Du lịch xanh - Hướng đi nhiều triển vọng
Phát triển nền du lịch xanh, gắn kết di sản ở Thủ đô Khai mạc Năm Du lịch Quốc gia 2023: Phát triển du lịch xanh và bền vững |
Điểm đến Bà Rịa - Vũng Tàu
Thực trạng này đã được bàn thảo sôi nổi tại Diễn đàn “Phát triển du lịch xanh Việt Nam 2023”, nằm trong khuôn khổ Tuần lễ du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu (BRVT) vừa tổ chức thành công mới đây.
Và không vô cớ mà BRVT là nơi tổ chức diễn đàn quan trọng này bởi lẽ trong quá khứ và hiện tại, đây là địa phương đã đạt nhiều thành tựu trong phát triển DLX, trở thành điểm đến du lịch nổi tiếng khắp trong và ngoài nước.
Đặc sắc chương trình nghệ thuật Tuần lễ du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2023. Ảnh: Việt Du |
Chia sẻ tại diễn đàn, đại diện Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh BRVT cho biết: Tỉnh có bờ biển dài trên 300 km, số giờ nắng cao trong năm, nhiệt độ không khí khá ổn định, không có mùa đông và ít bão. Bờ biển với nhiều bãi cát đẹp có thể sử dụng làm bãi tắm và hình thành các resort cao cấp kết hợp các loại hình du lịch thể thao biển; hệ sinh thái rừng ngập mặn đa dạng, phong phú; nhiều di tích, thắng cảnh và có Côn Đảo linh thiêng, anh hùng…đồng thời tỉnh có hệ thống cơ sở vật chất phục vụ du lịch khá đồng bộ cả về chất lượng và số lượng gồm 1.481 cơ sở lưu trú du lịch.
Bằng những nỗ lực của tỉnh và các doanh nghiệp (DN) kinh doanh du lịch trên địa bàn, đã khắc phục những khó khăn, phục hồi, tăng tốc phát triển ngành du lịch của tỉnh sau đại dịch Covid-19. Tổng lượt khách đến tỉnh trong 10 tháng đầu năm 2023 đạt hơn 12 triệu lượt khách, tăng 21,9 % so cùng kỳ năm 2022; tổng thu từ khách du lịch đạt hơn 13.000 tỷ đồng, tăng 31,61 % so với cùng kỳ năm 2022.
Nghị quyết số 24 của Bộ Chính trị đã định hướng phát triển tỉnh BRVT thành trung tâm kinh tế biển quốc gia, bao gồm cảng biển du lịch và các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, văn hoá, thể thao, các dịch vụ vui chơi giải trí chất lượng cao.
Thực hiện định hướng này, tỉnh BRVT xác định du lịch là một trong bốn trụ cột tập trung phát triển (cùng với công nghiệp, cảng biển và nông nghiệp công nghệ cao). Để đạt được mục tiêu đó, thời gian qua, tỉnh BRVT đã ưu tiên quỹ đất có vị trí thuận lợi để thu hút đầu tư những tổ hợp du lịch quy mô lớn với các thương hiệu quốc tế cao cấp; tập trung nâng cấp sản phẩm du lịch hiện có; phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí trở thành sản phẩm mang tính đặc trưng, phát triển nhanh các loại hình du lịch hỗ trợ.
Tỉnh cũng đã tập trung đầu tư hạ tầng giao thông kết nối các vùng phát triển du lịch, đặc biệt là phát triển giao thông đối ngoại như cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, đường ven biển, Cầu Phước An… Đồng thời chủ động phối hợp các địa phương trong vùng Đông Nam Bộ đẩy mạnh quảng bá, thông tin xúc tiến đầu tư du lịch, chú trọng phát triển nguồn nhân lực du lịch nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.
Theo bà Trần Thị Thu Hiền, Phó Giám đốc Sở Du lịch BRVT: Với những lợi thế về vị trí địa lý, mảnh đất BRVT là cái nôi sớm hình thành và phát triển ngành du lịch và là trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng hấp dẫn, nổi tiếng đối với du khách trong nước và quốc.
Du lịch BRVT có những bước phát triển vượt bậc, xây dựng, phát triển những sản phẩm du lịch chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách, góp phần khẳng định, giữ vững thương hiệu BRVT là một trong những địa phương năng động, sáng tạo trong khu vực miền Đông Nam Bộ.
Đột phá từ chuyển đổi số
Từ lâu, DLX là tiêu chí và cũng là định hướng phát triển của ngành du lịch Việt Nam. Phát biểu tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương cho biết: Phát triển DLX, du lịch bền vững đã trở thành nguyên tắc, xu thế chung trong phát triển du lịch nhiều quốc gia trên thế giới. Tiêu chí “xanh” ngày càng được thị trường coi trọng hơn trong việc lựa chọn điểm đến và sản phẩm du lịch.
Tại Việt Nam, các chính sách, chiến lược, quy hoạch, định hướng phát triển du lịch của Chính phủ trong những năm gần đây đều hướng đến mục tiêu phát triển du lịch bền vững, phát triển DLX gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương, đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Trong tham luận gửi tới diễn đàn, đại diện Liên chi hội Lữ hành Việt Nam cho rằng, DLX trở thành xu hướng cho cả khách quốc tế và nội địa trong suốt hành trình trải nghiệm du lịch của mình. Loại hình này sẽ thúc đẩy các mô hình phát triển bền vững, giúp các địa phương phát triển mà không làm tổn thương tài nguyên du lịch, môi trường; tạo ra các dự án du lịch mới sử dụng nguồn năng lượng tái tạo và tăng cường thực hiện các biện pháp tiết kiệm năng lượng. Góp phần bảo tồn di sản văn hóa và tự nhiên, tạo sự kết nối giữa một bên là DN đưa khách đến, khách du lịch và bên kia là môi trường thiên nhiên, người dân địa phương. Ngoài ra, thúc đẩy DLX sẽ tạo ra cơ hội việc làm và nâng cao thu nhập cho cộng đồng địa phương.
Lễ hội thả diều - sản phẩm du lịch đặc trưng tại thành phố biển Vũng Tàu. Ảnh: Hoàng Hải |
Tuy nhiên hiện nay việc triển khai thực hiện các hoạt động DLX đang gặp phải không ít khó khăn và thách thức nhất định như tình trạng quá tải khách du lịch đang tạo ra áp lực lên tài nguyên, môi trường và cơ sở hạ tầng địa phương; nhận thức của một bộ phận du khách và một số cộng đồng địa phương về DLX còn hạn chế. Khó khăn về nguồn kinh phí cần có để đầu tư vào hạ tầng và các tiện ích hỗ trợ; việc đảm bảo và duy trì nguồn nhân lực nhằm phát triển DLX còn nhiều khó khăn. Vẫn còn nhiều DN du lịch, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ gặp khó khăn tài chính trong các chương trình, hoạt động triển khai DLX trong khi biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng đến khả năng triển khai DLX…
Vì thế để thúc đẩy phát triển DLX, Liên chi hội Lữ hành Việt Nam cho rằng, cần thiết rà soát lại các tiêu chí phát triển DLX của Việt Nam và ban hành bộ tiêu chí phù hợp với bối cảnh mới, trên cơ sở đó có hướng dẫn cụ thể để các địa phương áp dụng thống nhất, dễ dàng chi tiết hóa tiêu chí phù hợp với địa phương mình. Áp dụng mạnh mẽ hiệu quả công nghệ 4.0 vào du lịch; nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương, đơn vị cung cấp dịch vụ, DN du lịch về phát triển DLX; hỗ trợ các chương trình đào tạo cho các đối tượng tham gia vào hoạt động DLX; hỗ trợ hình thành các liên kết, hợp tác giữa DN du lịch, địa phương, cộng đồng; hỗ trợ truyền thông phát triển DLX cũng như có những chính sách cụ thể thiết thực hơn về tài chính…
Bàn về giải pháp phát triển DLX, ông Hoàng Quốc Hòa, Giám đốc Trung tâm Thông tin du lịch, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam cho rằng, chuyển đổi số được xác định là giải pháp đột phá. Đặc biệt việc nâng cao trải nghiệm của khách du lịch được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất nhằm thu hút khách du lịch đến Việt Nam.
Trong tham luận gửi tới diễn đàn, đại diện Công ty CP Đầu tư Du lịch Hà Nội (Hanoi Tourism JSC) cho rằng: Mỗi tỉnh thành của Việt Nam đều có những khu vực sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp… đặc thù gắn với văn hóa riêng bản địa. Đây chính là nguồn tài nguyên, nguồn nguyên liệu phong phú, đa dạng và đầy tiềm năng để cung cấp cho hoạt động du lịch. Du khách tại các đô thị hiện nay đều có nhu cầu định kỳ ra vùng ngoại ô, đến những khu vực có cảnh quan gần gũi thiên nhiên, có thực phẩm sạch, có những người dân địa phương còn giữ phong tục tập quán riêng đặc sắc của dân tộc mình.
Bài toán đặt ra lúc này là làm thế nào để tạo được một sản phẩm DLX thực sự và tạo ra giá trị lợi ích cho cả cộng đồng người dân địa phương, vừa đáp ứng được nhu cầu của du khách, vừa bảo tồn giữ gìn được giá trị nguyên bản, vừa điều tiết để không tác động xấu đến tài nguyên trong tương lai.
“Để thực hiện thành công định hướng phát triển DLX, du lịch bền vững, cần sự chung tay vào cuộc của cả cơ quan quản lý Nhà nước, các DN tham gia cung cấp dịch vụ và hàng hóa phục vụ cho du lịch, các DN kinh doanh du lịch và sự ủng hộ tuân thủ của cộng đồng người dân địa phương, nhất là sự hợp tác của du khách”, đại diện (Hanoi Tourism JSC) nêu ý kiến.
Xuân Tình
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV
Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện
Xem trực tiếp chung kết Miss Universe 2024 ở đâu?
Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” luôn thực chất, hiệu quả
Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024
Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên
Tin khác
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam trưng bày 4 bảo vật quốc gia
Du lịch 03/11/2024 16:46
Lào Cai khởi động chương trình kích cầu du lịch lớn nhất năm 2024
Du lịch 30/10/2024 18:42
Góc nhìn chuyên gia trong ứng dụng công nghệ số vào du lịch
Du lịch 29/10/2024 20:38
Cửa Lò đón hơn 5 triệu lượt khách trong mùa du lịch năm 2024
Du lịch 24/10/2024 21:22
Hơn 2.000 du khách quốc tế đến Khánh Hòa bằng du thuyền
Du lịch 23/10/2024 11:22
Kích cầu du lịch “Nha Trang - Khánh Hòa, đến để yêu”
Du lịch 14/10/2024 13:04
Thiết kế “tour sáng tạo” thăm các công trình lịch sử tinh hoa của Hà Nội
Du lịch 11/10/2024 13:39
Hôm nay 10/10, xe buýt 2 tầng phục vụ miễn phí du khách tham quan Hà Nội
Du lịch 10/10/2024 10:47
Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 khép lại thành công rực rỡ
Du lịch 06/10/2024 22:46
Du lịch Khánh Hòa phấn đấu đạt hơn 10 triệu lượt khách trong năm 2024
Du lịch 05/10/2024 06:37