Du lịch làng nghề: Vì sao kém sức hút?

Du lịch gắn với làng nghề không phải là chuyện mới, nhưng trong giai đoạn hiện nay, nó được xem là một trong những loại hình thu hút khách du lịch quốc tế. Bên cạnh những lợi ích kinh tế, du lịch làng nghề còn góp phần bảo tồn và phát huy những bản sác văn hóa độc đáo của từng vùng, miền… Tuy nhiên, trên thực tế, du lịch làng nghề vẫn không thu hút du khách, vậy đâu là nguyên nhân?.
tin nhap 20160708093120 Liên hoan Du lịch Làng nghề truyền thống Hà Nội 2014

Chưa tự khẳng định được thế độc tôn

Làng nghề truyền thống ở nước ta có bề dày về lịch sử và tiềm năng du lịch rất lớn. Ngành Du lịch và các địa phương đã có những nghiên cứu và đưa ra chiến lược phát triển cụ thể cho từng vùng miền, từng làng nghề với mục đích xây dựng quy hoạch tổng thể; đồng thời, đẩy mạnh hoạt động kinh tế thông qua "xuất khẩu tại chỗ" các mặt hàng lưu niệm, thủ công mỹ nghệ. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, vấn đề phát triển du lịch làng nghề ở Việt Nam vẫn chưa đạt kết quả như mong muốn, do đó khiến du lịch làng nghề ngày càng không thu hút du khách.

tin nhap 20160708093120
Bên cạnh việc khẳng định thương hiệu, mỗi làng nghề cần phải có những sản phẩm gần gũi với cuộc sống.

Theo chia sẻ của bạn Bảo Ninh - hướng dẫn viên Công ty du lịch Itour - vài năm trở lại đây, các tour du lịch làng nghề đã có dấu hiệu giảm nhiệt, lý do là bởi tại các làng nghề chưa có nhiều chương trình thu hút, đáp ứng sự khám phá của du khách. Ngay cả việc du khách thăm quan tại các làng nghề, công đoạn sản xuất là một trong những điểm dễ thu hút khách du lịch nhất, song nếu không đặt lịch trước cũng sẽ không được đáp ứng. Vì thế, dẫn đến việc nhàm chán, đơn điệu khi du khách thăm quan làng nghề. “So với các nước trong khu vực, du lịch làng nghề ở nước ta không thua kém, thậm chí là có bề dày về lịch sử, gắn liền với những câu chuyện, văn hóa, phong tục tập quán. Tuy nhiên, sản phẩm du lịch làng nghề lại không phong phú, sản phẩm thiết yếu với cuộc sống còn hạn chế, chủ yếu là sản phẩm giới thiệu xuất khẩu, vì thế gây nhàm chán, đơn điệu. Nếu không thay đổi, chắc chắn du lịch làng nghề sẽ không thể phát triển như mong đợi” – chị Ninh cho hay.

Liên kết để phát triển bền vững

Theo ông Vũ Quốc Trí - Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế (Tổng cục Du lịch), để du lịch làng nghề có thể phát triển theo đúng chiến lược phát triển du lịch đến năm 2020, thì điều quan trọng nhất nằm ở chiến lược phát triển của mỗi làng nghề, kết hợp với việc xúc tiến quảng bá du lịch và đào tạo nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, để du lịch làng nghề phát huy được hiệu quả, cần phải tập trung xử lý được 3 vấn đề cốt lõi đó là: Giá trị kinh tế, xã hội và môi trường.

Theo thông tin từ Hiệp hội làng nghề Việt Nam, hiện tại ở Việt Nam có khoảng hơn 3.000 làng nghề, trong đó có gần 500 làng nghề truyền thống, với các nhóm ngành nghề, sản phẩm thiết yếu gắn liền với cuộc sống như: Gốm sứ, lụa tơ tằm, mây tre đan, gỗ…tiềm năng là vậy, nhưng du khách đến với làng nghề vẫn rất ít. Một số doanh nghiệp chuyên về lữ hành, du lịch cho hay, hiện tại khách trong nước đến với làng nghề chủ yếu vẫn là học sinh tiểu học, THCS; đối với khách nước ngoài, du lịch làng nghề thực sự thu hút du khách, bởi họ thích khám phá, tìm hiểu, tuy nhiên trước thực trạng đơn điệu, sản phẩm làng nghề không thiết thực khiến du khách đến một lần và không muốn quay trở lại.

Bên cạnh đó, một lý do “cố hữu” khiến du lịch làng nghề tại Việt Nam vẫn chưa thu hút được du khách như mong đợi, đó chính là yếu tố môi trường, sản phẩm làng nghề bị trà trộn với sản phẩm kém chất lượng. Đa số làng nghề ở nước ta đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi quá trình đô thị hóa, không gian làng nghề bị phá vỡ bởi sự phát triển manh mún, thiếu tập trung và chưa có sự liên kết đồng bộ giữa doanh nghiệp và người dân tại các làng nghề. Những vấn đề nêu trên có thể dễ dàng nhận thấy tại một số làng nghề nổi tiếng như: Gốm Bát Tràng, lụa Vạn Phúc, mây tre đan Phú Vinh…

Theo ông Vũ Quốc Trí, Phó Vụ trưởng Vụ hợp tác quốc tế (Tổng cục du lịch), câu chuyện tìm “tiếng nói chung” giữa ngành du lịch và các làng nghề trong vấn đề liên kết, hợp tác cùng phát triển không phải là vấn đề mới. Tại rất nhiều cuộc họp, nhiều ý kiến đã đề cập rất rõ và cụ thể về vấn đề này, nhưng vẫn chưa được quan tâm đúng mực, du lịch vẫn một đường và làng nghề vẫn làm một nẻo và chưa gặp nhau.

Cũng theo ông Trí, để du lịch làng nghề có thể phát triển theo đúng Chiến lược phát triển du lịch đến năm 2020, thì điều quan trọng nhất nằm ở chiến lược phát triển của mỗi làng nghề, kết hợp với việc xúc tiến quảng bá du lịch và đào tạo nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, để du lịch làng nghề phát huy được hiệu quả, cần phải tập trung xử lý được 3 vấn đề cốt lõi đó là: Giá trị kinh tế, xã hội và môi trường. “Các doanh nghiệp phải tạo sự liên kết chặt chẽ với các làng nghề để phát huy được những thế mạnh, tiềm năng du lịch, kinh tế tại mỗi làng nghề du lịch. Từ đó, họ sẽ biết được những sản phẩm, loại hình nào thu hút được du khách, loại hình nào có giá trị kinh tế, để từ đó tạo ra những tour du lịch chuyên nghiệp, đảm bảo an ninh, an toàn du lịch giúp du lịch làng nghề phát triển hiệu quả và bền vững” – ông Trí cho hay.

Tuấn Minh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thường Tín: Phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

Thường Tín: Phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 4/5, Ủy ban nhân dân (UBND) và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thường Tín tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024. Dự Hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Huy Khánh - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố; Nguyễn Tiến Minh - Thành ủy viên, Bí thư Huyện ủy; Tạ Hữu Thọ - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện Thường Tín; Nguyễn Xuân Minh - Chủ tịch UBND huyện Thường Tín…
Khơi sức mạnh từ kinh tế tư nhân

Khơi sức mạnh từ kinh tế tư nhân

(LĐTĐ) Kinh nghiệm quốc tế cũng như trong nước cho thấy, cải cách mạnh mẽ, cải thiện môi trường kinh doanh là hỗ trợ thiết thực, hiệu quả và có giá trị nhất đối với doanh nghiệp tư nhân trong thời kỳ sau khủng hoảng. Đây cũng là thời điểm để tạo đột phá về cải cách, qua đó giúp địa phương cũng như nền kinh tế phục hồi và phát triển.
Nhiều gói hỗ trợ về thuế cho người dân và doanh nghiệp

Nhiều gói hỗ trợ về thuế cho người dân và doanh nghiệp

(LĐTĐ) Theo tính toán, việc áp dụng chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho 6 tháng cuối năm 2024 sẽ giảm thu khoảng 24 nghìn tỷ đồng. Tính trung bình sẽ giảm khoảng 4 nghìn tỷ đồng/tháng; trong đó giảm ở khâu nội địa dự kiến là 2,5 nghìn tỷ đồng/tháng và giảm ở khâu nhập khẩu khoảng 1,5 nghìn tỷ đồng/tháng.
Đồi A1 trong những ngày kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đồi A1 trong những ngày kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Đồi A1 nằm ở phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, nơi từng diễn ra những trận đánh ác liệt nhất, kéo dài nhất, có tính chất quyết định chiến dịch Điện Biên Phủ.
Phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động năm 2024

Phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 4/5, Công đoàn các Khu Công nghiệp và chế xuất (KCN&CX) Hà Nội tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024. Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Phạm Quang Thanh và Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Phó Trưởng Ban Quản lý các KCN&CX Hà Nội Trần Anh Tuấn tới dự chương trình.
Cải cách tiền lương mới từ 1/7 bảo đảm công bằng, không tăng giá vào thời điểm tăng lương

Cải cách tiền lương mới từ 1/7 bảo đảm công bằng, không tăng giá vào thời điểm tăng lương

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu chuẩn bị kỹ, báo cáo cấp có thẩm quyền để thực hiện cải cách tiền lương mới từ 1/7/2024, bảo đảm công bằng, tổng thể, thống nhất. Quán triệt tăng cường quản lý giá cả, thị trường, Thủ tướng nhấn mạnh không tăng giá đột ngột, không tăng giá nhiều mặt hàng trong cùng một thời điểm, không tăng giá vào thời điểm tăng lương.
Chiến sĩ Điện Biên xúc động ôn lại kỷ niệm tham gia chiến dịch

Chiến sĩ Điện Biên xúc động ôn lại kỷ niệm tham gia chiến dịch

(LĐTĐ) Đại tá Nguyễn Thụ cho hay, ông rất vinh dự và tự hào vì đã đóng góp một phần công sức của mình vào thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ và càng xúc động hơn khi được trực tiếp đánh vào cứ điểm A1 - nơi trận chiến ác liệt nhất của chiến dịch.

Tin khác

Khơi sức mạnh từ kinh tế tư nhân

Khơi sức mạnh từ kinh tế tư nhân

(LĐTĐ) Kinh nghiệm quốc tế cũng như trong nước cho thấy, cải cách mạnh mẽ, cải thiện môi trường kinh doanh là hỗ trợ thiết thực, hiệu quả và có giá trị nhất đối với doanh nghiệp tư nhân trong thời kỳ sau khủng hoảng. Đây cũng là thời điểm để tạo đột phá về cải cách, qua đó giúp địa phương cũng như nền kinh tế phục hồi và phát triển.
Nhiều gói hỗ trợ về thuế cho người dân và doanh nghiệp

Nhiều gói hỗ trợ về thuế cho người dân và doanh nghiệp

(LĐTĐ) Theo tính toán, việc áp dụng chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho 6 tháng cuối năm 2024 sẽ giảm thu khoảng 24 nghìn tỷ đồng. Tính trung bình sẽ giảm khoảng 4 nghìn tỷ đồng/tháng; trong đó giảm ở khâu nội địa dự kiến là 2,5 nghìn tỷ đồng/tháng và giảm ở khâu nhập khẩu khoảng 1,5 nghìn tỷ đồng/tháng.
Giá vàng miếng SJC tăng thần tốc, tiến sát 86 triệu đồng/lượng

Giá vàng miếng SJC tăng thần tốc, tiến sát 86 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Trong khi giá vàng thế giới liên tục giảm nhẹ và đi ngang với mức 2.301 USD/ounce. Trong nước, giá vàng miếng SJC bất ngờ lập kỷ lục mới, cao nhất từ trước đến nay, giao dịch ở mức 85.9 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn 74.8 triệu đồng/lượng.
Hội Doanh nghiệp Hà Tĩnh phía Nam tổ chức giải golf chào mừng ngày thành lập

Hội Doanh nghiệp Hà Tĩnh phía Nam tổ chức giải golf chào mừng ngày thành lập

(LĐTĐ) Giải đấu hứa hẹn đầy hấp dẫn và thách thức, với các giải thưởng lớn như: Hole In One là 2 chiếc xe Mecerdes, các giải thưởng tiền mặt, quà tặng lên đến 10 tỷ đồng.
Đề xuất giảm tiếp 2% đối với thuế GTGT trong 6 tháng tới

Đề xuất giảm tiếp 2% đối với thuế GTGT trong 6 tháng tới

(LĐTĐ) Chính phủ vừa có Tờ trình số 177/TTr-CP trình Quốc hội về kết quả thực hiện việc giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo Nghị quyết số 110/2023/QH15 ngày 29/11/2023 của Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.
Giá vàng quay đầu giảm mạnh

Giá vàng quay đầu giảm mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (3/5), trên thị trường quốc tế, giá vàng quay đầu giảm mạnh sau khi Mỹ công bố thêm thông tin về số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu khá tích cực.
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu vàng miếng vào sáng ngày 3/5

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu vàng miếng vào sáng ngày 3/5

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước vừa phát đi thông báo cho biết, sẽ tiếp tục đấu thầu vàng miếng vào 9h sáng mai (3/5).
Xăng giảm 8 đồng/lít từ 15h ngày 2/5

Xăng giảm 8 đồng/lít từ 15h ngày 2/5

(LĐTĐ) Liên Bộ Tài chính - Công Thương vừa phát đi thông báo cho biết, trong kỳ điều hành giá ngày 2/5, từ 15h, giá xăng được điều chỉnh tăng giảm đan xen. Trong đó, xăng E5 RON 92 được điều chỉnh giảm 8 đồng/lít; xăng RON 95 được điều chỉnh tăng 40 đồng/lít.
Phát triển Điện mặt trời mái nhà cần đảm bảo an toàn với vận hành hệ thống điện

Phát triển Điện mặt trời mái nhà cần đảm bảo an toàn với vận hành hệ thống điện

(LĐTĐ) Hiện nay, việc phát triển Điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, ĐMTMN có những đặc điểm riêng cần được lưu ý trong quá trình phát triển, cũng như trong quá trình xây dựng các chính sách, chiến lược về năng lượng nói chung. Trong đó, ảnh hưởng của ĐMTMN đối với vận hành hệ thống điện là những vấn đề cần sự đánh giá sát sao.
Giá xăng ngày 2/5 sẽ tiếp tục được điều chỉnh tăng?

Giá xăng ngày 2/5 sẽ tiếp tục được điều chỉnh tăng?

(LĐTĐ) Trước diễn biến của giá xăng dầu thế giới, theo dự báo của các chuyên gia, giá xăng ngày 2/5 dự báo sẽ được điều chỉnh tăng theo xu hướng giá xăng dầu thế giới. Nếu cơ quan quản lý không chi quỹ bình ổn, giá xăng E5 RON 92 và xăng RON 95 có thể tăng nhẹ từ 50 - 90 đồng/lít.
Xem thêm
Phiên bản di động