Du lịch phải luôn luôn gắn liền với thương mại và dịch vụ

(LĐTĐ) Việt Nam là một đất nước có tiềm năng lớn về du lịch. Một ví dụ cụ thể: Chỉ trong 9 ngày nghỉ Tết âm lịch Nhâm Dần 2022, các địa phương đã đón 6,1 triệu khách du lịch nội địa. Ngoài ra, trong đợt thí điểm đón khách quốc tế, chúng ta cũng đã đón 9 nghìn khách du lịch các nước. Doanh thu thực hiện được là 25 nghìn tỉ đồng.
Chuẩn bị mở cửa lại hoạt động du lịch trên cả nước Du lịch tìm cơ hội hút khách bằng tour độc, lạ Mở cửa du lịch trở lại, người dân thành phố Hồ Chí Minh "người mừng kẻ lo"

Thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ về thích ứng an toàn trong phòng dịch và phát triển kinh tế, ngành du lịch cũng như các ngành khác đã vượt qua khó khăn, trở ngại để thực hiện các mục tiêu của ngành trong năm 2022. Cụ thể, đón 65 triệu khách du lịch, trong đó có 5 triệu khách quốc tế, tổng thu đạt 400 nghìn tỉ đồng. Đây là một nhiệm vụ hết sức nặng nề, nhưng nếu có nhiều giải pháp tốt thì cũng có thể vượt qua được.

Du lịch phải luôn luôn gắn liền với thương mại và dịch vụ
Du lịch phải luôn luôn gắn liền với thương mại và dịch vụ

Câu hỏi đặt ra là, trong năm nay và những năm tiếp theo khách nội địa và khách quốc tế đi đến các địa điểm không chỉ để ăn, nghỉ, vui chơi tại chỗ mà họ còn đi đến các nơi để thăm quan, mua sắm, hưởng các dịch vụ khác mà họ có nhu cầu. Chính vì lý do này phải đặt vấn đề, muốn đạt được hiệu quả cao trong phục vụ thì “ngành du lịch phải luôn luôn gắn với thương mại và dịch vụ”. Đây là một đòi hỏi tất yếu khách quan trong quá trình phát triển du lịch ở Việt Nam ngày càng bền vững và có hiệu quả vững chắc. Đồng thời, cũng là nhu cầu của các địa phương, các doanh nghiệp khi đón tiếp khách du lịch đến với mình.

Câu hỏi đơn giản đó là, ngoài chi tiêu cho dịch vụ lưu trú… tại khách sạn, thì du lịch các địa phương phải phối hợp với các ngành, trong đó có ngành thương mại bao gồm: Siêu thị, trung tâm thương mại, chợ và các nơi tham quan mua sắm khác. Rõ ràng sự đa dạng của hàng hoá tiêu dùng mới lạ, cùng những quà lưu niệm tại các địa phương phải được hết sức quan tâm, đầu tư, tạo sức thu hút mạnh mẽ đối với các du khách. Nói theo kiểu dân gian là: Làm thế nào để khách móc hầu bao tiêu bằng hết tiền trong túi.

Thành công được hay không chính là sự chuẩn bị hết sức chu đáo của hai ngành thương mại du lịch với các công việc phức tạp, mang tính khoa học cao như: Bố trí tour đi một cách hợp lý, khoa học để khách đến được các điểm thăm quan, mua sắm một cách thoải mái trong lịch trình của mình.

Riêng đối với ngành thương mại, cần chuẩn bị quỹ hàng hoá phù hợp với từng khách hàng trong nước và nước ngoài. Hàng hoá phải luôn luôn đổi mới, lắng nghe ý kiến của khách một cách cầu thị và tư duy đổi mới. Chất lượng hàng hoá phải đảm bảo, mang tính đặc trưng nổi tiếng của địa phương và các vùng miền trên cả nước. Thực hiện khẩu hiệu “vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi” tạo niềm tin bền vững, những sự phục vụ trong quá trình lưu lại cần tạo dấu ấn với mọi đối tượng khách hàng dù là khó tính nhất. Phương châm để khách hàng tuyên truyền, quảng bá cho thương hiệu và hàng hoá của mình là tốt nhất.

Trong câu chuyện ở trên chúng ta thấy rõ một sự phối hợp đồng bộ, chân thành mang tính hợp tác chia sẻ cao. Câu chuyện về lợi ích trong sự phối hợp này có lẽ cũng phải đề cập tới và mặc dù có thể là rất mới mẻ bởi du lịch Việt Nam hiện nay, sự phối hợp giữa các ngành: Vận tải, hàng không, du lịch, thương mại dịch vụ vẫn còn bị chia cắt; chuỗi giá trị thực hiện được trong một tour trong và ngoài nước về cơ bản, ngành nào hưởng thụ lợi nhuận của ngành đó, chưa cùng nhau bàn cách chia sẻ lợi nhuận một cách nhân văn và minh bạch, công khai như một số nước đã làm.

Du lịch phải luôn luôn gắn liền với thương mại và dịch vụ
Du lịch Việt Nam hiện vẫn đơn thuần là giới thiệu các danh lam thắng cảnh, chưa có các địa điểm vừa thăm quan, vừa mua sắm

Một ví dụ cụ thể cho thấy: Tấm vé máy bay giá rẻ của hãng hàng không của một nước, nó không chỉ đơn thuần là sáng kiến để nhằm thu hút khách cho riêng mình, mà là có sự bàn bạc, thấu đáo giữa các hãng hàng không với ngành du lịch, thương mại ở nước đó. Hãng hàng không ngoài việc thu tiền vé máy bay, họ còn được hưởng thêm lợi nhuận do sự chia sẻ lợi nhuận của các khách sạn, cửa hàng, siêu thị đã phục vụ hành khách khi sức hút du lịch được tăng lên gấp bội với giá vé máy bay cực kì hấp dẫn.

Qua câu truyện ở trên cho ta thấy một điều là, sự kết hợp hữu cơ và tất yếu khách quan của hai ngành thương mại du lịch và các ngành khác như hàng không, vận tải, hải quan… Đây là một vấn đề không phải là mới, nhưng chưa phải là phổ biến và càng không phải là dễ làm bởi, trong các cuốn cẩm nang du lịch giới thiệu với khách ở hầu hết các địa phương ở Việt Nam, đơn thuần chỉ là các danh lam thắng cảnh đưa khách đến, chưa có các địa điểm vừa thăm quan, vừa mua sắm như các nước phát triển đã làm trước chúng ta từ nhiều năm nay.

Hiệu quả của việc đón khách du lịch chỉ trọn vẹn và hiệu quả, tạo giá trị gia tăng chung khi cả khách sạn, nhà hàng, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại… đều có doanh thu và lợi nhuận trong các mùa du lịch hàng năm của một đất nước.

Việt Nam chúng ta đi sau, cần học hỏi cách suy nghĩ, cách làm của các quốc gia đi trước, góp phần vào việc thực hiện nhiệm vụ đón khách du lịch trong năm 2022 và những năm tiếp theo. Chúng ta tin tưởng trong 5-10 năm tới, Việt Nam trở thành một địa điểm du lịch và mua sắm hàng hoá xứng danh là: “Thiên đường du lịch, thăm quan, mua sắm hàng hoá” của khu vực châu Á và thế giới, được sự hỗ trợ của những chính sách ở tầm vĩ mô của Nhà nước và sự cố gắng chủ quan của các doanh nghiệp thương mại du lịch, chắc chắn sẽ gặt hái những quả ngọt đầu mùa sau 2 năm đại dịch 2020-2021.

Chuyên gia Vũ Vinh Phú

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mong Báo tiếp tục đồng hành cùng các cấp chính quyền

Mong Báo tiếp tục đồng hành cùng các cấp chính quyền

(LĐTĐ) Là một trong những cơ quan truyền thông chủ lực của thành phố Hà Nội, trong suốt 3 thập kỷ qua, báo Lao động Thủ đô không chỉ thực hiện ...
Người bạn đồng hành vì công lý

Người bạn đồng hành vì công lý

(LĐTĐ) Đến thời điểm này, tôi may mắn được làm về mảng pháp luật đã ngót nghét 20 năm, kể từ ngày bắt đầu làm phóng viên. Phóng viên phụ trách ...
Góc nhìn đa chiều từ nơi gần dân nhất

Góc nhìn đa chiều từ nơi gần dân nhất

(LĐTĐ) Trong suốt hành trình phát triển, báo Lao động Thủ đô đã đóng góp tích cực vào công tác tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, ...
Sân chơi bổ ích của đoàn viên, người lao động

Sân chơi bổ ích của đoàn viên, người lao động

(LĐTĐ) Là cơ quan của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội - tiếng nói của tổ chức Công đoàn và công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), ngay ...
Bạn đồng hành tin cậy của đoàn viên, người lao động

Bạn đồng hành tin cậy của đoàn viên, người lao động

(LĐTĐ) Không ngừng nỗ lực, cố gắng, quyết tâm với mục tiêu bền bỉ: “Vì bạn đọc thân yêu, vì người lao động”, báo Lao động Thủ đô đã từng bước ...
Ở đâu “khó” ở đó có phóng viên

Ở đâu “khó” ở đó có phóng viên

(LĐTĐ) Thời gian qua, báo Lao động Thủ đô luôn đồng hành cùng đoàn viên, người lao động, đặc biệt là những người lao động không may rơi vào hoàn cảnh ...
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm và làm việc tại Khánh Hòa

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm và làm việc tại Khánh Hòa

(LĐTĐ) Sáng 1/4, trong chuyến công tác tại Khánh Hòa, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn công tác đến thăm Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa; ...

Tin khác

Từ ngày 13-16/4: Nhiều hoạt động xúc tiến du lịch tại Hội chợ VITM Hà Nội 2023

Từ ngày 13-16/4: Nhiều hoạt động xúc tiến du lịch tại Hội chợ VITM Hà Nội 2023

(LĐTĐ) Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2023 sẽ diễn ra trong 4 ngày (từ ngày 13-16/4/2023) tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, 91 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Trung Quốc và Việt Nam khởi động tuyến du lịch vàng "Hai quốc gia - Sáu điểm đến"

Trung Quốc và Việt Nam khởi động tuyến du lịch vàng "Hai quốc gia - Sáu điểm đến"

(LĐTĐ) Chiều 28/3, Sở Du lịch thành phố Hà Nội phối hợp với Sở Du lịch các địa phương Lào Cai, Quảng Ninh, Hải Phòng cùng với Châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) tổ chức Hội nghị xúc tiến khởi động tuyến du lịch vàng "Hai quốc gia - Sáu điểm đến" của Trung Quốc và Việt Nam.
Chạm mây trên đỉnh Nhìu Cồ San

Chạm mây trên đỉnh Nhìu Cồ San

(LĐTĐ) Vài năm trở lại đây, Nhìu Cồ San - ngọn núi cao thứ 9 tại Việt Nam trở thành điểm đến thu hút du khách đam mê chinh phục. “Cuối tuần trekking (leo núi du lịch) Nhìu Cồ San không?”, câu hỏi vu vơ của một người bạn là cơ duyên để chúng tôi quyết định khám phá đỉnh núi này vào những ngày cuối tháng 2.
Tháng Ba - Mùa hoa gạo đỏ

Tháng Ba - Mùa hoa gạo đỏ

(LĐTĐ) Cứ vào mỗi độ tháng Ba, khi nắng non bắt đầu thắp dần trên những hàng cây già cũng là lúc ở một số vùng ngoại thành Hà Nội, những cây hoa gạo bắt đầu nở rộ như thắp lửa trên những khung trời.
Hà Nội đón hơn 2 triệu lượt khách du lịch trong tháng 3

Hà Nội đón hơn 2 triệu lượt khách du lịch trong tháng 3

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Sở Du lịch Hà Nội, trong tháng 3/2023, Thủ đô Hà Nội đón 2,09 triệu lượt khách, tăng 38,3% so với cùng kỳ 2022, tăng 13% so với tháng 2/2023.
Khai mạc Năm Du lịch Quốc gia 2023: Phát triển du lịch xanh và bền vững

Khai mạc Năm Du lịch Quốc gia 2023: Phát triển du lịch xanh và bền vững

(LĐTĐ) Lễ khai mạc Năm Du lịch Quốc gia 2023 với chủ đề "Bình Thuận - Hội tụ xanh" đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức tối 25/3 tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Lễ khai mạc.
Nhiều hoạt động quy mô tại Lễ hội Du lịch Hà Nội 2023

Nhiều hoạt động quy mô tại Lễ hội Du lịch Hà Nội 2023

(LĐTĐ) Lễ hội Du lịch Hà Nội 2023 do Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch thành phố Hà Nội tổ chức với chủ đề "Kết nối di sản phát triển du lịch" đang diễn ra tại phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm.
Hành trình “chạm đến trái tim du khách” cần bắt đầu bằng “nụ cười”

Hành trình “chạm đến trái tim du khách” cần bắt đầu bằng “nụ cười”

(LĐTĐ) Để giữ chân du khách, khiến họ yêu mến một vùng đất và mong muốn quay trở lại, đôi khi chỉ cần những điều vô cùng đơn giản, đó là một nụ cười và hành động cúi chào thân thiện.
Đến núi Bà Đen Tây Ninh, vãn những chùa nào?

Đến núi Bà Đen Tây Ninh, vãn những chùa nào?

(LĐTĐ) Vốn là nơi ẩn cư của nhiều nhà tu hành từ xa xưa, núi Bà Đen - nơi thờ vị nữ thần chủ (Linh Sơn Thánh Mẫu) đã trở thành nơi tụ hội tâm linh của vùng Nam bộ. Trên núi có nhiều chùa, am, động, miếu… tạo thành một hệ thống thờ tự đa dạng.
Ra mắt tour du lịch mới “Tìm về kinh đô người Việt cổ”

Ra mắt tour du lịch mới “Tìm về kinh đô người Việt cổ”

(LĐTĐ) Ngày 24 đến 26/3, sản phẩm du lịch mới kết nối Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) với tên gọi “Tìm về kinh đô người Việt cổ” sẽ ra mắt du khách. Đây là một trong những hoạt động nổi bật nằm trong khuôn khổ Lễ hội Du lịch Hà Nội 2023.
Xem thêm
Phiên bản di động