phá miền Bắc, bà con trồng đào, quất ở làng Nhật Tân đã phần nào khôi phục lại màu xanh nơi những khu vườn. Hoa vẫn sẽ nở sau những giọt mồ hôi, nước mắt của người trồng đào.
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương

Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương

(LĐTĐ) Để người dân địa phương và du khách trong, ngoài nước hiểu rõ hơn về văn hóa, lịch sử của Thủ đô, thời gian qua, tuổi trẻ quận Bắc Từ Liêm đã đã tích cực ứng dụng chuyển đổi số, xây dựng bản đồ số, số hóa các tài liệu, hiện vật, thông tin về hàng trăm địa danh lịch sử, địa chỉ đỏ, thực hiện trên cả nền tảng VR (công nghệ thực tế ảo).
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm

Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm

(LĐTĐ) Trong những năm qua, phong trào thi đua “Dân vận khéo” tại huyện Gia Lâm đã có hiệu ứng xã hội tích cực, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng; giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo, phát triển văn hóa - xã hội của huyện.
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh

Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh

(LĐTĐ) Từ Hà Nội ngàn năm văn hiến, nghe theo tiếng gọi đi “xây dựng Tổ quốc mến yêu”, những người con của Thủ đô yếu dấu tạm biệt thành phố thân thương đi khai hoang, lập nghiệp ở Lâm Đồng. Để giờ đây, trên cao nguyên lâm viên xanh tươi, có một huyện rất đỗi trù phú, giàu đẹp mang tên Lâm Hà. Và chính nơi đây, những người con của Thủ đô từ thế hệ này đến thế khác đều tự hào mình mãi là người Hà Nội.
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội

Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội

(LĐTĐ) Thật khó kiếm được ngôn từ nào có thể diễn tả đầy đủ về Hà Nội - trái tim yêu dấu của cả nước với muôn vàn vẻ đẹp, biết bao nét đặc trưng, nơi lắng đọng hồn thiêng dân tộc. Nhưng có lẽ, nếu ai đã từng sinh ra, lớn lên, học tập, làm việc ở Hà Nội rồi tạm xa mảnh đất này, cũng đều có thể dễ dàng gọi tên hai chữ “nhớ thương”.
Có một Hà Nội lắng hồn trong thi ca

Có một Hà Nội lắng hồn trong thi ca

(LĐTĐ) Có một Hà Nội, “nơi lắng hồn núi sông ngàn năm”; có một Hà Nội quật cường trong chiến đấu - “đất rung ngói tan gạch nát”; có một Hà Nội nơi thiên nhiên ban tặng 4 mùa giao hòa cỏ cây, hoa lá. Và cũng có một Hà Nội nồng nàn thu, nồng nàn hoa sữa; là những tiếng gió rít trong những đêm lạnh khôn tả mùa đông; là những tiếng rao đêm… Chỉ ngần ấy cũng đủ làm cho trái tim các nhà thơ, nhà văn “thức giấc”. Những ngôn từ về Hà Nội cứ thế chảy ra trên từng trang viết và từng phím dương cầm…
Xem thêm
Phiên bản di động