Ghép gan thành công cứu sống bé gái bị suy gan cấp
Vượt qua nỗi đau mất con, người mẹ đồng ý hiến tạng cứu 4 người. | |
Thực hiện thành công 3 ca ghép tạng từ người cho chết não | |
Sự sống tiếp nối từ mô, tạng được hiến tặng |
Bệnh nhân được ghép gan trong trường hợp hy hữu trên là Dương Thị Phương Mai, 15 tuổi. Còn người hiến tạng không ai khác là anh Dương Văn Tiến, 39 tuổi, bố cháu bé cùng trú tại huyện Tĩnh Gia, (Thanh Hoá). Đây được coi là bệnh nhân nặng nhất trong 36 trường hợp ghép gan mà phía bệnh viện từng tiến hành ghép thành công.
Thông tin y học về ca ghép gan từ cặp bố con ruột tại bệnh viện Việt Đức. |
Nói về ca ghép tạng này, GS-TS Trần Bình Giang, Giám đốc bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức cho rằng: “Đây là một ca ghép gan cực kỳ đặc biệt, bệnh nhân sống lại được là cả một kỳ tích, bởi tiên lượng đến 90% sẽ tử vong nếu không được ghép gan. Trong khi đó, trước khi được ghép gan, bệnh nhân đã bị bệnh Wilson, suy gan cấp trên nền bệnh gan mạn tính, xơ gan, đã hôn mê gan, rối loạn đông máu nặng, khiến cho việc ghép gan gặp nhiều khó khăn”.
Bệnh nhân được ghép 60% thể tích gan từ bố đẻ vào ngày 29/3. Tham gia ca phẫu thuật có hơn 100 bác sĩ điều dưỡng của bệnh viện Việt Đức, đặc biệt là đội ngũ gây mê hồi sức đã cứu sống bệnh nhi sau 9 tiếng ghép gan. Các bác sĩ đã sử dụng phương pháp ghép gan bán phần từ người hiến khoẻ mạnh, từ nửa gan của người cha được cắt.
Trưởng khoa Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực, PGS.TS Nguyễn Hữu Ước cho biết, kíp phẫu thuật gan cho cháu Mai đã chịu nhiều áp lực về mặt kỹ thuật. Các bác sĩ phải cố gắng hết sức để rút ngắn thời gian phẫu thuật cho bệnh nhi. Bởi việc mất máu quá nhiều sẽ dẫn đến nguy cơ tử vong của bệnh nhân càng cao. Chính việc bệnh nhân suy gan cấp trong vài tháng, chuyển nhiều viện cũng như nhiễm trùng trước mổ rất nặng, phù phổi cấp,... tạo nên khó khăn, khiến các bác sĩ phải "cân não" trong quá trình mổ.
Ngoài ra bệnh nhân còn có bất thường bẩm sinh hẹp động mạch thân tạng, là gốc của động mạch gan khiến không thể thực hiện miệng nối động mạch bình thường mà phải nối dài, nối trực tiếp động mạch gan vào động mạch chủ bụng.
Hiện tại sau ca phẫu thuật, sức khỏe bệnh nhân Dương Thị Phương Mai đang hồi phục tốt. |
Hiện tại sau ca phẫu thuật, tình trạng bệnh nhi đã tỉnh, có thể tự ngồi dậy ăn uống được, không sốt, các chỉ số sinh tồn ổn định, chức năng gan phục hồi như dự kiến. Tuy nhiên bệnh nhân vẫn tiếp tục được theo dõi các biến chứng sau ghép gan như: tắc mạch, nhiễm trùng, thải ghép... Còn bố cháu bé, người hiến gan cũng đã tỉnh, phục hồi tốt và dự kiến mùng 7/4 sẽ được xuất viện.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38
Duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số
Xã hội 13/12/2024 11:46