Đừng để người lao động thiệt thòi vì doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội
Doanh nghiệp nợ tiền bảo hiểm xã hội, quyền lợi của gần 700 lao động bị ảnh hưởng Tiếp tục tăng cường thanh tra các doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội |
Người lao động chịu nhiều thiệt thòi
Tại cuộc gặp gỡ với lãnh đạo thành phố Hà Nội nhân dịp Tháng Công nhân năm 2022 mới đây, thông tin về tình hình thực hiện pháp luật Lao động, Luật BHXH, Bảo hiểm y tế trên địa bàn Thành phố, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội Lê Đình Hùng cho biết: Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, nhất là các doanh nghiệp du lịch, thương mại dẫn đến tình trạng nợ đóng BHXH tăng cao. Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều doanh nghiệp lợi dụng tình hình dịch bệnh cố tình trây ì, nợ đóng, trốn đóng BHXH, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.
Người lao động luôn mong muốn được đảm bảo quyền lợi theo đúng quy định của pháp luật về lao động, BHXH. |
Tính đến hết tháng 4/2022, tỷ lệ nợ BHXH toàn thành phố là 9,13% so với số phải thu, tương ứng 5.191,9 tỷ đồng, ảnh hưởng đến 512.696 người lao động, trong đó: Riêng nợ của các đơn vị ngừng, dừng giao dịch, phá sản, giải thể chiếm 34,6% tổng số tiền nợ.
Bày tỏ lo ngại về vấn đề này, đại diện cho công nhân lao động Công ty TNHH Yamaha Motor Việt Nam, chị Nguyễn Thị Hương Ly mong muốn: Chính quyền các cấp tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các doanh nghiệp trây ỳ, nợ lương, nợ đóng BHXH, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động, vì sự công bằng, bình đẳng trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
Giải đáp kiến nghị của công nhân lao động Công ty TNHH Yamaha Motor Việt Nam, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội Hoàng Thành Thái cho hay: Ngày 3/3/2022, UBND Thành phố đã ban hành Kế hoạch số 71/KH-UBND khắc phục hạn chế, khuyết điểm về số nợ BHXH tăng cao; trong đó có nội dung tăng cường thanh tra, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị, doanh nghiệp nợ BHXH, kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH; không vinh danh, khen thưởng, xét tham gia đấu thầu và đầu tư dự án đối với các đơn vị, doanh nghiệp vi phạm pháp luật về BHXH, bảo hiểm y tế...
Thực hiện Kế hoạch này, các ngành chức năng của Thành phố đang tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai, phối hợp triển khai thực hiện rà soát, đôn đốc, chấn chỉnh vi phạm này. Vừa qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại 33 doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tại tỉnh Phú Thọ, theo báo cáo của LĐLĐ tỉnh: Hiện nay vẫn có tình trạng các doanh nghiệp có những biểu hiện bất chấp pháp luật, cố tình vi phạm pháp luật để trục lợi, vi phạm quyền lợi, chế độ chính sách của người lao động mà không có các biện pháp, chế tài để xử lý hiệu quả. Mặc dù Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao đã ban hành Nghị quyết 05/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 214 về tội gian lận BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, Điều 215 về tội gian lận bảo hiểm y tế và Điều 216 về tội trốn đóng BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động của Bộ luật Hình sự, tuy nhiên, chưa đủ sức răn đe.
Bên cạnh đó, việc thực hiện chính sách BHXH cho người lao động hiện còn nhiều bất cập. Hiện nay, một số chủ doanh nghiệp vi phạm Luật BHXH, nợ BHXH bỏ trốn, phá sản… không thực hiện việc đóng nộp BHXH cho người lao động, chiếm dụng phần đóng BHXH của người lao động. Do đó, khi người lao động cần chốt sổ để chuyển đơn vị, hoặc nghỉ chế độ… thì không được giải quyết, không được hưởng chế độ BHXH. Một bộ phận người lao động đã phải chấp nhận đóng phần còn thiếu của doanh nghiệp và thêm phần lãi do doanh nghiệp vi phạm để được chốt sổ.
Vì vậy, công nhân lao động tỉnh Phú Thọ đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành cần quy định rõ ràng hơn nữa về trách nhiệm của các bên liên quan trong việc thu, nộp đóng BHXH; tránh tình trạng đẩy hết hậu quả về phía người lao động, trong khi về trách nhiệm đóng, người lao động không vi phạm gì.
Sẽ tăng cường thanh tra chuyên ngành
Trong báo cáo mới đây gửi tới Chính phủ, BHXH Việt Nam cho biết, từ năm 2020, do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều đơn vị, doanh nghiệp gặp khó khăn tạm ngừng hoạt động, dẫn đến tình trạng người lao động không có việc làm phải nghỉ việc, vì vậy nợ cũng tăng lên. '
Cụ thể: Năm 2020, số tiền chậm đóng là 14.145 tỷ đồng, tỷ lệ nợ chiếm 3,5%; năm 2021, số tiền chậm đóng là 15.070,6 tỷ đồng, tỷ lệ nợ chiếm 3,7%. Tính đến hết ngày 31/3/2022, số tiền chậm đóng BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp là 20.576 tỷ đồng, tỷ lệ nợ chiếm 5,1% so với số phải thu.
Về nguyên nhân, theo BHXH Việt Nam, một phần từ lý do về chính sách, đó là: Pháp luật BHXH, bảo hiểm y tế hiện hành chưa có quy định về quản lý các đơn vị, số tiền chậm đóng, đặc biệt là doanh nghiệp giải thể, phá sản, ngừng hoạt động, có chủ sở hữu bỏ trốn liên quan đến giải quyết quyền lợi của người lao động.
Về việc tổ chức thực hiện, theo BHXH Việt Nam, ý thức chấp hành chính sách pháp luật về BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của nhiều chủ sử dụng lao động còn chưa nghiêm; thiếu quan tâm đến quyền lợi của người lao động; nhiều doanh nghiệp thực sự gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, phải thu hẹp sản xuất, ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh, giải thể, phá sản. Đặc biệt từ năm 2020, tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp đã làm cho các doanh nghiệp cùng một lúc phải đối mặt rất nhiều khó khăn. Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động của Nhà nước chưa thể phát huy hiệu quả ngay dẫn đến giảm lao động, nguy cơ chậm đóng BHXH, bảo hiểm y tế ngày càng cao...
Trước tình hình trên, BHXH Việt Nam đề xuất Chính phủ xem xét sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về: Quản lý chậm đóng, trốn đóng và các trường hợp chậm đóng, trốn đóng đối với doanh nghiệp phá sản, giải thể, ngừng hoạt động, có chủ sở hữu bỏ trốn; cơ chế, chính sách giải quyết quyền lợi của người lao động trong các doanh nghiệp chậm đóng, trốn đóng, các trường hợp tại các doanh nghiệp phá sản, giải thể, ngừng hoạt động, có chủ sở hữu bỏ trốn; tăng cường công tác thanh tra, nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, xử lý hành vi chậm đóng, trốn đóng.
Về trách nhiệm của ngành, BHXH Việt Nam cho biết, thời gian tới, ngành BHXH sẽ tăng cường thực hiện thanh tra chuyên ngành đóng BHXH và đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo cơ quan quản lý Nhà nước về lao động, cơ quan thanh tra tăng cường thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH, tập trung tại các doanh nghiệp có số tiền nợ lớn, thời gian kéo dài để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Vạch trần thủ đoạn của nhóm đối tượng đấu giá 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn
Chính thức vận hành tuyến metro số 1
Sôi nổi Ngày hội văn hóa thể thao khối trường học huyện Đông Anh
Ngắm tận mắt vườn cam Xã Đoài có diện tích lớn hàng đầu Việt Nam
Bảo đảm an toàn giao thông cho chuỗi sự kiện kỷ niệm lớn
"Điểm mặt" 3 sàn ngoại hối lừa đảo vừa bị Công an Hà Nội triệt phá
Chờ đón tiếng dương cầm của Đặng Thái Sơn tại Nhà hát Hồ Gươm ngày 21/12
Tin khác
Kịp thời đảm bảo quyền lợi BHXH, BHYT cho các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng
Chính sách 22/12/2024 06:05
Đơn vị nợ bảo hiểm xã hội, làm thế nào để hưởng lương hưu?
Chính sách 20/12/2024 06:10
Làm sao để biết công ty đang nợ tiền bảo hiểm xã hội?
Chính sách 19/12/2024 17:30
Quy định về thời hạn nộp tiền BHXH bắt buộc hằng tháng
Chính sách 17/12/2024 09:42
Công ty nợ tiền bảo hiểm, người lao động có thể tham gia BHYT tự nguyện?
Chính sách 12/12/2024 06:57
100 đơn vị chậm đóng tiền BHXH từ 6-24 tháng
Chính sách 12/12/2024 06:49
Công ty nợ tiền BHXH, giải quyết chế độ thai sản thế nào?
Chính sách 10/12/2024 10:06
Cách tính mức trợ cấp hằng tháng cho người không đủ điều kiện hưởng lương hưu
Chính sách 08/12/2024 22:02
Quy định về thời điểm hưởng lương hưu có hiệu lực từ ngày 1/7/2025
Chính sách 07/12/2024 06:37
Mở rộng quyền lợi, phạm vi hưởng BHYT của người tham gia
Chính sách 06/12/2024 06:35