“Đường đi” nào cho nông sản?
Đa dạng các hoạt động xúc tiến thương mại sản phẩm nông nghiệp Thủ đô | |
Gạo sạch, gạo “bẩn”! | |
Chú trọng phát triển các chuỗi liên kết trong sản xuất, tiêu thụ nông sản |
Đường bộ vẫn là lựa chọn đầu tiên…...
Nông sản là một trong những ngành xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước, trong đó có nhiều mặt hàng nằm trong nhóm các nước xuất khẩu lớn trên thế giới như gạo, cà phê, hạt điều, hạt tiêu, cao su... Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam đạt gần 25,5 tỷ USD, có 6/9 mặt hàng xuất khẩu chủ lực đạt kim ngạch trên 2 tỷ USD, gồm thủy sản đạt 8,54 tỷ USD; rau quả đạt 3,75 tỷ USD; hạt điều đạt 3,29 tỷ USD; cà phê đạt 2,86 tỷ USD; gạo đạt 2,81 tỷ USD, cao su đạt 2,3 tỷ USD.
Logistics cho nông sản vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm hướng đi mới |
Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, xuất khẩu nông sản của Việt Nam đang đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, trong đó hoạt động logistics (quản lý dòng chung chuyển, lưu kho, vận chuyển hàng hóa, vật tư đa phương tiện…) đối với nông sản đang là một trong những yếu tố khiến nông sản Việt khó phát huy được lợi thế cạnh tranh. Một trong những nguyên nhân được chỉ ra là do tính chất đặc thù đối với một số loại hàng nông sản như chu kỳ sử dụng ngắn, dễ hư hỏng, có tính thời vụ theo mùa... khiến cho hoạt động logistics nông sản trở nên khó khăn hơn, nhất là trong điều kiện hệ thống logistics của Việt Nam vẫn còn chưa chuyên nghiệp.
Đại diện Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho rằng, phục vụ vận chuyển hàng nông sản đòi hỏi một quá trình tích hợp từ khâu sản xuất, thu hoạch, chế biến, đóng gói, lưu trữ, vận chuyển và phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng. Doanh nghiệp làm logistics đối với hàng nông sản cần nắm rõ các quy định của từng thị trường tiêu thụ (trong nước và xuất nhập khẩu) của khách hàng để đảm bảo cung cấp dịch vụ phù hợp và an toàn thì mới có thể mang lại hiệu quả.
Theo kết quả khảo sát doanh nghiệp logistics về phương thức vận tải để vận chuyển hàng nông sản và hàng đông lạnh, thì đường bộ vẫn là sự lựa chọn hàng đầu đối với các doanh nghiệp chủ hàng do sự linh hoạt, thời gian vận chuyển nhanh và cũng là một phương thức “truyền thống”, đặc biệt là đối với doanh nghiệp sang các thị trường có chung đường biên giới với Việt Nam. Tiếp đến là đường biển do chi phí thấp, thích hợp với việc doanh nghiệp sang các thị trường xa và với các mặt hàng có tính thời vụ thấp. Cũng theo kết quả này, tỷ lệ sử dụng đường sắt và đường hàng không hiện nay chưa nhiều do chi phí vận chuyển cao, chưa phù hợp với các mặt hàng nông sản giá trị thấp, vận tải đường sắt thiếu kết nối linh hoạt...
Vẫn thiếu một lời giải
Trong bối cảnh nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, lượng hành khách sụt giảm, các ngành vận tải hàng không, đường sắt là những ngành chịu tác động nặng nề. Để hạn chế tác động của dịch bệnh, bù đắp sự sụt giảm doanh thu, cả ngành đường sắt và ngành hàng không đều đang không ngừng nâng cấp cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng phục vụ, hoàn thiện dịch vụ nhằm đẩy mạnh khai thác vận tải hàng hóa.
Đường bộ hiện vẫn là lựa chọn hàng đầu để xuất khẩu nông sản Việt |
Cụ thể, ngành hàng không đã tăng cường chuyển đổi máy bay chở khách thành máy bay chở hàng, tăng năng lực chuyên chở hàng hóa, góp phần đưa cước phí vận tải về mức hợp lý. Ngành đường sắt đã đầu tư nâng cấp chất lượng toa xe, triển khai khai thác vận chuyển container lạnh tự hành, cung cấp dịch vụ vận tải khép kín... Gần đây, các đoàn tàu hàng liên vận quốc tế sang Trung Quốc đã được đưa vào khai thác với nhiều ưu thế như thời gian vận chuyển được rút ngắn, thủ tục thông quan chính ngạch tại cửa khẩu ga Đồng Đăng - Bằng Tường nhanh chóng và thuận lợi, hàng hóa có thể đi sâu vào nội địa Trung Quốc mà không cần chuyển tải...
Số liệu đưa ra từ ngành Nông nghiệp cho thấy, thời gian qua logistics Việt Nam đã phát triển nhanh, tăng trưởng hàng năm từ 14-16%, đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á, với giá trị 40-42 tỷ USD/năm. Logistics phát triển góp phần khắc phục hạn chế của ngành nông nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản và giảm đáng kể tổn thất sau thu hoạch so với trước đây.
Đáng chú ý, cả nước hiện có 48 kho lạnh làm dịch vụ bảo quản nông - thủy sản với công suất khoảng 700.000 pallet (dùng để cố định hàng hóa khi hàng được nâng lên bởi một xe hay tời nâng) và hàng nghìn kho lạnh với tổng công suất bảo quản ước đạt 2 triệu tấn sản phẩm phục vụ cho một số thị trường nhất định, chủ yếu là xuất khẩu. Ngoài ra còn có hàng chục nghìn phương tiện xe lạnh và container lạnh phục vụ vận chuyển nông thủy sản…
Đây là một trong số những dấu hiệu cho thấy phát triển logistics đang có triển vọng hơn sau dịch Covid-19 do những bước chuyển mình theo thời cuộc. Báo cáo chỉ số thương mại điện tử 2020 của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam cũng cho thấy, tốc độ phát triển của ngành logistics Việt Nam những năm gần đây đạt khoảng 14-16%, với sự tham gia của khoảng 3.000 doanh nghiệp trong nước và 25 tập đoàn giao nhận hàng đầu thế giới. Tiềm năng phát triển dịch vụ logistics Việt Nam là rất lớn. Trong tương lai không xa, logistics được dự báo trở thành ngành kinh tế quan trọng, có thể đóng góp tới 15% GDP cả nước.
Dự báo là vậy, tuy nhiên hiện nay việc lựa chọn logistics cho nông sản Việt vẫn là câu chuyện chưa có lời giải. Bởi theo đại diện Cục xuất nhập khẩu, việc chỉ tập trung khai thác vận tải đường bộ trong vận chuyển hàng hóa nông sản xuất khẩu, đã ảnh hưởng nhất định đến năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam do chi phí vận tải đường bộ khá cao.Bên cạnh đó tình trạng ùn ứ tại khu vực cửa khẩu do năng lực thông quan tại các cửa khẩu không đáp ứng được lượng hàng hóa xuất khẩu lớn khi vào dịp cao điểm vẫn thường xuyên xảy ra, là minh chứng rõ nhất cho thấy vận chuyển nông sản bằng đường bộ chưa thể là lựa chọn tối ưu.
Cùng chung quan điểm trên, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, logistics phục vụ sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản của Việt Nam do mới phát triển nên còn nhiều hạn chế, nhất là so với yêu cầu của một nước sản xuất nông sản hàng đầu, khối lượng nông sản tiêu dùng trong nước và xuất khẩu đều lớn.
Nhưng trong thời điểm hiện nay, khi các ngành tham gia vào lĩnh vực logistics đang đứng trước cơ hội chuyển đổi, thì sẽ đưa ra được những biện pháp tối ưu để cụ thể hóa tiềm năng cho nông sản Việt. Khi đó, để cạnh tranh được thì cần phải tiếp tục giảm giá thành, giảm chi phí, nhất là chi phí logistics, chi phí vận chuyển, qua đó giảm sự lệ thuộc vào đường bộ trong việc vận chuyển hàng hóa./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới
Tiêu dùng 22/11/2024 12:37
Đưa nông sản OCOP Hà Giang đến người tiêu dùng Thủ đô
Tiêu dùng 21/11/2024 16:47
Xăng RON 92 giảm xuống còn 19.343 đồng/lít từ chiều 21/11
Tiêu dùng 21/11/2024 16:33
Online Friday 2024: "Điểm hẹn" mua sắm trực tuyến hàng Việt chất lượng cao
Tiêu dùng 21/11/2024 11:55
Xanh hóa ngành giấy để đạt “kỳ tích” xuất khẩu
Tiêu dùng 14/11/2024 09:26
Ngành Công Thương triển khai hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”
Tiêu dùng 12/11/2024 14:52
Online Friday 2024: 60 giờ săn khuyến mãi "khủng" toàn quốc
Tiêu dùng 11/11/2024 22:31
Những điều cần biết để săn sale 11/11 hiệu quả
Tiêu dùng 09/11/2024 08:26
Hà Nội: Doanh thu bán lẻ hàng hóa 10 tháng 2024 tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước
Tiêu dùng 07/11/2024 21:36
Giá xăng tăng gần 400 đồng/lít từ 15h ngày 7/11
Tiêu dùng 07/11/2024 15:30